Học hỏi ngay những mẹo nhỏ để bảo quản máy ảnh tốt hơn
Mặc dù các máy ảnh DSLR hay Mirrorless đều có thiết kế rất bền và chắc chắn. Tuy nhiên nếu sử dụng sai cách, bạn vẫn có thể khiến máy ảnh của mình dễ dàng hỏng hóc. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản máy ảnh tốt hơn và giữ lại chất lượng tốt trong quá trình chụp ảnh.
Nội Dung
Hãy sử dụng Filter và Hood cho ống kính
Việc sử dụng filter sẽ giúp bạn tránh được những vết trầy xước gây ra do rơi hay va đập. Ngoài ra, việc thay thế một filter rẻ hơn nhiều so với sửa chữa ống kính.
Bạn đang xem: Học hỏi ngay những mẹo nhỏ để bảo quản máy ảnh tốt hơn
Ngoài Filter thì Hood cũng là phụ kiện bạn nên sử dụng. Không chỉ có tác dụng tránh được hiện tượng flare, ghosting mà Hood cũng giảm nguy cơ hư hại cho ống kính khi không may va đập vào tường, cạnh bàn,…
Đừng nhầm lẫn giữa “WATER RESISTANT” và “WATERPROOF”
Đây là 2 khái niệm gần giống nhau nên rất dễ bị người dùng hiểu sai. Về cơ bản, “waterproof” là chỉ các thiết bị có khả năng chống nước hoàn toàn. Ví dụ như một số máy ảnh có thể sử đụng để chụp hình khi bạn lặn dưới biển. Còn “water resistant” là chỉ các thiết bị có khả năng chống nước ở một giới hạn nhất định nào đó.
Xem thêm : Ảnh RAW là gì và ưu điểm của ảnh RAW
Vì vậy đối với các máy ảnh ghi “water resistant”, bạn đừng dại gì mà ngâm ngay máy xuống dưới nước. Mặc dù một số máy có thể sử dụng dưới các cơn mưa nhỏ, trong điều kiện không khắc nghiệt nhưng tốt nhất, bạn hãy luôn giữ máy ảnh của mình khô ráo vì chỉ cần bạn quên đóng lắp thẻ nhở, lỏng nắp cao su che phần kết nối cũng khiến máy bị hư hại.
Cẩn thận khi thay ống kính
Khi bạn chụp ngoại cảnh, nếu cần phải thay ống kính, hãy tìm một nơi kín gió để tránh bụi bẩn bay vào bên trong ống kính và cảm biến. Khi bụi bay vào, chúng có thể làm xước mặt cảm biến của bạn hay mặt gương máy ảnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên tắt máy mỗi khi cần phải thay ống kính để tránh bụi bay trực tiếp vào cảm biến. Đồng thời, bạn cũng nên sử dụng chế độ tự động lau cảm biến trên máy ảnh khi khởi động.
Không hướng ống kính về phía mặt trời quá lâu
Khi chụp ngược sáng, để bảo vệ mất, bạn hãy chuyển qua chế độ Live-view để nhìn trên màn hình thay vì nhìn trực tiếp qua viewfinder. Đối với các ống kính tele, bạn không nên hướng ống kính về phía mặt trời quá lâu, do sự khuếch đại sẽ vô tình “nung” phần nhựa ở bên trong máy ảnh. Dưới đây là hình ảnh môt phần nhựa đã bị ánh sáng mặt trời “nung” nóng khi vô tình để ống kính 600mm F4 chĩa thẳng về hướng mặt trời trong vài phút.
Tháo pin khi lâu ngày không sử dụng
Nếu bạn không cần phải sử dụng máy ngay, thì nên tháo pin khỏi máy để bảo quản. Vì kể cả khi tắt máy, một lượng pin vẫn được sử dụng khiến pin phải cung cấp năng lượng liên tục và cạn kiệt. Điều này khiến tuổi thọ của pin nhanh chóng bị hư hại.
Không để máy ảnh trong hành lý ký gửi khi đi máy bay
Xem thêm : Check Shot máy ảnh Sony – Dễ như ăn cháo
Khi di chuyển bằng máy bay, tốt nhất bạn nên xách tay theo máy ảnh của mình. Bạn có thể để cáp, sạc, pin, điều khiển,… ở trong va li ký gửi nhưng với ống kính, máy ảnh, đèn flash, filter bạn nên xách tay theo bên mình. Các balo máy ảnh chuyên dụng hay các vali máy ảnh nhỏ là những giải pháp hoàn hảo khi di chuyển bằng máy bay.
Thường xuyên vệ sinh cả máy ảnh, ống kính và balo
Nếu bạn thường xuyên vệ sinh ống kính, máy ảnh nhưng lại quên vệ sinh balo thì tất cả sẽ trở nên vô nghĩa. Tùy vào môi trường bạn sử dụng mà các bạn hãy nhớ vệ sinh balo máy ảnh của mình. Nếu thường xuyên phải chụp tại các khu vực có nhiều gió và bụi, bạn nên vệ sinh ống kính, máy ảnh và balo sau mỗi ngày làm việc.
Cập nhật firmware mới nhất cho máy ảnh
Để sữa các lỗi và thêm một số tính năng mới, bạn hãy thường xuyên kiểm tra và cập nhật firmware máy ảnh của mình. Một số bản cập nhật sẽ cải thiện các tính năng quan trọng như khả năng lấy nét tự động nhanh và chính xác hơn.
Để hạn chế các lỗi có thể xảy ra, bạn nên cập nhật và làm theo hướng dẫn chính thức từ trang chủ nhà sản xuất máy ảnh mình sử dụng.
Hy vọng với một vài mẹo nhỏ đơn giản này sẽ làm cho thiết bị máy ảnh của bạn hoạt động trơn tru hơn.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh