Kỹ thuật Panning | Cách chụp ảnh lia máy đẹp và không bị nhòe
[ HƯỚNG DẪN CHỤP ẢNH LIA MÁY GỒM BÀI VIẾT LẪN VIDEO CHI TIẾT CUỐI BÀI]
Xin chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách chụp ảnh lia máy đẹp, thuật ngữ của nó là Panning. Đầu tiên mình giới thiệu qua, đây là cách chụp ảnh với phông nền bị nhòe do chuyển động và chủ thể vẫn nét tạo nên hình ảnh như đang chuyển động nhìn rất sống động.
Bạn đang xem: Kỹ thuật Panning | Cách chụp ảnh lia máy đẹp và không bị nhòe
Máy ảnh, lens, thông số, cách lấy nét để chụp ảnh lia máy thế nào ?
Xem thêm : Bỏ túi ngay 3 cách để làm sáng ảnh chụp chân của bạn khi chụp vào ban đêm với máy ảnh EOS
– Về máy ảnh thì các bạn có thể sử dụng body nào mà các bạn đang có như canon 700D, Nikon D7100, Sony A6300…, về lens thì mình khuyên các bạn nên sử dụng các lens có tiêu cự trên 50mm nhằm mục đích hình có hiệu ứng xóa phông bằng tiêu cự làm nổi bật chủ thể hơn, thứ hai là dễ tiếp cận đối tượng từ xa, nghĩa là mình không cần phải tiến sát chủ thể. Loại lens mình thường dùng lens là lens Fix có tiêu cự cố định là 85mm. Mình thích lens fix vì những lens này có độ nét rất căng. Các bạn cũng có thể sử dụng lens zoom như 24-70 hay 24-105…
– Về thông số chụp ảnh lia máy thì mình thường setup như sau: ISO mình thường để thấp nhất, có thể tăng lên nếu trời hơi tối. Tốc độ màn trập các bạn để trong khoảng từ 1/15 – 1/40 giây, Nếu các bạn tập chụp lần đầu sợ rung nhòe hình thì có thể để tốc nhanh khoảng 1/40 hay 1/50 cho quen, nếu quen rồi thì có thể để 1/30 giây hoặc 1/15 giây chẳng hạn. Khẩu độ các bạn khép khẩu sâu trong tầm khoảng F/8 – F/11 là ok. Về lấy nét mình chọn chế độ lấy nét 1 lần (AF-S) và lấy trung tâm. Nếu các máy xịn lấy nét tự động tốt các bạn có thể lấy nét chuyển động (AF-C) hay chế độ lấy nét tự động (AF-A).
Nội Dung
Cách chụp ảnh lia máy panning đẹp mà không bị nhòe:
Các bạn xác định vị trí vật thể chuyển động từ lúc vật thể lọt vào ống kính và lúc vật thể đi ra khỏi tầm ngắm ống kính. Sau đây mình sẽ minh họa bằng 1 hình ảnh do mình vẽvẽ:
Như các bạn đã thấy nếu nhìn vào hình vẽ sẽ có 2 trường hợp xảy ra đó là vật thể sẽ di chuyển từ bên trái qua là từ vị trí D sang vị trí C, và vật thể di chuyển từ bên phải qua là từ B sang C. và A là vị trí của người chụp ảnh.
Sau đây mình hướng dẫn cách chụp từ bên phải qua tức là vật thể di chuyển từ B qua C. Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đứng ở vị trí A và mẫu của bạn mình ví dụ là người chạy xe máy chạy từ vị trí B qua C (B, C, D) nằm giữa khung hình máy ảnh có nghĩa là B nằm bên bên phải trong ống ngắm mà bạn thấy và vị trí D nằm bên trái.
Cách chụp: Khi mẫu ở vị trí B đang chạy xe lệch bạn 45 độ bên phải thì bạn sẽ di chuyển máy ảnh qua phải cho B lọt vào vị trí lấy nét trung tâm sau đó bấm nửa cò lấy nét và khóa nét lại, sau đó các bạn di chuyển máy từ từ theo B đi qua C. Khi B tới vị trí của C có nghĩa là A (Vị tí của bạn) và C đã vuông góc với nhau, lúc này bạn bấm nút chụp. Và ở vật thể từ D qua C vị trí ngược lại cũng tương tự. Khoảng cách của AB = AC và AC=AD để ảnh không bị out do khách cách chụp và khoảng cách lấy nét khác nhau. Tốc độ lia máy phụ thuộc vào chủ thể di chuyển, chủ thể di chuyển nhanh thì lia nhanh, chủ thể di chuyển chậm thì lia chậm…
VIDEO HƯỚNG DẪN CHỤP ẢNH PANNING
Xem thêm : Hướng dẫn chụp ảnh tiệc, sự kiện | Thiết lập thông số máy ảnh, đèn flash, tư vấn chọn lens
Ngoài ra để hình ảnh sinh động và đẹp hơn các bạn có thể sử dụng Photoshop để tùy biến thêm, Sau đây là link hướng dẫn chỉnh ảnh lia máy bằng phần mềm photoshop, các bạn theo dõi video sau nhé:
VIDEO XỬ LÝ HẬU KỲ ẢNH LIA MÁY
Cám ơn các bạn đã chú ý theo dõi bài viết, chúc các bạn thành công !!!
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh