Cách chụp ảnh đẹp trong điều kiện thời tiết sương mù
Chụp ảnh trong sương mù, trong hơi nước hay trong mây mù, có thể làm hình ảnh mang một tâm trạng rất tuyệt vời và nhiều xúc cảm cho chủ đề của bạn. Tuy nhiên, nó cũng rất dễ dàng làm tấm ảnh của bạn xóa mờ và phẳng. Bài viết này sử dụng những ví dụ để minh họa cách chụp các bức ảnh trong môi trường độc đáo này.
Nhấn mạnh chiều sâu
Bạn đang xem: Cách chụp ảnh đẹp trong điều kiện thời tiết sương mù
Các đối tượng trở nên dần dần xa hơn từ máy ảnh của bạn, nó không chỉ nhỏ hơn và cũng đánh mất độ tương phản – và đôi khi tạo nên sự kịch tính. Đôi khi đó là sự may mắn, nhưng cũng có những vấn đề khó giải quyết. Vì nó làm tăng sự khác biệt giữa các đối tượng ở gần và ở xa, vì thế các vật ở xa sẽ khó chụp hơn vì sự cách biệt này.
Trong ví dụ bên trên, có ít nhất bốn lớp cây có thể nhìn thấy. nếu chú ý, chúng ta sẽ thấy độ bão hòa màu và độ tương phản khác xa nhau giữa những lớp cây này. Các lớp càng xa, độ tương phản và bão hòa càng giảm xuống. Chúng ta chỉ thấy được hình dáng của nó mà thôi, trong khi lớp gần nhất đầy đủ màu sắc và độ tương phản.
Mặc dù không có một quy tắc riêng nào cụ thể cho việc chụp ảnh trong sương mù, những sẽ rất ý nghĩa nếu có ít nhất một chủ đề của xuất hiện gần máy ảnh của bạn. Bằng cách này, hình ảnh của bạn sẽ có tương phản và nhiều sắc màu. Đó cũng là điểm mấu chốt để tạo nên sự khác biệt với những thứ khác trong bức hình. Điều này cũng làm tăng thêm sắc thái khác nhau trong một khung cảnh.
Nhấn mạnh vùng sáng
Những hạt nước trong sương mù làm tán xạ ánh sáng nhiều hơn. Điều này giúp làm dịu ánh sáng, nhưng cũng tạo ra các vệt ánh sáng có thể nhìn thấy phát ra từ nguồn sáng. Một ví dụ điển hình là khi chụp khu rừng vào buổi sáng, chúng ta thường thấy các vệt sáng chiếu xuống rừng cây, là do ánh sáng bị phân tán bởi bầu không khí đầy hơi nước của buổi sớm.
Trong ví dụ ở trên, vệt sáng rất rõ ràng từ một cửa sổ gần đó, nơi có một nhánh cây lớn cản trở phần nào ánh đèn màu cam. Tuy nhiên, khi lùi máy ảnh phía sau vài bước chân , những vệt sáng từ cửa sổ không còn nhìn thấy được.
Thủ thuật để làm cho các tia sáng nổi bật, bạn cần phải biết được những điểm ưu thế. Các tia sáng sẽ rất rõ ràng nhất nếu bạn đứng gần đó, nơi bạn có thể thấy nguồn sáng trực tiếp. Chọn góc máy để đảm bảo rằng ánh sáng phân tán sáng nhất và có thể đi xuyên qua được bóng đêm.
Xem thêm : Studio chụp ảnh gia đình đẹp ở Hải Phòng
Mặt khác, nếu sương mù dày đặc hoặc các nguồn ánh sáng quá mạnh và tập trung, thì các vệt sáng sẽ được nhìn thấy rất rõ ràng, bất chấp vị trí bạn đứng.Ví dụ ở trên được chụp trong môi trường có nguồn ánh sáng rất mạnh và tập trung. Ngoài ra, ánh sáng phân tán rất sáng so với bầu trời, bởi vì nó đã được chụp khi mặt trời vừa lặn.
Nhấn mạnh hình dáng
Sương mù có thể nhấn mạnh hình dạng chủ đề của bạn, bởi vì nó làm giảm độ tương phản và những chi tiết bên trong. Thông thường, đối tượng sẽ được nhấn chìm trong bóng tối, chỉ để thấy rõ hình dáng của chủ đề.
Trong bức ảnh ở trên, đường nét bên ngoài của con thiên nga đã được tăng lên vì sương mù trên mặt nước gần như xóa mờ một nửa hậu cảnh phía sau. Hơn nữa, nền sương mù sáng tương phản với hình dáng tối của con thiên nga.
Cần chắc rằng độ phơi sáng của hình ảnh phải dựa theo sương mù, chứ không phải là chủ đề, vì chủ đề của bạn sẽ xuất hiện như một bóng đen. Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh chức năng trừ sáng để đảm bảo rằng đối tượng của bạn không quá sáng. Bạn cũng sẽ cần chú ý đến vị trí tương đối của đối tượng trong khung cảnh, nếu không đường biên ngoài của chủ đề có thể chồng lắp với các đối tượng khác.
Trong ví dụ trên, đối tượng gần nhất là khung cửa kim loại, đứng tách biệt ra khỏi hậu cảnh tạo bởi những cành cây. Đằng sau cánh cửa này, hình dạng của từng cây có thể dễ dàng nhận thấy trong các lớp, do bởi các nhánh cây trở nên mảnh mai với khoảng cách xa dần.
Ra khỏi khu vực sương mù để chụp toàn cảnh
Bạn có biết: “rất khó để chụp một khu rừng từ bên trong.” Bởi vì sẽ bạn sẽ không nhận ra đó là một khu rừng, khi khung cảnh chỉ chứa vài góc cây. Bạn cần ra khỏi khu vực sương mù nhìn thấy toàn bộ khu rừng và không bị bất cứ cây nào cản trở khi chụp. Kỹ thuật này cũng có thể áp dụng khi bạn chụp sương mù.
Bằng cách này bạn có thể chụp toàn cảnh hiện tượng sương mù, nhưng không bị ảnh hưởng những vấn đề bất lợi như giảm độ tương phản, và đảm bảo rằng sẽ có ít nhất một đối tượng bên ngoài vùng sương mù. Tuy nhiên khoảng cách sẽ không mang nhiều ý nghĩa trong trường hợp mật độ sương mù thấp.
Xem thêm : Food Photography 101: Chụp ảnh thức ăn bằng điện thoại
Sử dụng màn trập để tận dụng tối đa hiệu quả sương mù
Tùy thuộc vào loại sương mù, nó có thể di chuyển thành từng khối với độ dày khác nhau theo thời gian. Tuy nhiên, những khác biệt này đôi khi rất khó phát hiện, nếu chúng xảy ra từ từ, và mắt của chúng ta không thể phân biệt sự thay đổi rất nhỏ về độ tương phản này.
Một điều quan trọng cần xem xét là hình thức bên ngoài của sương mù. Ngay cả khi bạn có thể chụp những lúc sương mù xuất hiện đẹp nhất, nó có thể không duy trì như tình trạng ban đầu trong một thời gian dài.Tốc độ chụp ảnh nên nằm trong khoảng một giây hoặc ít hơn để tránh sương mù bị phân tán. Tuy nhiên, bạn có thể cảm nhận ra sự chuyển động từ từ của nó trong hình ảnh khi chụp với tốc độ chậm.
Lưu ý rằng hình ảnh trên là hình cây cầu mà bạn thấy ở đầu bài. Sương mù có thể thay đổi diện mạo của chủ đề, tùy thuộc vào mật độ và nơi nó xuất hiện. Mặc dù chụp tốc độ cao có thể bắt đứng được sự chuyển động của sương mù, tuy nhiên nó cũng tác động đáng kể đến lượng nhiễu ảnh khi xem trên máy tính.
Đây là những vấn đề chính khi chụp trong sương mù: sương mù thường xuất hiện vào buổi tối khuya và kéo dài đến sáng sớm, sương mù làm giảm đáng kể lượng ánh sáng đến máy ảnh của bạn sau khi phản chiếu từ chủ đề. Đôi khi bạn phải chấp nhận chụp tốc độ chậm hơn để giảm độ nhiễu ảnh.
Hãy cẩn thận hơi nước ngưng tụ
Nếu có nước ngưng tụ trong không khí, thì chắc chắn sẽ có khả năng nước ngưng tụ trên bề mặt của ống kính hoặc bên trong máy ảnh của bạn. Nếu nhiệt độ của máy ảnh tương tự như nhiệt độ không khí, và sương mù không quá dày đặc, có thể bạn không nhận thấy bất kỳ sự ngưng tụ nào. Tuy nhiên, sự ngưng tụ sẽ xuất hiện nếu bạn mang máy ảnh ra từ môi trường ấm hơn.
May là sẽ có một cách để hạn chế điều này, Trước khi lấy ống kính và máy ảnh ra, bạn hãy đặt chúng vào trong bao nilong chống ẩm và đảm bảo nó được niêm phong kín. Bạn có thể mang túi này ra ngoài, và đợi cho đến khi máy ảnh đạt nhiệt độ bằng với môi trường bên ngoài, rồi hãy lấy máy ra. Điều này, đôi khi lấy mất của bạn trong 30 phút hoặc lâu hơn nếu chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời là khá lớn.
Nếu không may, bạn gặp đôi chút sự ngưng tụ bên ngoài. Chỉ cần dùng một miếng vải (loại chuyên dùng) và lau mặt trước ống kính của bạn.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh