Âm nhạc thời kỳ cổ đại

0

Thời cổ đại với chế độ chiếm hữu nô lệ, là bước ngoặt trong sự tiến bộ của loài người. Tuy nhiên, ở chế độ xã hội này lại phân chia thành đẳng cấp nên sự mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, liên tiếp diễn ra các cuộc đấu tranh giữa nô lệ và chủ nô. Điều đó được phản ánh trong nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng.

Nghệ thuật âm nhạc trong chế độ chiếm hữu nô lệ cũng phân thành hai: của đại đa số nhân dân và của tầng lớp quý tộc, vua chúa.

Ở thời cổ đại, âm nhạc dân gian vẫn tiếp tục phát triển, đồng thời còn xuất hiện những nhân tố của âm nhạc chuyên nghiệp. Đầu tiên là âm nhạc chuyên nghiệp bình dân của các ca sĩ, nhạc công dùng giọng hát, tiếng đàn của mình đi hát rong khắp nơi để kiếm kế sinh nhai. Tiếp đến, do nhu cầu trong cuộc sống của tầng lớp quý tộc, vua chúa họ được tuyển chọn vào các dinh thự của chủ nô để thực hiện các nghi thức hoặc thoả mãn các thú vui để trở thành âm nhạc chuyên nghiệp quý tộc, cung đình. Tất cả những dòng nhạc ấy là dòng nhạc thế tục.

Thời cổ đại, âm nhạc còn phục vụ các lễ nghi tín ngưỡng tôn giáo trong các đền đài, nhà thờ, (tuy không nhiều), đó là dòng nhạc tôn giáo.

Khác với thời nguyên thủy, âm nhạc thời cổ đại không gắn với những mục đích có ý nghĩa thực dụng. Âm nhạc thời đại này đã khẳng định vại trò của nó trong cuộc sống, khiến các nhà triết học đã dùng âm nhạc với mục đích giáo dục.

Thành tựu.

Âm nhạc thời cổ đại đạt được các thành tựu về sáng tác, biểu diễn, kinh nghiệm về chế tác nhạc cụ, về giáo dục, đào tạo. Đồng thời, đã xuất hiện các môn khoa học về mỹ học, về lý thuyết âm nhạc và ở một vài quốc gia đã hình thành cách ghi nhạc. Âm nhạc thời cổ đại phong phú bằng các chủ đề và các thể loại mới. Âm nhạc vang lên trong các đền đài, cung đình và ngoài xã hội. Sáng tác dân gian là một kho tàng vô cùng phong phú và là nền tảng cho nghệ thuật chuyên nghiệp cũng như nghệ thuật quý tộc, cung đình.

Những trung tâm Âm nhạc lớn.

Ở Châu Phi có nền văn minh Ai Cập; Châu Á có nền văn minh Lưỡng Hà, Syrie (Xi-ri), Palestrine (Pa-le-xtrin), Ấn Độ, Trung Hoa và cả nền văn minh Văn Lang, Âu Lạc…., còn ở Châu Âu có nền văn minh Hy Lạp, La Mã, Trung, Nam Mỹ là nền văn minh Andes (Ăng-đex), nền văn minh của người Maya của người da đỏ.

Nền âm nhạc của các nước Ai Cập, Lưỡng Hà, Palestrina, Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp, La Mã rất phong phú, đa dạng. Nền âm nhạc của họ đã tổng kết thành những kiểu điệu thức, những tổ chức quy luật của tiết tấu, nhịp điệu… khiến giai điệu và tiết tấu âm nhạc khá hoàn chỉnh. Các quốc gia này đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển âm nhạc, đặc biệt là sự phát triển về nhạc cụ và khoa học nghiên cứu âm nhạc.

Những giá trị nghệ thuật được sáng tạo từ những nền văn minh đầu tiên có ý nghĩa lịch sử rất lớn cho toàn nhân loại.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.