Nội dung cơ bản tư tưởng triết học Âm dương – Ngũ hành
Âm Dương – Ngũ hành là hai phạm trù cơ bản trong tư tưởng triết học trung Hoa cổ đại, là những khái niệm có tính khái quát, trừu tượng đầu tiên trong quan niệm của cổ nhân về sự sản sinh, biến hóa của vũ trụ. Đây cũng là một bước tiến bộ hình thành quan niệm duy vật và biện chứng về vũ trụ của người trung Hoa cổ đại, nhằm thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng do các quan niệm Thượng đế, Qủy thần truyền thống đem lại.
Học thuyết Âm – Dương
“Dương”, nguyên nghĩa là ánh sáng mặt trời, hay những gì thuộc về ánh sáng mặt trời và ánh sáng, “Âm”, có nghĩa là thiếu ánh sáng mặt trời, tức là bóng râm hay bóng tối. Về sau, Âm – Dương được coi như hai khí; hai nguyên lý hay hai thế lực (thái cực) của vũ trụ: biểu thị giống đực, hoạt động hơi nóng, ánh sáng, khôn ngoan, rắn rỏi, v.v… tức là Dương; giống cái, thụ động, khí lạnh, bóng tối, ẩm ướt, mền mỏng, v.v… tức là Âm. Chính do sự tác động qua lại giữa chúng là nguồn gốc của vạn vật. Trong Kinh dịch sau này có bổ sung thêm lịch trình biến hóa của vũ trụ có khởi điểm là Thái cực. Từ Thái cực mà sinh ra Lưỡng nghi (Âm – Dương), rồi Tứ tượng, rồi Bát quái. Vậy, nguồn gốc của vũ trụ là Thái cục chứ không phải Âm – Dương. Đa số các học giả về sau đều cho rằng Thái cực là thứ khí “Tiên Thiên”, trong đó tiềm phục hai yếu tố ngược nhau về tính chất là Âm – Dương. Đây là một quan niệm tiến bộ so với quan niệm Thượng đế làm chủ vũ trụ của các các quan niệm cổ xưa về nguồn gốc về vũ trụ.
Bạn đang xem: Nội dung cơ bản tư tưởng triết học Âm dương – Ngũ hành
Hai thế lực Âm – Dương không tồn tại biệt lập mà thống nhất, ước chế lẫn nhau như một một mâu thuẫn theo các nguyên lý sau:
- Âm – Dương thống nhất thành Thái cực. Nguyên lý này nói lên tính toàn vẹn, tính chỉnh thể, cân bằng của cái đa dạng của cái duy nhất. Chính nó bao hàm tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi trong sự biến dịch trong vũ trụ.
- Trong Âm có Dương và ngược lại. Nguyên lý này không chỉ nói lên sự thống nhất Âm – Dương, mà trong sự thống nhất đó là sự dấu tranh của những mặt đối lập của mâu thuẫn trong sự biến đổi của Âm – dương của Thái cực.
Các nguyên lý trên được khái quát bằng vòng tròn khép kín, có hai hình đen trắng tượng trưng cho Âm – Dương, hai hình này tuy cách biệt nhau, đối lập nhưng ôm lấy nhau, xoắn lấy nhau. Điều đặc biệt, chỗ hình đen phồng ra có một điểm trắng, và ngược lại chỗ hình trắng phồng ra cũng có một điểm đen; chỗ hình đen phồng ra là chỗ hình trắng thót lại, còn chỗ hình trắng phồng ra thì hình đen thót lại. Hình đó diễn tả: Âm thịnh dần và Dương suy dần, ngược lại Dương thịnh dần và Âm suy dần; khi Âm cực thịnh đã có một mần dương (điểm sáng) xuất hiện rồi, khi Dương cực thịnh cũng có một mần âm (điểm đen) xuất hiện.
Để giải thích lịch trình biến hóa trong vũ trụ, người Trung Hoa cổ đại đã khái quát cái lôgíc tất định: Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm – Dương), Lưỡng nghi sinh Tứ tượng [Thái Dương – Thiếu Âm – Thiếu Dương – Thiếu Âm – Thái Âm] và Tứ tượng sinh Bát quái [càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài], Bái quát sinh ra vạn vật (vô cùng, vô tận).
Xem thêm : Lý thuyết xung đột (Conflict Theory)
Tư tưởng triết học Âm – Dương đạt tới mức hệ thống hoàn chỉnh trong tác phẩm Kinh dịch. Tinh hoa của Kinh dịch là Dịch, Tượng, Từ với nguyên lý Âm – Dương. Trong đó, “Dịch” là biến hóa của vạn vật. Quy luật biến hóa ấy là từ không rõ ràng → rõ ràng → sâu sắc → kịch liệt → cao điểm→ mặt trái. “Tượng” chỉ biến dịch của vạn vật biểu hiện qua các quẻ. Tám quẻ, ba vạch tượng trưng cho ý nghĩa nào đó về sự vật, hiện tượng gọi là “Tượng”. “Từ” là biểu thị “Tượng” về phương diện lành hay dữ, động hay tĩnh. Nguyên lý Âm – Dương coi sự giao cảm biến hóa của Âm – Dương trong Thái cực là nguyên nhân căn bản tạo nên biến hóa trong vũ trụ.
Học thuyết Ngũ hành
Từ “Ngũ hành” được dịch là năm yếu tố: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Song chúng ta không nên coi đó là những yếu tố tĩnh mà là năm thế lực động có tác động qua lại lẫn nhau: Kim ↔ Mộc ↔ Thủy ↔ Hỏa ↔ Thổ. Từ “Hành” có nghĩa là làm, “hoạt động”, cho nên từ “Ngũ hành” theo nghĩa đen là năm hoạt động, hay năm tác nhân.
Tư tưởng triết học về Ngũ hành có xu hướng phân tích cấu trúc của vạn vật và quy nó về những yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác nhau, nhưng tương tác với nhau. Đó là năm yếu tố: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, trong đó Kim tượng trưng cho tính chất trắng, khô, cay, phía Tây, v.v… Thủy tượng trưng cho tính chất đen, mặn, phía Bắc, v.v… Mộc tượng trưng cho tính chất xanh, chua phía Đông, v.v… Hỏa tượng trưng cho tính chất đỏ, đắng, phía Nam, v.v… Thổ tượng trưng cho tính chất vằng, ngọt, ở giữa, v.v…
Năm yếu tố này không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà trong một hệ thống ảnh hưởng Sinh – Khắc với nhau theo các nguyên tắc sau đây:
a. Tương sinh (sinh hóa cho nhau): Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc,
Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, v.v…
Xem thêm : Cà phê bột có gây ung thư không?
“Ngũ hành tương sinh” là quá trình các yếu tố tác động, chuyển hóa cho nhau, tạo ra sự biến chuyển liên hoàn trong vũ trụ, vạn vật. Đất sinh ra các thể rắn biến thành kim loại. Kim loại nóng chảy sinh ra nước. Thủy là nguồn gốc của sự sống của gỗ. Gỗ cháy sinh ra lửa.
Lửa thiêu cháy mọi sinh vật sinh ra đất, v.v…
b. Tương khắc (chế ước lẫn nhau): Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim,
Kim khắc Mộc, và Mộc khắc Thổ, v.v…
“Ngũ hành tương khắc” là quá trình các yếu tố ngũ hành đối lập, tạo ra sự ràng buộc chế ước lẫn nhau giữa chúng. Thủy khắc Hỏa vì nước lạnh làm hạ nhiệt và dập tắt lửa. Hỏa khắc Kim vì lửa làm nóng chảy, biến dạng kim loại và các thể rắn. Kim khắc Mộc vì vì kim khí có thể cưa, chặt cây cối. Mộc khắc Thổ vì rễ cây ăn sâu vào đất, v.v…
Thuyết Âm – Dương và Ngũ hành kết hợp với nhau làm một vào thời Xuân thu Chiến quốc. Các nhà Âm Dương gia, Ngũ hành dùng các nguyên tắc Tương sinh – Tương khắc của Ngũ hành để giải thích vạn vật và từ đó phát sinh ra ra quan niệm duy tâm về “Ngũ đức”. Từ đó về sau, các nhà thống trị có ý thức phát triển thuyết Âm – Dương, Ngũ hành biến thành một triết lý Thần học, chẳng hạn như thuyết “Thiên nhân cảm ứng” của Đổng Trọng Thư, hoặc “Phụng mệnh trời” của các triều đại sau đời Hán.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức