Cách thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

0

Liên quan: Các bước chính khi thiết kế bảng khảo sát

Những chú ý khi thiết kế từng câu hỏi:

Cơ sở quan trọng khi xây dựng câu hỏi khảo sát

Hai yếu tố cực kỳ quan trọng cần nắm rõ trước khi nghiên cứu:

  • Thứ nhất là đặc điểm của đối tượng, ví dụ trình độ học vấn, văn hóa, điều kiện kinh tế, độ tuổi,… Câu hỏi cần phù hợp với đặc điểm của đối tượng để đối tượng có thể và muốn trả lời.
  • Thứ hai là thông tin cần thu thập theo khung nghiên cứu. Thông tin cần thu thập là gốc để đặt câu hỏi. Tuy nhiên, câu hỏi không nhất thiết hỏi thẳng vào thông tin cần mà phải hỏi những thông tin mà đối tượng có thể trả lời.

Các loại câu hỏi khảo sát

Phân theo hình thức

Phân theo hình thức, có câu hỏi đóng, câu hỏi có nhiều lựa chọn và câu hỏi mở

    • Câu hỏi đóng đơn giản: là dạng câu hỏi chỉ có hai thái cực trả lời như “Có”/ “Không”, “Đúng”/ “Sai”,…
    • Câu hỏi có lựa chọn định sẵn và đối tượng có thể chọn nhiều phương án phù hợp: Đây là một dạng khác của câu hỏi đóng đơn giản khi bản thân mỗi phương án là một câu hỏi đóng.
    • Câu hỏi có lựa chọn định sẵn nhưng chỉ chọn một phương án.
    • Câu hỏi mở: Dạng câu hỏi này không có các phương án để lựa chọn mà đối tượng có thể điền câu trả lời theo ý của mình. Câu hỏi mở được sử dụng hạn chế trong khảo sát định lượng vì sẽ mất công mã hóa.

Phân theo nội dung

Phân theo nội dung, câu hỏi có thể chia làm ba loại

  • Câu hỏi về thông tin khách
  • Câu hỏi về hành vi hoặc trải nghiệm cụ thể.
  • Câu hỏi về cảm nhận, thái độ và đánh giá của đối tượng.

Những chú ý khi thiết kế tổng thể bảng câu hỏi

Thiết kế tổng thể bảng câu hỏi cũng là một công đoạn quan trọng để đảm bảo  đối tượng muốn trả lời bảng câu hỏi. Có một số kinh nghiệm khi thiết kế bảng câu hỏi như sau

Hình thức

Bảng câu hỏi cần được trình bày cẩn thận, dễ nhìn và nhất quán. Việc thiết kế cũng đảm bảo thuận lợi cho đối tượng lựa chọn và điền câu trả lời.

Giới thiệu

Bảng câu hỏi nên có phần giới thiệu hoặc thư giới thiệu đính kèm. Phần giới thiệu cần nêu mục đích cuộc khảo sát (không nhất thiết phải quá cụ thể – nên dừng ở mức mà đối tượng quan tâm). Phần này cũng nên khẳng định việc bảo mật danh tính người trả lời và cung cấp địa chỉ liên hệ của nhóm nghiên cứu.

Các câu hỏi cơ bản

Có thể phân chia câu hỏi theo các phần để đối tượng dễ trả lời. Nên bắt đầu bằng những phần dễ trả lời, ít nhạy cảm.

Trong một số trường hợp đối tượng trả lời có thể bỏ qua một số câu hỏi. Khi đó, việc hướng dẫn chuyển câu hỏi cần được ghi rõ ràng (ví dụ: Nếu trả lời “Không”, chuyển sang câu 10).

Khi có các câu hỏi nhạy cảm, nên đan xen với những câu hỏi ít nhạy cảm hơn.

Ưu tiên các câu hỏi về thông tin khách hàng, sau đó đến câu hỏi về trải nghiệm và hành vi. Các câu hỏi về cảm nhận và đánh giá có ưu tiên thấp hơn, trừ khi chính cảm nhận và đánh giá của đối tượng là mục tiêu cần nghiên cứu.

Các câu hỏi theo nhóm

Các câu hỏi phân nhóm thường là đặc điểm của đối tượng trả lời (Cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,…). Các thông tin này dùng để phân nhóm, so sánh nhóm và để kiểm soát khi sử dụng các mô hình kiểm định thống kê.

Độ dài bảng câu hỏi

Độ dài bảng câu hỏi phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: thông tin cần thu thập và nguồn lực của đề tài. Một bảng câu hỏi quá dài thường khó thuyết phục các đối tượng trả lời. Ngược lại, một bảng câu hỏi quá ngắn có thể không thu thập đủ thông tin cần thiết. Khi không có lợi ích đi kèm (ví dụ : quà tặng), một đối tượng có thể chỉ sẵn sàng dành 20 – 25 phút để trả lời bảng câu hỏi.

Xem các bài viết về phương pháp khảo sát:

  • Phương pháp khảo sát là gì?
  • Xác định mẫu khảo sát & Phương pháp chọn mẫu
  • Các bước chính khi thiết kế bảng khảo sát
  • Cách thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
  • Xây dựng và thực hiện quy trình khảo sát
  • Quy trình chuẩn bị số liệu khảo sát

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.