Cách vẽ xe tải đẹp đơn giản, nhìn như thật

0

Xe tải được sử dụng với mục đích chuyên chở các loại hàng hóa với số lượng nhiều và trọng lượng lớn. Ví dụ như chở cát, gạch, sỏi, đá, thực phẩm,… Nếu bé nhà mình muốn học cách vẽ xe tải để phát triển trí tuệ cũng như tính thẩm mỹ thì cha mẹ có thể học một số mẹo dưới đây nhé.

cách vẽ xe tải 1

Những điều thú vị về xe tải

Xe tải hay xe ben là loại xe cơ giới được thiết kế để vận chuyển hàng hóa, chở tải đặc biệt hoặc thực hiện công việc khác. Nó có sự đa dạng về kích thức, công suất, kết cấu và thường cấu trúc khung thân- vỏ và cabon độc lập với phần tải. Một số loại nhỏ tương tự như ô tô thông thường. Còn xe tải thương mại sẽ lớn, mạnh mẽ, có khả năng trang bị thiết bị đặc biệt như xe cứu hỏa, xe trộn bê tông, xe đào hút bùn.

Trong tiếng Anh Mỹ, người ta phân biệt xe tải không kéo rơ móc hoặc khung nối là Straight Truck. Còn xe được thiết kế đặc biệt để kéo rơ móc thì không được coi là xe tải mà được gọi là “tractor”.

Hầu hết các xe tải đều sử dụng động cơ diesel, và chỉ có một số sử dụng xăng ở Mỹ, Canada, Mexico. Tuy nhiên xe tải chạy bằng điện ngày càng tăng nhanh và dự kiến đạt khoảng 7% toàn cầu năm 2027.

Nguồn gốc của xe tải và ô tô là chiếc fardier chạy bằng hơi nước do Nicolas-Joseph Cugnot chế tạo vào năm 1769. Nhưng xe tải hơi nước chỉ thực sự phổ biến vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Vào thời điểm đó, đường phố dành cho xe ngựa nhiều nên việc sử dụng phương tiện mới sẽ hạn chế hơn.

Xe tải semi-trailer đầu tiên xuất hiện vào năm 1881 được kéo bởi máy chạy hơi nước do De Dion-Bouton sản xuất. Sau đó xe tải hơi nước được bán ở Pháp và Hoa Kỳ cho đến trước Thế chiến I. Đến năm 1935 ở Anh khi thay đổi luật thuế đường bộ khiến chúng không còn cạnh tranh so với các chiếc xe tải diesel mới.

Thiết kế của các xe tải đều có cấu trúc chung gồm: một buồng lái, một khung gầm, một không gian đặt hàng hóa, trục xe, hệ thống bánh xe, một động cơ, hệ thống truyền động. Ngoài ra có thể gồm hệ thống khí nén, thủy lực, hệ thống điện, hệ thống làm mát, một hoặc nhiều rơ moóc hoặc bán rơ moóc.

cách vẽ xe tải 2

Cách vẽ xe tải chi tiết nhất

Bước 1: Vẽ phác thảo hình dáng xe tải

  • Trước tiên, bạn xây dựng hình dạng cơ bản của chiếc xe tải bằng bút chì.
  • Đó là một hình chữ nhật dài nằm ngang bên trái. Sau đó là chữ nhật đứng. Tiếp sau là hình chữ nhật cũng nằm ngang nhưng to hơn và ngắn hơn một chút so với hình chữ nhật đầu.

cách vẽ xe tải 3

Bước 2: Trau chuốt hình dáng xe tải

  • Khi đã có được mô hình cơ bản của xe tải, bạn vẽ các hình này một cách trau chuốt hơn. Hình chữ nhật thứ 2 và thứ 3 bạn bo góc ở phía trên.
  • Ở dưới bạn dùng compa hoặc cố gắng vẽ 2 bánh xe cho thật tròn

cách vẽ xe tải 4

Bước 3: Vẽ cửa ra vào và cửa sổ

  • Tiếp đến bạn vẽ cửa ra vào và cửa sổ cho chiếc xe tải.
  • Cửa phía dưới là một hình vuông đơn giản nằm trong hình chữ nhật thứ hai. Sau đó, bạn có thể sử dụng một hình bầu dục đơn giản rất nhỏ cho tay nắm cửa.
  • Còn cửa phía trên, bạn vẽ một hình chữ nhật có bo góc trên.

cách vẽ xe tải 5

Bước 4: Vẽ thêm một số chi tiết

  • Sau đó, bạn vẽ thêm một số đường thẳng và đường cong cho vị trí của thùng xe và bánh xe
  • Tiếp đến vẽ một hình tròn nhỏ ở phía sau xe tải để làm đèn hậu.

cách vẽ xe tải 6

Bước 5: Hoàn thiện các chi tiết cuối cùng

  • Giờ thì bạn vẽ thêm các vòng tròn nhỏ phía trong của bánh xe. Sau đó vẽ phần nan hoa cho bánh xe.
  • Thêm một số chi tiết khác cho chiếc xe càng sinh động hơn.

cách vẽ xe tải 7

Bước 6: Hoàn thành cách vẽ xe tải

  • Cuối cùng, bạn tô màu chiếc xe tải theo sở thích. Ví dụ như xe có màu xanh dương xám đậm. Ở bánh xe và phần cửa xe sẽ tô màu xanh nhạt hơn.

cách vẽ xe tải 8

Cách vẽ xe tải đơn giản

– Bước 1: Trước tiên, bạn vẽ 2 vòng tròn để tạo thành bánh trước và bánh sau. Có thể dùng compa xoay giúp các bánh xe tròn hơn.

– Bước 2: Sau đó bạn vẽ một vòng tròn nhỏ bên trong mỗi bánh xe. Như vậy là đã hoàn thành phần bánh xe.

cách vẽ xe tải 9

– Bước 3: Tiếp đến, bạn xác định phần buồng lái phía trước của xe tải.

cách vẽ xe tải 10

– Bước 4: Bạn vẽ cửa sổ và phần đèn phía trước xe tải.

– Bước 5: Sau đó, bạn vẽ phần thùng xe ở phía sau, có phủ một tấm bạt lớn lên trên.

cách vẽ xe tải 11

– Bước 6: Cuối cùng, bạn tô màu xe tải theo sở thích. Ví dụ như đầu và phần thùng nhỏ màu đỏ, còn thùng to hơn chứa hàng là màu xanh lá cây.

cách vẽ xe tải 12

Một số cách vẽ xe tải khác

cách vẽ xe tải 13

cách vẽ xe tải 14 cách vẽ xe tải 15 cách vẽ xe tải 16 cách vẽ xe tải 17 cách vẽ xe tải 18 cách vẽ xe tải 19 cách vẽ xe tải 20 cách vẽ xe tải 21 cách vẽ xe tải 22 cách vẽ xe tải 23 cách vẽ xe tải 24 cách vẽ xe tải 25 cách vẽ xe tải 26 cách vẽ xe tải 27 cách vẽ xe tải 28

Như vậy bạn đã học được rất nhiều cách vẽ xe tải khác nhau. Hi vọng mọi người sẽ có được tác phẩm thật ưng ý nhé.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.