Cuộc chiến đấu ở Hà Nội 1946 – “60 ngày đêm khói lửa”

0

Theo chủ trương của Bộ Tổng chỉ huy, mục tiêu cuộc tiến công quân sự của quân và dân ta là Hà Nội, tiếp đó là các thành phố Đà Nẵng, Huế, Vinh, Nam Định, Hải Dương… nhằm tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận quân địch; chặn đánh, giam chân địch một thời gian trong thành phố, thị xã, tạo điều kiện thuận lợi cho cả nước chuyển vào kháng chiến lâu dài.

Tiêu biểu cho cả nước là cuộc chiến đấu của quân và dân ta tại thủ đô Hà Nội, bảo vệ các cơ quan đấu não của Đảng và Nhà nước.

1- Cuộc chiến đấu ở thủ đô Hà Nội 1946

Cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội diễn ra trong điều kiện so sánh lực lượng giữa hai bên rất chênh lệch.

Về phía thực dân Pháp, tính đến tháng 12-1946, ở Hà Nội, chúng có 6.500 sĩ quan và binh lính được trang bị mạnh, đóng tại 45 địa điểm. Tất cả các điểm đóng quân của Pháp tạo thành một thể bao vây, chia cắt nội thành Hà Nội, khống chế những nơi đóng quân và kèm chặt các cơ quan đầu não của ta. Vũ khí của quân Pháp khá tối tân: 42 khẩu sơn pháo 75 mm, lựu pháo 100 và pháo 37 mm bố trí 2 trận địa ở sân bay Gia Lâm và trường Anbe Xarô, có thể bắn vào hầu hết các mục tiêu trong Hà Nội. Lực lượng xe máy bao gồm 22 xe tăng, 40 xe thiết giáp bố trí ở trong thành là một lực lượng cơ động phản kích mạnh. Sân bay Gia Lâm có 30 máy bay sẵn sàng chi viện cho chiến trường Hà Nội và một số vùng ven đô.

Ngoài ra, ở Hà Nội lúc đó còn có 13.000 Pháp kiểu sống tập trung trong hai khu vực nối tiếp nhau thành một dải rộng lớn cắt đôi thành phố. Trong số này, nhiều người được trang bị vũ khí; nhiều căn nhà đã trở thành những ổ chiến đấu bị mật.

Một số tàu chiến của thuỷ quân Pháp khống chế đường sông, sẵn sàng chi viện cho quân Pháp ở nội thành. Với lực lượng và cách bố trí như trên, chúng hi vọng chỉ trong 24 giờ sẽ nhanh chóng đánh chiếm tất cả các cơ quan đầu não của ta; bao vây, chia cắt, tiêu diệt ta và làm chủ thành phố Hà Nội trong thời gian ngắn; đồng thời đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân ta nói chung, thực hiện âm mưu chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.

Biết rõ âm mưu của kẻ thù, Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Bộ Tổng chỉ huy chỉ đạo: Chiến khu Hà Nội không thể rơi vào thế bất ngờ, nếu đích đánh trước ta có thể quật lại ngay, trận đánh ở thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiêu biểu cho tinh thần kháng chiến của cả nước, Hà Nội cần giam chân địch ít nhất là một tháng, tạo điều kiện cho cả nước chuyển sang chiến tranh.

Về phía ta, lực lượng vũ trang Hà Nội có 5 tiểu đoàn Vệ quốc, trang bị vũ khí thô sơ và thiếu thốn: 9 khẩu đội pháo binh gồm những khẩu sơn pháo, pháo chống tăng, pháo cao xạ cũ kĩ được bố trí ở Láng, Xuân Canh, Xuân Tảo, Đào Xuyên… Ngoài ra, còn có 8 trung đội công an xung phong, 1 đại đội tự vệ chiến đấu và đông đảo nhất là lực lượng dân quân, tự vệ nội, ngoại thành (khoảng 28.500 người), trang bị chủ yếu bằng lựu đạn, dao, kiếm.

Mặc dù lực lượng rất chênh lệch, nhưng quân và dân Hà Nội vẫn ngoan cường chiến đấu. Lần đầu tiên xung trận, quân và dân ta khó tránh khỏi lúng túng và thiếu sót. Có những trận đánh được chuẩn bị khá công phu, nhưng kết quả thu được chưa tương xứng; có trận ta bị thiệt hại. Tuy nhiên, với khí thế nhất tế xông lên, quân và dân Hà Nội đã giành được quyền chủ động và phá tan thế trận bao vây của quân Pháp, đẩy chúng vào tình trạng bị động đối phó. Chỉ trong vài giờ dầu, các chiến sĩ Vệ quốc đoàn và tự vệ, với sự giúp đỡ của nhân dân, đã tiêu diệt phần lớn các ổ chiến đấu của quân Pháp.

Trong các trận đánh của quân và dân thủ đô đêm 19-12, oanh liệt nhất là trận chiến đấu bảo vệ Bắc Bộ phủ – nơi đặt trụ sở làm việc của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, nhà làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trận chiến đấu ở Ô Chợ Dừa. Ô Cầu Dền, Cửa Nam, nhất là ở khu chợ Đồng Xuân đều là những trận đánh tiêu biểu cho khí phách anh hùng và sự kết hợp giữa lòng dũng cảm với trí thông minh, sáng tạo của các chiến sĩ cảm tử thủ đô, của nhân dân ta trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến chống Pháp.

Từ trong khói lửa chiến đấu ác liệt, ngày 6-1-1947, Trung đoàn Thủ đô chính thức thành lập. Lực lượng của Trung đoàn gồm ba tiểu đoàn, với số quân gắn 2.000 người, có cả phụ nữ, người nhiều tuổi và thanh, thiếu niên đã từng sống, chiến đấu bảo vệ thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến,

Trai qua hai tháng (19-12-1946 – 18-2-1947), quân và dân Hà Nội đánh gần 200 trận, tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực địch, giam chân chúng nhiều ngày để hậu phương kịp tổ chức, triển khai thế trận kháng chiến lâu dài; bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng, Chính phủ, Mặt trận di chuyển về căn cứ an toàn, bảo vệ hàng vạn đồng bào thủ đô rời thành phố về vùng hậu phương.

Cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân Hà Nội tượng trưng cho ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam quyết đánh thắng quân đội xâm lược nhà nghề của một đế quốc để bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc.

2- Cuộc chiến đấu ở các đô thị khác

Cùng với tiếng súng kháng chiến ở thủ đô Hà Nội, từ đêm 19-12-1946, quân và dân các thành phố, thị xã Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng cũng đồng loạt tiến công địch.

Trừ thành phố Vinh và thị xã Bắc Ninh, còn lại trong các thành phố và thị xã khác, cuộc chiến đấu kéo dài từ một đến ba tháng. Quân địch ở Vinh bị ta tiêu diệt ngay trong đêm đầu. Tại Bắc Ninh, dịch rút chạy về Hà Nội sau 10 ngày chiến đấu.

Ở thành phố Nam Định – nơi được thực dân Pháp coi là quan trọng vào hàng thứ ba sau Hà Nội và Hải Phòng, quân và dân ta bao vây địch trong gắn ba tháng (từ 19-12-1946 đến 12 3-1947), diệt hơn 400 tên. Địch mở nhiều đợt tiến công phá vây nhưng đều bị quân ta đánh lui. Sau khi có quân đến ứng cứu, địch tăng cường những cuộc phản kích. Để bảo toàn lực lượng, ngày 12-3 1947, quân ta rút khỏi thành phố.

Ở thành phố Huế, bị quân ta tiến công mạnh, địch buộc phải cố thủ trong các căn cứ chiếm đóng. Trong 50 ngày đêm tiến công và bao vây, quân và dân ta đã diệt hơn 200 tên địch, hạ 1 máy bay, phá 3 xe thiết giáp, nhiều xe vận tải, thu nhiều súng đạn.

Ở thành phố Đà Nẵng, quân và dân ta tiến công, bao vây, cô lập sân bay và đánh lùi nhiều đợt tiến công phá vây của địch. Đầu tháng 1-1947, được tăng viện, quân Pháp điều 2.000 quân lên giải vây sân bay, thành phố.

Tại Nam Bộ, quân và dân ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, đánh phá bình định, “không để cho Pháp đem hết tài sản chiếm được ở Nam Bộ ra đánh Trung – Bắc”.

Phong trào kháng chiến ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên có bước phát triển mới. Quân và dân ta liên tiếp đánh bại các cuộc tiến công của địch, giữ vững vùng tự do.

Cuộc chiến đấu vây đánh địch trong các thành phố, thị xã của quân và dân ta đã đánh bại âm mưu và kế hoạch của thực dân tháp định đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến tại Hà Nội, tiêu diệt lực lượng vũ trang ta ở các thành phố lớn; đã tiêu diệt và vây hãm quân địch dài ngày trong các thành phố, tạo điều kiện cho cả nước chuyển vào kháng chiến, xây dựng thế trận đánh địch lâu dài. Âm mưu chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp bước đầu bị phá sản. Cuộc chiến đấu của quân và dân thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị xã khác còn có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn dân tộc, gây thanh thế cho kháng chiến. Nó giảng một đòn mạnh vào ý chí xâm lược của kẻ thủ, đặt tiền để vững chắc cho thắng lợi trong những năm tiếp theo.

(Lytuong.net – Nguồn tài liệu: Nguyễn Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam 1945-2000, NXB Giáo dục)

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.