Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu.
Nội Dung
Khái niệm tài liệu
Tài liệu là những hiện vật mang lại cho con người những thông tin về vấn đề mà nhà nghiên cứu quan tâm. Tài liệu còn dùng để truyền tin hoặc bảo lưu thông tin.
Bạn đang xem: Phương pháp phân tích tài liệu
Tài liệu gồm có hai loại: Tài liệu viết và tài liệu không viết.
Xem thêm : Có bao nhiêu ngôi sao trong Vũ trụ?
Những vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu tài liệu:
- Tên gọi của tài liệu;
- Xuất xứ của tài liệu;
- Tên tác giả;
- Tính xác thực của tài liệu;
- Nội dung và giá trị của tài liệu;
- Ảnh hưởng xã hội của tài liệu.
Các phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích định tính: Là rút ra những nội dung tư tưởng cơ bản của tài liệu để tìm ra những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu và xác định xem những vấn đề gì được giải quyết và những vấn đề gì chưa được giải quyết.
Phân tích định lượng: Là cách thức phân nhóm các dấu hiệu và tìm ra những mối quan hệ nhân quả giữa các nhóm chỉ báo. Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp phải xử lý một lượng thông tin lớn, phong phú.
Xem thêm : Số điện thoại Singapore ảo nhận sms, cuộc gọi miễn phí 2023
Yêu cầu đối với phương pháp phân tích tài liệu: Đòi hỏi phải phân tích có hệ thống, phải phân loại, lựa chọn, khái quát hóa các dữ liệu, so sánh các kết luận với các giả thiết để rút ra những thông tin cần thiết từ tài liệu.
Những ưu, nhược điểm của phương pháp phân tích tài liệu
– Ưu điểm: Sử dụng tài liệu có sẵn, ít tốn kém về công sức, thời gian, kinh phí, không cần sử dụng nhiều người.
– Nhược điểm: Tài liệu ít được phân chia theo những dấu hiệu mà ta mong muốn, do đó khó tìm được nguyên nhân cũng như mối quan hệ qua lại của các dấu hiệu. Số liệu thống kê chưa được phân bố theo các cấp độ xã hội khác nhau. Những tài liệu chuyên ngành đòi hỏi phải có chuyên gia có trình độ cao.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức