Đạo đức trong nghiên cứu khoa học
Đạo đức trong nghiên cứu khoa học là gì? Tại sao phải quan tâm đến đạo đức trong nghiên cứu khoa học? Các nguyên tắc đạo đức cần biết.
Nội Dung
Thế nào là đạo đức nghiên cứu khoa học?
Một định nghĩa về đạo đức nghiên cứu trong các nghiên cứu xã hội được John Barnes đưa ra năm 1979. Ông cho rằng “ Đạo đức trong nghiên cứu khoa học là những điều đặt ra khi chúng ta quyết định giữa việc cần thực hiện một hành động này với những điều khác không chỉ xét trên tính thích hợp hay hiệu quả mà còn bằng việc tham khảo các tiêu chuẩn đúng hay sai về mặt đạo đức” (J.A. Barnes, 1979; trang 16).
Bạn đang xem: Đạo đức trong nghiên cứu khoa học
Xem thêm : Trào lưu là gì?
Barnes đã đưa ra sự phân định và đặt cơ sở cho quan điểm các quyết định đạo đức cần dựa trên các nguyên tắc chứ không dựa vào sự thích hợp. Đây là một điển ghi nhớ quan trọng. Các quyết định đạo đức không chỉ được xác định trên cơ sở sự thuận tiện cho nhà nghiên cứu hay đề tài nghiên cứu mà nhà nghiên cứu đó đang tham gia. Người ta cần quan tâm đến điều gì là đúng, không chỉ đối với đề tài nghiên cứu, nhà tài trợ nghiên cứu hay nhà nghiên cứu mà còn đối với những người tham gia trong nghiên cứu. Các quyết định đạo đức sẽ phải dựa trên các giá trị của nhà nghiên cứu và cộng đồng nghiên cứu, nhà tài trợ, những người tham gia vào nhóm nghiên cứu và sẽ dựa trên những thương lượng giữa nhóm nghiên cứu nói trên và kể cả những người đóng vai trò kiểm soát, đánh giá các thông tin mà nhà nghiên cứu thu được. Việc thực hiện các giám sát trong quá trình nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến chính các quyết định đạo đức của các nhà nghiên cứu khoa học.
Các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu khoa học
Nguyên tắc tôn trọng con người
Nguyên tắc tôn trọng con người kết hợp ít nhất hai vấn đề đạo đức nền tảng là:
- Tôn trọng quyền tự quyết: Các cá nhận có quyền quyết định tham gia hoặc không tham gia vào một nhóm nghiên cứu khoa học. Họ phải được đối xử một cách tôn trọng. Nhà nghiên cứu sẽ vi phạm đạo đức nghiên cứu nếu ép buộc bất kỳ người nào đó tham gia vào nhóm nghiên cứu của mình dù là người đó có khả năng hoặc không có khả năng tự cân nhắc để đưa ra các quyết định cá nhân.
- Bảo vệ những người bị hạn chế hoặc giảm sút quyền tự quyết: Nhà nghiên cứu khi tiến hành một nghiên cứu khoa học cần đảm bảo an toàn, chống lại mọi xâm hại, lạm dụng đối với người bị phụ thuộc vào hoàn cảnh hoặc bị tổn thương, ví dụ như: phụ nữ, trẻ em, người nghèo…
Nguyên tắc hướng thiện
Xem thêm : Lý thuyết vai trò (Role Theory)
Nguyên tắc này được đề ra nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo nghĩa vụ của mọi nghiên cứu khoa học là phải tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa tác hại. Đây là nguên tắc nâng dần đến các chuẩn mực đòi hỏi rằng rủi ro nghiên cứu phải ở mức hợp lý so với lợi ích mong đợi; thiết kế nghiên cứu phải hợp lý và người thực hiện nghiên cứu phải có đủ năng lực chuyên môn để bảo vệ lợi ích của đối tượng nghiên cứu. Nguyên tắc này còn ngăn cấm mọi sự gây hại có chủ tâm đến con người, xã hội nói chung khi thực hiện các nghiên cứu khoa học.
Nguyên tắc công bằng
Nguyên tắc công bằng đề cập đến nghĩa vụ đạo đức là phải đối xử với mọi người nghiên cứu một cách đúng đắn và phù hợp về mặt đạo đức, phải đảm bảo mỗi cá nhân tham gia vào nghiên cứu phải nhận được tất cả những gì mà họ có quyền được hưởng. Trong đạo đức nghiên cứu liên quan đến con người, nguyên tắc là chủ yếu đề cập tới sự phân chia công bằng, trong đó công bằng cả thiệt thòi lẫn lợi ích của việc tham gia nghiên cứu cho mọi đối tượng. Sự khác nhau về phân chia thiệt thòi và lợi ích chỉ được chấp thuận khi sự khác biệt về đạo đức giữa người này với người kia; một trong những khác biệt đó chính là “ tính dễ bị tổn thương”. “Tính dễ bị tổn thương” đề cập đến một người không có đủ khả năng để bảo vệ lợi ích của mình hay thiếu năng lực để đưa ra quyết định đồng ý, ví dụ người nghèo, thành viên cấp dưới, thành viên phụ thuộc của nhóm người có cấu trúc thứ bậc.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức