Đơn vị giao dịch và Đơn vị yết giá là gì?
Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá là gì? [Lytuong.net]
Nội Dung
1. Đơn vị giao dịch là gì?
Đơn vị giao dịch được hiểu là một khối lượng chứng khoán tối thiểu thích hợp được quy định trong một lệnh giao dịch. Đơn vị giao dịch tác động trực tiếp đến sự cân đối quan hệ cung cầu chứng khoán trong giao dịch. Nếu đơn vị giao dịch lớn sẽ hạn chế khả năng tham gia của những nhà đầu tư nhỏ. Ngược lại, nếu đơn vị giao dịch nhỏ sẽ lãng phí thời gian và chi phí giao dịch. Vì vậy, căn cứ vào điều kiện về phát triển kinh tế, về thu nhập và khả năng tiết kiệm của nhà đầu tư, căn cứ vào quy mô thị trường… mà mỗi sở giao dịch có những quy định cụ thể về đơn vị giao dịch cho phù hợp.
Bạn đang xem: Đơn vị giao dịch và Đơn vị yết giá là gì?
Ví dụ: Ở sở giao dịch Hàn Quốc, đơn vị giao dịch là 10 cổ phiếu, do đó trên thị trường chỉ chấp nhận những giao dịch có quy mô là 10 hoặc bội số của 10. Những lệnh mua hoặc bán dưới 10 cổ phiếu không được chấp nhận trong sở. Sở giao dịch chứng khoán NewYork quy định đơn vị giao dịch là 100 cổ phiếu và được gọi là “lô chẵn”, số lượng cổ phiếu mua hoặc bán ít hơn 100 được gọi là “lô lẻ”.
Liên hệ thực tế ở Việt Nam
Tại SGDCK TPHCM:
- Lô chẵn (round-lot): mỗi lô chứng khoán gồm 10 CP/CCQ, khối lượng giao dịch tối đa 19.990 CP/CCQ. Giao dịch lô chẵn là giao dịch có số lượng từ 10 đến 19.990 và là bội số của 10 được giao dịch theo phương thức khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.
- Lô lẻ (odd-lot): là giao dịch có số lượng từ 1- 9 CP/CCQ, được giao dịch trực tiếp giữa khách hàng và công ty chứng khoán.
- Lô lớn (block-lot): ≥ 20.000 CP/ CCQ giao dịch theo phương thức thỏa thuận (từ 7/5/07).
- Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thỏa thuận trái phiếu.
Tại SGDCK HN:
– Giao dịch cổ phiếu: – Khớp lệnh 100 CP – Thỏa thuận: tối thiểu 5000 CP
– Giao dịch trái phiếu: tối thiểu 100 triệu đồng mệnh giá.
2. Đơn vị yết giá (quotation unit) là gì?
Đơn vị yết giá là đơn vị tiền tệ tối thiểu được quy định đối với việc định giá.
Xem thêm : Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa, Vận dụng
Ví dụ: đơn vị yết giá là 1/8 USD thì các lệnh giao dịch được chấp nhận là: 10 1/8, 10 1/4, 10 3/8,… còn lệnh 10 1/10 sẽ không được chấp nhận. Hầu hết các SGDCK đều quy định đơn vị yết giá nhằm tạo thuận lợi cho việc giao dịch trên thị trường cũng như việc phối hợp các đơn đặt hàng để đỡ mất nhiều thời gian, giảm chi phí giao dịch. Quy định đơn vị yết giá rộng mang lại sự tập trung về mức giá, nhưng lại hạn chế sự lựa chọn mức giá của nhà đầu tư. Ngược lại, đơn vị yết giá hẹp cho phép nhà đầu tư có nhiều lựa chọn về mức giá, nhưng lệnh giao dịch có thể bị dàn trải.
Thông thường đơn vị yết giá chỉ quy định đối với giao dịch khớp lệnh. Giao dịch thỏa thuận thường không quy định đơn vị yết giá.
Liên hệ thực tế ở Việt Nam
Tại SGDCK TPHCM:
– Đối với giao dịch khớp lệnh cổ phiếu và chứng chỉ quỹ:
- Với mức giá ≥ 000 đ, đơn vị yết giá là 1.000 đ.
- Với mức giá từ 50.000 – 99.500 đ, đơn vị yết giá là 500 đ.
- Với mức giá ≤ 49.900 đ, đơn vị yết giá là 100 đ.
– Không quy định đơn vị yết giá đối với phương thức thoả thuận.
Tại SGDCK HN: Đơn vị yết giá là 100 đ đối với cổ phiếu và trái phiếu giao dịch theo phương thức khớp lệnh.
3. Biên độ dao động giá
Hầu hết các thị trường chứng khoán đều quy định biên độ dao động giá nhằm hạn chế sự biến động quá mức của giá chứng khoán trên thị trường.
Ví dụ: Ở Việt Nam, biên độ dao động giá là ± 5%, ±7%, ±10%…; ở SGDCK Bangkok quy định trần là 33%, sàn là 27%; SDGCK NewYork: chỉ số Dows Jones giảm 250 điểm thì ngừng hoạt động trong 30 phút, giảm 400 điểm thì ngừng giao dịch 40 phút…
Giới hạn thay đổi giá hàng ngày được xác định dựa trên giá cơ bản thường là giá đóng cửa ngày hôm trước, mức giá đó là giá tham chiếu.
Xem thêm : Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ
Giá tham chiếu là mức giá làm cơ sở để tính toán biên độ dao động giá hoặc các giá khác nhau trong ngày giao dịch.
Trên cơ sở giá tham chiếu, giới hạn dao động giá của các chứng khoán được tính như sau:
Giá tối đa (còn gọi là giá trần) = Giá tham chiếu × (1 + biên độ dao động giá)
Giá tối thiểu (còn gọi là giá sàn) = Giá tham chiếu × (1 – biên độ dao động giá)
Việc xác định giá tham chiếu do cơ quan quản lý nhà nước về CK & TTCK của các quốc gia quy định, phụ thuộc vào tình hình thị trường trong từng thời kỳ.
Ví dụ: Ở Việt Nam, giá tham chiếu được xác định như sau:
– Giá tham chiếu của CP, CCQ, TP đang giao dịch bình thường là giá đóng cửa ngày giao dịch trước đó.
– Trường hợp chứng khoán mới niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên SGDCK nhận lệnh giao dịch không giới hạn biên độ dao động giá và lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch làm giá tham chiếu. Biên độ dao động giá được áp dụng từ ngày kế tiếp.
– Trường hợp chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát, chứng khoán không còn thuộc diện bị kiểm soát, chứng khoán bị ngừng giao dịch trong thời gian quy định thì giá tham chiếu được xác định tương tự trường hợp chứng khoán mới niêm yết.
(Lytuong.net – Nguồn tham khảo: topica.edu.vn)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức