Kết cấu nghệ thuật là gì?
1. Khái niệm kết cấu nghệ thuật
Về khái niệm kết cấu nghệ thuật, có một số cách hiểu như sau:
– Kết cấu nghệ thuật là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. (Trần Đình Sử, Văn học tập 1. Nxb Hà Nội, 1993).
Bạn đang xem: Kết cấu nghệ thuật là gì?
– Kết cấu là sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật tức là sự cấu tạo tác phẩm tùy theo nội dung và thể tài. (Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999).
Xem thêm : Phim Xuyên Không Trung Quốc Hay Nhất 2023
– Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm. (Phạm Đăng Dư, Lê Lưu Oanh, Giáo trình lí luận văn học, Nxb Giáo dục, 1997)
Như vậy có thể hiểu kết cấu là toàn bộ sự tổ chức các yếu tố trong chỉnh thể nghệ thuật nhằm chuyển tải những nội dung nhất định. Kết cấu sẽ ra đời cùng với ý đồ nghệ thuật của tác phẩm và sẽ được cụ thể hóa cùng sự phát triển của hình tượng. Giữa kết cấu với kĩ thuật, thủ pháp có sự khác biệt. Kĩ thuật và thủ pháp cũng là cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố nghệ thuật để tạo thành nội dung tác phẩm. Tuy nhiên, kĩ thuật và thủ pháp có hạn còn kết cấu thì vô hạn. Cùng một nội dung nhưng với những cá tính sáng tạo khác nhau sẽ cho ra đời những cách cấu tạo, những biện pháp chuyển nghĩa khác nhau. Thực tế cho thấy, cũng sử dụng hệ thống thủ pháp như thế nhưng mỗi tác phẩm văn học là một kết cấu độc đáo, không lặp lại.
2. Vai trò của kết cấu nghệ thuật
Kết cấu góp phần triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện, cấu trúc hợp lí hệ thống nhân vật, tổ chức điểm nhìn trần thuật, tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ.
Xem thêm : Chi ngân sách nhà nước là gì? Nội dung, phân loại, nguyên tắc chi
Kết cấu là phương tiện khái quát nghệ thuật. Nhờ kết cấu mà các hiện tượng, sự vật, con người được liên kết lại trong một chỉnh thể nội dung nhất định, từ đó góp phần bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Sự lặp lại cấu trúc định nghĩa “quê hương là…” trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân cùng với việc đưa ra những hình tượng thơ gần gũi như: Chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, đêm trăng… đã thể hiện tình yêu quê hương, sự gắn bó của trẻ thơ với những cảnh tượng thân thuộc như góc nhìn quê hương.
Kết cấu góp phần thể hiện nổi bật những nội dung chính yếu của nghệ thuật. Bài thơ Thả diều của Trần Đăng Khoa có đến bảy khổ nhưng nội dung chính tập trung ở khổ kết với hình ảnh đối lập giữa sự bay bổng tự do, ngạo nghễ của cánh diều với hình ảnh hố bom – biểu trưng cho không gian chiến tranh khốc liệt. Kết cấu vòng tròn với việc lặp lại hình ảnh “Chú bé loắt choắt/Cái xắc xinh xinh/ Cái chân thoăn thoắt/Cái đầu nghênh nghênh…” ở đầu và cuối bài thơ Lượm của Tố Hữu đã thể hiện rõ sự bất tử của nhân vật. Kết thúc tác phẩm bằng những dòng thơ ấy cũng đã góp phần xóa tan ấn tượng về những mất mát, đau thương và để cảm hứng lạc quan, niềm tin vào cách mạng và thế hệ trẻ được thăng
Kết cấu thể hiện quá trình lựa chọn, sắp xếp chất liệu hiện thực của nhà văn để biểu hiện một tư tưởng nghệ thuật, một chân lí khái quát về đời sống. Kết cấu cũng phản ánh quá trình tư duy, vận động nghệ thuật của nhà văn.
(Nguồn tham khảo: Bùi Thanh Truyền, Giáo trình văn học 2)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức