Lịch sử Ấn Độ cận đại (Thế kỷ 16-20)
Nội Dung
I – Ấn Độ trước khi Chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm nhập, sự suy tàn của đế quốc Đại Môgôn
1. Đế quốc Đại Môgôn
Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn và đông dân nằm ở phía nam châu Á. Bước vào đầu thời kỳ cận đại của lịch sử thế giới, dân cư ở Ấn Độ có chừng 100 triệu người bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, có nền kinh tế khá phát triển và nền văn hóa lâu đời phong phú. Đầu thế kỷ XVI, lợi dụng sự suy yếu về quân sự do những cuộc chiến tranh liên miên giữa các vương quốc ở Ấn Độ, một quý tộc người Udơbếch ở Cabun là Babua đã dẫn quân xuống miền Bắc Ấn. Năm 1526, Babua đánh chiếm Đêli và các vùng lân cận ở phía bắc Ấn Độ, tự xưng là hoàng đế của đế quốc Đại Môgôn.
Những người kế tục Babua tiếp tục mở mang bờ cõi, nhất là dưới thời người cháu của ông ta là Acaba (1556-1605), đất đai của đế quốc được mở rộng đến cả vùng Ápganixtan, toàn bộ miền Bắc và Trung Ấn. Đến nửa sau thế kỷ XVII, biên giới đế quốc lan tới phía nam sông Gônđaviri. Một số vương quốc ở miền Nam bán đảo vẫn còn giữ được độc lập.
Bạn đang xem: Lịch sử Ấn Độ cận đại (Thế kỷ 16-20)
2. Chế độ ruộng đất và tình cảnh người nông dân Ấn Độ
Đến thế kỷ XVII, chế độ phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị ở Ấn Độ. Trong các dân tộc ở biên giới phía Tây bắc và Đông bắc còn duy trì đậm nét nhiều dấu vết của chế độ công xã nguyên thủy. Tuy nhiên, ruộng đất trong toàn quốc đều thuộc quyền sở hữu quốc gia phong kiến. Nhà vua có quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, đứng đầu nhà nước và đại diện cho toàn bộ giai cấp phong kiến. Phương thức bóc lột nông dân chủ yếu là thu thuế và nông dân phải nộp tô dưới hình thức thuế đất rất nặng nề.
Hệ thống thái ấp quân sự – Để bảo đảm cho sự bóc lột nông dân, triều đại Môgôn đã đặt ra chế độ thái ấp, quân sự trên cơ sở quan hệ ruộng đất phong kiến. Theo đó, vua chỉ trực tiếp nắm giữ 1/8 ruộng đất. Tô thuế thu được trên những mảnh ruộng đất dùng để chi phí cho triều đình và quân đội. Phần lớn đất đai còn lại đem phân cho quý tộc phong kiến dưới hình thức thái ấp quân sự nhưng vẫn thuộc sở hữu nhà nước, không được cha truyền con nối. Mối lãnh chúa có nghĩa vụ nuôi cho hoàng đế một đội kỵ binh, số lượng quân lính tùy thuộc diện tích của thái ấp. Do nghĩa vụ đó, lãnh chúa được quyền thu thuế trên những mảnh ruộng trong thái ấp và có quyền hành vô hạn đối với các công xã nằm trong lãnh địa của mình. Lãnh chúa còn bắt nông dân – mỗi thái ấp thường có mấy vạn người – đóng nhiều thứ thuế và chịu nhiều thứ xâu dịch khác. Trong thời Môgôn, thái ấp quân sự là hình thức chiếm hữu phong kiến cơ bản. Nhưng cạnh đó còn duy trì nhiều hình thức khác. Ở một số vùng thực hiện chế độ chiếm hữu cha truyền con nối, bọn phong kiến có quyền tự quyết định toàn bộ công việc trong lãnh địa và sử dụng tô thuế trên lãnh địa đó. Một phần ruộng đất thuộc quyền chiếm hữu cố định của tăng lữ.
Công xã nông thôn, – Mặc dầu quyền sở hữu ruộng đất thuộc về nhà nước phong kiến nhưng trên thực tế, công xã nông thôn vẫn là đơn vị sản xuất và đóng thuế cơ bản trong xã hội. Công xã nông thôn là những cộng đồng dựa trên quyền sở hữu chung về ruộng đất, kết hợp trực tiếp giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp và dựa trên sự phân công cố định. Thiết lập trên một mảnh đất rộng từ một trăm đến vài ba nghìn ac-păng, những cộng đồng ấy là những tổ chức sản xuất tự cung tự cấp. Phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng trực tiếp trong công xã, chỉ có một phần rất nhỏ còn thừa mới trở thành hàng hóa mà thường lọt vào tay nhà nước. Cho nên, việc sản xuất không có liên quan đến sự phân công do quan hệ trao đổi hàng hóa tạo nên. Công xã tổ chức cày cấy chung và phân chia sản phẩm cho các thành viên. Trong mỗi gia đình nông dân còn làm thêm việc kéo sợi, dệt vải để dùng cho bản thân họ. Ngoài ra, còn có một số người làm công việc chung được công xã đài thọ như thẩm phán, thu thuế, chưởng bạ, canh phòng, thủy lợi, tôn giáo, dạy học, chiêm tinh và một số thợ thủ công làm lò rèn, đồ gốm, đồ gỗ, cắt tóc…
Nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho nhà nước dưới hình thức thuế đất, một phần cho tầng lớp trên trong công xã và cho tăng lữ. Họ còn phải chịu xâu dịch, lao động ở các công trình nhà nước.
Tất cả quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên công xã đều có tính chất cha truyền con nối. Công xã đã buộc chặt người nông dân và thợ thủ công vào ruộng đất vì chỉ có ở trong công xã của mình – nơi mà ông cha đã sống và lao động từ đời này qua đời khác – người ta mới được phép làm một công việc nhất định. Rời khỏi công xã đến nơi khác, họ trở thành dân ngụ cư không có quyền hành. Về pháp lý, đa số nông dân là những người tự do nhưng trên thực tế, họ bị trói buộc vào công xã.
Dưới thời đế chế Môgôn, công xã nông thôn Ấn Độ lộ ra những mầm mống tan rã. Chế độ thu thuế bằng tiền dần dần phá vỡ tính chất đóng cửa của nền kinh tế công xã. Đất đai của công xã biến thành đất sở hữu tư nhân của phong kiến và của nông dân cá thể. Tầng lớp trên trong công xã dần dần tập trung vào tay mình một phần đáng kể những khoảnh đất của các thành viên công xã. Sự tập trung được tiến hành bằng cách chiếm đoạt đất đai không thừa kế, hoặc bằng cách mua đất của những nông dân bần cùng. Việc mua bán ruộng đất diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi trong nước. Những đất đai đó về thực tế đã chuyển vào tay bọn phong kiến hoặc vào một số nông dân khá giả. Họ sử dụng sức lao động của những nông dân ngụ cư, của những người cùng khổ ở địa phương và những người thuộc đẳng cấp thấp hèn trong xã hội. Những người đó trở thành tá điền cấy rẽ hay cố nông.
Như vậy, sự du nhập quan hệ hàng hóa tiền tệ và việc chuyển sang tô tiền đã dẫn đến hiện tượng không bình đẳng về tài sản trong công xã và xuất hiện quan hệ bóc lột dưới nhiều hình thức khác nhau. Nó cũng làm cho nhu cầu về tiền của nông dân tăng lên. Điều đó tạo điều kiện cho việc phát triển nghề cho vay. Những người cho vay nặng lãi bao gồm cả tầng lớp trên trong công xã và thương nhân ngày càng đông đảo ở nông thôn. Người thợ thủ công trong công xã trước đây chỉ lo đáp ứng các nhu cầu trong nội bộ công xã thì nay họ kết hợp với việc sản xuất một số hàng hóa bán ra thị trường.
Tại một số nơi ở Bengan, Biha cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII, đáng lẽ người thợ nhận một phần hoa lợi thường lệ của công xã thì lại nhận tiền của nông dân để làm những món đặt hàng của họ hoặc bán cho họ những sản phẩm lao động khác. Những hình thức phân công lao động lâu đời giữa nghề nông và nghề thủ công trong nội bộ công xã bị phá vỡ dần, việc sản xuất ngày càng mang tính chất của quan hệ hàng hóa-tiền tệ. Chính những điều đó đã làm tan rã chế độ công xã nông thôn, phá vỡ chế độ sở hữu quốc gia phong kiến về ruộng đất. Sự diễn biến cơ bản của chế độ ruộng đất trong thế kỷ XVII là việc chuyển từ chế độ sở hữu quốc gia phong kiến sang chế độ tư hữu phong kiến và đồng thời là việc chuyển quyền sở hữu ruộng đất của công xã sang chế độ tư hữu nông dân.
3. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Ấn Độ vốn là một trong những nước có nghề thủ công nổi tiếng thế giới như hàng dệt tay tinh xảo bằng bông, lông thú, lụa… Những xưởng thủ công không chỉ sản xuất cho nhu cầu trong nước mà còn xuất cảng một phần đáng kể ra nước ngoài. Do đó, nền ngoại thương phát triển đem lại cho Ấn Độ một khối lượng vàng bạc khá lớn. Thương gia Ấn Độ liên hệ chặt chẽ với phong kiến và ngay chính tầng lớp phong kiến cũng thường tham gia buôn bán.
Đầu thế kỷ XVII, công thương nghiệp Ấn Độ có chiều hướng tiến bộ. Vai trò của các thành phố từ dinh lũy của lãnh chúa phong kiến dần dần trở thành những trung tâm thủ công nghiệp. Nhiều thành phố mới xuất hiện nối liền các thị trường trong nước cũng như liên hệ với thị trường bên ngoài. Sự giao lưu hàng hóa giữa thành thị và nông thôn được tăng cường.
Do đó, thợ thủ công trước đây chỉ sản xuất theo yêu cầu của khách đặt hàng hay đem bán trong thị trường địa phương nhỏ hẹp thì nay, họ dần dần trở thành người sản xuất hàng hóa. Sản phẩm của họ được tiêu thụ trên các thị trường rộng lớn với vai trò trung gian của thương nhân hay người bao mua.
Sự phát triển của thương nghiệp làm cho tầng lớp thương nhân và cho vay nặng lãi mở rộng hoạt động, có ảnh hưởng trên phạm vi toàn Ấn Độ. Những thị trường địa phương hình thành trên cơ sở sự phân công giữa nghề thủ công và nghề nông được đẩy mạnh và sự chuyên môn hóa trong nông nghiệp được tăng cường. Trong thế kỷ XVII nhiều vùng không thể tự túc lương thực, nên phải nhập từ các vùng khác, làm cho việc trao đổi hàng hóa trở nên nhộn nhịp.
Như vậy, cho đến trước khi thực dân châu Âu mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược, ở Ấn Độ sự phân công lao động trong xã hội được đẩy mạnh, các thị trường địa phương hình thành, vai trò kinh tế của thành phố được tăng cường, công xã nông thôn bắt đầu tan rã, nghề thủ công gia đình biến thành sản xuất hàng hóa nhỏ, người thợ thủ công bị lệ thuộc vào tầng lớp thương nhân và cho vay, một số xưởng lớn và công trường thủ công ra đời. Điều đó chứng tỏ rằng ở Ấn Độ đã bắt đầu xuất hiện một số điều kiện để sau này dẫn tới sự tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
4. Tình hình xã hội Ấn Độ
Một vấn đề khá quan trọng trong đời sống xã hội Ấn Độ là tình trạng phức tạp về dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp.
Trong khoảng 100 triệu dân có rất nhiều dân tộc với trình độ phát triển khác nhau. Bên cạnh những bộ phận đang ở thời kỳ phong kiến trong những vương quốc độc lập thì vẫn còn không ít bộ lạc sống rải rác khắp vùng biên giới phía bắc trong tình trạng rất lạc hậu. Những cuộc chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến càng khơi sâu sự chia rẽ dân tộc và làm suy yếu đất nước.
Hai tôn giáo lớn của Ấn Độ là đạo Ấn Độ (Hinđu) và đạo Hồi (Islam). Có khoảng 2/3 dân số theo đạo Ấn Độ, nhưng đạo Hồi lại được coi là tôn giáo chính thống của đế quốc Đại Môgôn. Ngoài ra còn có đạo Phật và nhiều thứ tôn giáo nguyên thủy khác. Sự khác nhau về tôn giáo thường gắn liền với sự cách biệt về đẳng cấp. Ở một số vùng, nông dân theo đạo Ấn Độ trong khi tầng lớp phong kiến theo đạo Hồi. Ở nơi khác có hiện tượng ngược lại. Bọn bóc lột thường lợi dụng điều đó để tăng cường áp bức giai cấp.
Sự phân chia đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ diễn ra khá phức tạp. Dưới vua có tăng lữ và quý tộc quân sự được coi là đẳng cấp cao nhất. Sau đó đến đẳng cấp gồm nhà buôn, bọn cho vay lãi, thợ thủ công, nông dân và binh lính. Thấp nhất là đẳng cấp gồm nông dân và thợ thủ công nghèo khổ. Ngoài ra, những người Paria bao gồm những người bị khinh rẻ nhất, không ai đụng tới, đến cái bóng của họ cũng bị coi là làm uế tạp các nhà quyền quý, đi ngoài đường phải đeo chuông để những người ở đẳng cấp khác xa lánh. Nếu đi đường mà gặp người thuộc các đẳng cấp cao hơn, họ phải tránh xa cách chừng 20 bước. Ranh giới giữa các đẳng cấp được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Người ở đẳng cấp trên không được kết hôn với người đẳng cấp dưới. Khi bị đuổi ra khỏi đẳng cấp, họ sẽ không có chỗ đứng trong xã hội. Chế độ đẳng cấp dẫn đến tình trạng bất công và chia rẽ.
Sự khác biệt về dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp cùng với những thành kiến sâu sắc, những lễ nghi phức tạp, những tâp tục lạc hậu… làm trở ngại sự thống nhất và sự phát triển của Ấn Độ. Tuy nhiên, dưới ách thống trị khắc nghiệt của chế độ phong kiến, quần chúng nhân dân vẫn đoàn kết đấu tranh để giải phóng khỏi ách áp bức dân tộc và giai cấp, chống lại triều đình phong kiến Môgôn.
5. Cuộc đầu tranh chống phong kiến và sự suy tàn của Đế quốc Đại Môgôn
Cuộc đấu tranh chống phong kiến bùng nổ ở nhiều nơi trên đất Ấn Độ. Ở Penjap, cuộc khởi nghĩa diễn ra dưới ngọn cờ của giáo phái Xích. Giáo phái Xích (có nghĩa là môn đồ) hình thành từ đầu thế kỷ XVI ở các thành thị. Người sáng lập là Nanăc (1459-1538) chủ trương thực hiện sự bình đẳng trước Thượng đế, huỷ bỏ chế độ đẳng cấp, hòa giải giữa Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Ban đầu, nó phản ánh sự đối lập của thị dân đối với phong kiến. Nhưng đến cuối thế kỷ XVII, tham gia phong trào còn có đông đảo nông dân và thợ thủ công. Dưới sự lãnh đạo của Banđơ, trong những năm 1713-1715, cuộc khởi nghĩa lan rộng trên một phần lớn đất đai của Penjap. Mặc dầu bị đàn áp, nghĩa quân đã giáng đòn tấn công mãnh liệt vào chế độ phong kiến Môgôn và chính quyền hà khắc ở Bắc Ấn Độ. Kiên trì cầm vũ khí, người Xích tiếp tục đấu tranh, đến năm 1761 họ thiết lập được chính quyền và tuyên bố thành lập ở Penjap một quốc gia độc lập. Ruộng đất được coi là sở hữu chung của công xã người Xích. Nhưng dần dần, một bọn quý tộc phong kiến mới trong giáo phái hình thành và lại tiến hành áp bức bóc lột quần chúng.
Một phong trào phản phong rộng lớn khác của người Đơjat bùng nổ ở Tây bắc Ấn Độ trong những năm cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII. Sau nhiều lần nổi dậy tấn công vào chính quyền Môgôn, năm 1671-1672, họ đã đánh chiếm Đêli, đuổi cổ bọn phong kiến và bọn thầu thuế. Tuy bị đàn áp, họ vẫn không ngừng đấu tranh và tiến tới thành lập một vương quốc độc lập ở phía nam Đêli.
Cuộc đấu tranh của các dân tộc Ấn Độ chống nên thống trị Môgôn cũng diễn ra khắp nơi. Đáng chú ý nhất là phong trào khởi nghĩa của người Marat ở miền Nam Ấn Độ. Từ khi bị phong kiến Môgôn chinh phục, đất nước của người Marat là Maharaxtơra bị phân chia thành những thái ấp lớn trao cho bọn địa chủ Hồi giáo. Điều đó không những làm cho nông dân chịu khổ cực bội phần mà còn đụng chạm tới quyền lợi của bọn phong kiến. Vì vậy, tham gia phong trào đấu tranh, ngoài nông dân còn có tầng lớp phong kiến, đứng đầu là Sivatji (1627-1680). Đội quân của Sivatji bao gồm đông đảo nông dân đã tỏ ra là một lực lượng hùng mạnh, có tinh thần chiến đấu cao, thông thạo địa hình nên đã giáng nhiều đòn quyết liệt vào quân đội nhà vua. Năm 1674, một phần lớn đất đai của người Marat được giải phóng, Sivatji tuyên bố trở thành quốc vương của Maharaxtơra.
Cũng trong thời kỳ này, nhiều vương quốc độc lập khác dần dần xuất hiện ở vùng Bengan, Aođơ, Haiderabat, Rạịatxtan… Hoàng đế Môgôn vẫn tự coi mình là kẻ thống trị tối cao, nhưng thực tế, quyền hạn bị thu hẹp khá nhiều.
Trong những năm 40, chính quyền Môgôn phải đương đầu với cuộc tiến quân xâm lược của Iran. Tiếp đó, người Ápganixtah tấn công sang Ấn Độ, đặt được nên thống trị ở Penjap, Casơmia, lưu vực sông Anhduyt và Đêli. Người Xích và quân đội Marat đã đứng lên chống ngoại xâm nhưng không còn đủ khả năng đánh bại đối thủ. Về phần mình, Ápganixtan cũng không thiết lập được nền thống trị trên toàn cõi Ấn Độ.
Tình hình đó bộc lộ rõ rệt sự suy tàn của đế quốc Môgôn và ngay những vương quốc mạnh nhất khi đó cũng có nhiều dấu hiệu suy yếu. Nó đánh dấu giai đoạn mạt kỳ của chế độ phong kiến ở Ấn Độ. Giữa lúc đó , thực dân phương Tây đặt chân lên Ấn Độ và từng bước tiến hành cuộc chiến tranh ăn cướp trên bán đảo rộng lớn này.
II – Quá trình xâm lược của thực dân Anh và phong trào đấu tranh chống xâm lược
1. Sự xâm nhập bước đầu của thực dân phương Tây vào Ấn Độ
Từ thế kỷ XVI, thực dân phương Tây đã dòm ngó và từng bước xâm nhập vào thị trường phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ. Sau khi mở con đường biển đến Ấn Độ, Bồ Đào Nha chiếm một số căn cứ ở vùng bờ biển phía tây nam. Trong đó, Goa là vị trí quan trọng nhất. Đến nửa sau thế kỷ XVII, Hà Lan đánh bại ưu thế buôn bán của Bồ Đào Nha và cướp được một số căn cứ trừ vùng Goa, Điu và Đaman ở bờ biển phía tây.
Bằng vũ lực, thực dân Anh buộc chính phủ Môgôn trao quyền thiết lập một đại lý tạm thời ở Xurát, sau chuyển về Bombay. Đến giữa thế kỷ XVII, lập thêm căn cứ ở Mađrát, Cancutta… Thực dân Pháp xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XVII với những đại lý ở Săngđecnago, Pôngđisêri… Đan Mạch, Thụy Điển, Áo và nhiều nước khác cũng lần lượt đặt chân lên mảnh đất phì nhiêu này. Các nước châu Âu đều thực hiện mưu đồ xâm lược thông qua hoạt động của các công ty Đông Ấn Độ – một tổ chức nắm độc quyền của mỗi nước trong việc buôn bán với phương Đông.[46]
Đến giữa thế kỷ XVIII, hoạt đông của các công ty được đẩy manh, Pháp chiếm được một số ưu thế nhất định ở Ấn Độ: thành lập những đội quân đánh thuê người Ấn (Xipay), đưa quân chiếm đóng một số nơi và được bọn phong kiến giúp đỡ, giành được hai vương quốc rộng lớn ở phía nam là Haiđerabat và Cácnatich. Điều đó làm cho Anh lo sợ và cố giành quyền bá chủ. Do những cuộc chiến tranh ở châu Âu, cuộc xung đột vũ trang giữa Anh và Pháp diễn ra ở Ấn Độ (1746-1763). Kết quả, Pháp bị thất bại, chỉ giữ được Pôngđisêri và 4 thành phố vùng ven biển. Tuy nhiên, Anh cũng chưa chiếm được nhiều đất đai lắm.
2. Thực dân Anh tăng cường bành trướng và phong trào nhân dân đấu tranh chống xâm lược
Sau khi chiếm được ưu thế so với các nước phương Tây khác ở Ấn Độ, thực dân Anh tăng cường bành trướng đất đai. Từ Mađrat, chúng biến vương quốc Cácnatich thành thuộc quốc. Chúng tăng cường hoạt động ở vùng Bengan, nơi đã đặt được 150 kho hàng và 15 đại lý lớn. Nhưng ở đây, chúng gặp phải sự kháng cự của nhân dân Bengan do nhà vua trẻ tuổi Xirat Ut Đôilê đứng đầu. Nghĩa quân đã chiếm được Cancutta, buộc bọn thực dân Anh phải bỏ chạy. Sau đó, Anh điều quân về đàn áp. Trận Plêxi năm 1757 diễn ra rất ác liệt, bảy vạn quân Bengan chiến đấu kiên cường nhưng bị thất bại. Xirat Ut Đôilê bị bắt và bị hành hình. Quân Anh tàn phá thành phố Bengan, cướp đoạt trên 40 triệu đồng bảng, đốt trụi nhà cửa, đường phố. Sự đàn áp của quân Anh gây nên lòng căm phẫn trong nhân dân. Nhiều cuộc đấu tranh chống xâm lược bùng nổ ở những thành phố lớn thuộc Bengan được sự ủng hộ của vương quốc láng giêng Aođơ và của các đội quân Ápganixtan từ Đêli tới. Nhưng lực lượng nghĩa quân bị đánh bại. Công ty Đông Ấn Độ của Anh giành được quyền thu thuế, đóng quân, lập tòa án và thiết lập bộ máy cai trị trên mảnh đất rộng lớn nhất của Ấn Độ. Vương quốc Aođơ cũng không thoát khỏi số phận lệ thuộc vào Anh.
Ở phía nam, vương quốc Haiđerabat khá rộng lớn bị Anh chinh phục.
Ở phía tây, bọn thực dân từ Bombay định bành trướng ra vùng xung quanh. Thấy rõ nguy cơ mất nước, nhà vua Haida Ali của vương quốc Maixuya – vương quốc rộng lớn nhất ở nam Ấn – tập hợp lực lượng kháng chiến. Sau khi Haida Ali chết, con trai là Tipu lên ngôi vẫn tiếp tuc cuộc “chiến tranh thần thánh”, kêu gọi sự thống nhất của các vương quốc Ấn Độ và chiến đấu rất kiên cường. Nhưng thực dân Anh xảo quyệt lôi kéo các quốc vương xung quanh, cô lập Maixuya, tiến hành đàn áp buộc Tipu phải ký hòa ước năm 1792 cắt một nửa lãnh thổ cho Công ty Đông Ấn Độ. Đến năm 1796, chúng nổ súng tấn công vào phần đất còn lại của Maixuya và chinh phục hoàn toàn vương quốc này, Tipu bị tử trận.
Như vậy, đến cuối thế kỷ XVIII, những vùng đất giàu có nhất của Ấn Đô như Bengan, các nước xung quanh (Biha, Oritxa, Aođơ) và toàn bộ miền Nam Ấn rơi vào tay thực dân Anh.
Song song với quá trình xâm lược, thực dân Anh nhanh chóng đặt ách thống trị ở Ấn Độ. Cơ quan có toàn quyền cai trị ở đây là Công ty Đông Ấn Độ – “từ một quốc gia thương mại đã biến thành một quốc gia quân sự và có lãnh thổ”. Các chính khách, bọn con buôn và tập đoàn thống trị ra sức củng cố địa vị trong công ty để qua đó tăng cường bóc lột Ấn Độ. Năm 1773, Nghị viện Anh thông qua đạo luật về việc cai trị Ấn Độ, quy định tổng đốc của Công ty ở Cancutta đồng thời giữ chức toàn quyền trên toàn bộ lãnh địa Anh ở Ấn Độ. Viên toàn quyền cùng với một hội đồng do chính phủ Anh chỉ định nắm quyền hành chính, bên cạnh có tòa án tối cao. Đồng thời ở Luân Đôn thiết lập một hội đồng kiểm soát các công việc của công ty ở Ấn Độ do nhà vua chỉ định bao gồm một số thành viên của nội các.
Tính chất của sự bóc lột trong thời kỳ này tương ứng với thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản Anh. Cho nên thủ đoạn bóc lột chủ yếu là thu thuế và vơ vét. Việc buôn bán giữa Anh và Ấn Độ được tiến hành theo một tỉ lệ thu thuế chênh lệch khá nghiêm trọng: hàng từ Ấn Độ sang Anh đóng thuế gấp 10 lần hàng từ Anh vào Ấn Độ. Hậu quả tất nhiên của sự cướp bóc đó là tình trạng ngày càng cùng khổ của nhân dân Ấn Độ. Nạn đói xảy ra liên tiếp, riêng năm 1770 đã có tới mười triệu người chết đói.
3. Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ và phong trào chống Anh nửa đầu thế kỷ XIX
Ở Ấn Độ, thế kỷ XIX được bắt đầu bằng việc mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Anh và những cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân. Năm 1806, các trung đoàn Xipai nổi dậy ở Benlua (Nam Ấn). Năm 1816 binh lính Ấn khởi nghĩa ở Bombay. Đông đảo quần chúng nông dân đứng lên chống Anh ở khắp nơi. Xêit Acmet Barenvi (1786-1831) đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của những người theo đạo Hồi, lập căn cứ ở biên giới phía tây bắc. Cấp tiến hơn là phong trào của Đadu Mian ở Bengan vừa chống xâm lược Anh, vừa tấn công vào bọn quý tộc phong kiến. Nhưng do tính chất phân tán, thiếu tổ chức và sự hạn chế về thành kiến tôn giáo nên phong trào bị thất bại. Để hoàn thành mưu đồ xâm lược, thực dân Anh chĩa mũi nhọn chủ yếu vào các vương quốc của người Marat ở miền Trung Ấn Độ. Ngay từ đầu, nhân dân Marat đã đứng lên đấu tranh chống xâm lược một cách kiên quyết. Nhưng tình trạng cát cứ phong kiến, chiến tranh liên tiếp giữa các vương quốc, sự thiếu năng lực lãnh đạo và mâu thuẫn gay gắt trong các tập đoàn phong kiến tạo nên thời cơ thuận lợi cho thực dân Anh. Cuộc chiến tranh năm 1803-1805 đem lại cho Anh thêm những phần đất ở miền Trung và ngay thủ đô Đêli cũng bị thất thủ. Đến năm 1817, vương quốc Marat hoàn toàn bị chinh phục. Từ đó, thực dân Anh tiếp tục bành trướng ra xung quanh và bán đảo Ấn Độ chỉ còn lại một quốc gia độc lập là Penjap.
Đầu thế kỷ XIX, do nhu cầu phát triển kinh tế và tăng cường sức mạnh chống ngoại xâm, khuynh hướng xây dựng một quốc gia tập quyền thể hiện rõ nét ở Penjap. Ranjit Xinh là người hoàn thành nhiệm vụ đó với một chính quyền mạnh mẽ, một quốc gia thống nhất, một đội quân hùng mạnh được nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển quyền lực và mở mang bờ cõi, Penjap không tránh khỏi mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và bọn phong kiến ngày càng gay gắt, mâu thuẫn dân tộc giữa người Xích với các dân tộc bị chinh phục như người Casơmia, người Patan… và mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị.
Sau khi Ranjit Xinh chết (1839), cuộc tranh chấp giữa các thế lực phong kiến bùng nổ. Quân đội Penjap đã kịp thời chặn đứng những âm mưu phản động. Năm 1841 họ nổi dậy giết bọn sĩ quan phản động, thành lập các “pantraiat” là những ủy ban do họ cử ra gồm 5 người. Pantraiat ở thủ đô Laho đã giành quyền kiểm soát những hành động của Chính phủ.
Bọn phong kiến Penjap lo sợ trước sức mạnh của quần chúng và hoạt động của các pantraiat đã cấu kết với thực dân Anh là kẻ đang muốn thanh toán nốt mảnh đất độc lập cuối cùng ở Ấn Độ. Cuối năm 1845, quân đội và nhân dân Penjap chiến đấu dũng cảm chống bọn xâm lược Anh. Nhưng do sự phản bội của bọn phong kiến, trong đó bọn sĩ quan cao cấp đã trao cho địch kế hoạch quân sự nên nghĩa quân bị thất bại. Penjap trở thành thuộc quốc của Công ty. Năm 1848, nhân dân Penjap kiên cường lại nổi dậy chống Anh, giành được thắng lợi ban đầu, nhưng sau đó bị thất bại.
Đến năm 1849, thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm toàn bộ đất đai Ấn Độ.
4. Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ
Xem thêm : Cà phê hạt và bột loại nào ngon?
Hành chính. – Ban đầu, công cụ để tiến hành xâm lược và thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là Công ty Đông Ấn Độ. Trong suốt thời gian 2 thế kỷ, hoạt động của Công ty nằm trong tay một nhóm độc quyền được sự ủng hộ và kiểm soát của chính phủ. Trong quá trình phát triển của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản Anh đông đảo và lớn mạnh thêm, đòi buôn bán tự do với các nước phương Đông. Năm 1813, Nghị viện Anh bãi bỏ độc quyền của Công ty trong việc buôn bán với Ấn Độ, nhưng vẫn duy trì bộ máy hành chính của nó. Đến năm 1832 đạo luật cải cách nghị viện làm tăng uy thế của tư sản công thương nghiệp, độc quyền của Công ty bị tước bỏ hoàn toàn nhưng nó vẫn có quyền lực lớn trong việc cai trị Ấn Độ.
Thực dân Anh đặt ách thống trị ở Ấn Độ dưới danh nghĩa là kẻ được nhà vua Đại Môgôn ban cho quyền hành đó. Giai cấp phong kiến Ấn Độ trở thành chỗ dựa của chúng và hoàng đế Môgôn thành vua bù nhìn.
Thực dân Anh lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách chia để trị. Trong vùng Ấn Độ thuộc Anh, chúng duy trì những quốc gia lớn như Haiđerabat, Maixuya, nhưng cũng có những quốc gia nhỏ chỉ bao gồm vài trăm ngàn dân.
Trong thời gian đầu, công cụ cai trị chủ yếu là quân đội, bộ máy tư pháp và thu thuế. Đến những năm 30 của thế kỷ XIX, quyền lực tập trung vào tay những tên trưởng khu nắm quyền hành chính, thu thuế và tư pháp. Tự y có thể xét xử, kết án và thi hành bản án đối với người không nộp thuế.
Chế độ ruộng đất. – Khi thực dân Anh đặt chân lên Ấn Độ thì nền kinh tế ở đây chủ yếu là nông nghiệp. Vì vậy, chúng không thể không chú ý ban hành một số chính sách ruộng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vơ vét bóc lột.
Năm 1793, chúng bắt đầu áp dụng “chế độ Daminđa vĩnh viễn”. Trước đây, Daminđa là những người thầu thuế trên từng khu vực nhất định. Họ thu thuế của nông dân trong những công xã thuộc khu vực đó, đem nộp một phần cho nhà nước và một phần được hưởng. Theo chế độ mới áp dụng ở Bengan, Biha, Oritxa… thì Daminđa được quyền sở hữu trên những mảnh đất mà họ thu thuế và được tự do sử dụng đất đai của công xã. Như vậy, quyền thừa kế ruộng đất và các quan hệ ruộng đất trong công xã nông thôn bị thủ tiêu. Các Daminđa trở thành tầng lớp địa chủ mới với những quyền hành phong kiến trước đây. Họ nộp cho Công ty theo mức cố định vĩnh viễn bằng 9/10 số thuế thu được của nông dân năm 1790 và khi nào không nộp đúng kỳ hạn thì ruộng đất của họ bị thu lại và bán đấu giá. Do đó, Daminđa thỏa sức bóc lột nông dân dưới hình thức thuế và các thứ lao dịch khác. Đương nhiên, Daminđa trở thành kẻ đồng minh và chỗ dựa xã hội của chủ nghĩa thực dân Anh. Một phần tư bản đáng lẽ được đưa vào kinh doanh công thương nghiệp thì lại được đầu tư vào ruộng đất. Một số nhà buôn mua đất cũng trở thành Daminđa.
Năm 1822, ở miền Trung Ấn, thực dân Anh áp dụng “chế độ Daminđa tạm thời”. Về cơ bản giống như chế độ “Daminđa vĩnh viễn”. Nhưng vì tình hình giá cả và thu hoạch thay đổi, bọn Daminđa kiếm được nhiều lãi nên cứ khoảng 25 – 30 năm, Công ty quy định lại số thuế một lần để tăng số thu nhập của Công ty. Khác với nơi có chế độ Daminđa vĩnh viễn, ở vùng này Daminđa không phải là đại phong kiến mà thường là loại phong kiến trung và nhỏ.
Ở miền Nam (Mađrat, Bombay…) là nơi vốn có chế độ tư hữu ruộng đất, thực dân Anh không thể tịch thu ruộng đất của nông dân cho Daminđa, nên chúng thi hành “chế độ
Raiôtvari”. Theo đó, nông dân vẫn cày cấy trên những trang trại cũ nhưng phải nộp thuế cho Công ty. Công ty Đông Ấn Độ biến thành một tập đoàn phong kiến đặc biệt. Thuế thu bằng tiền quá nặng làm cho người nông dân rơi vào vòng bóc lột của bọn cho vay lãi. Nông dân bị bóc lột tàn khốc và bị trói chặt vào mảnh ruộng, đời sống sa sút rõ rệt.
Chính sách ruộng đất của thực dân Anh dẫn đến hậu quả là một mặt tăng cường vơ vét bóc lột nhân dân Ấn Độ, mặt khác tạo nên một cơ sở xã hội vững chắc cho chúng là bọn Daminđa và các tầng lớp phong kiến khác. Công xã nông thôn bị phá vỡ. Ruộng đất và các địa sản khác của Công xã như đất hoang, bãi chăn nuôi, rừng, mỏ… đều thuộc quyền sở hữu của Công ty. Chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến không bị thủ tiêu mà trái lại được duy trì và củng cố dưới quyền hành vô hạn của Công ty Đông Ấn Độ.
Đồng thời, thực dân Anh mở những đồn điền rộng lớn trồng thuốc phiện, chàm, cà phê, thuốc lá để đem bán trên thị trường thế giới. Thuốc phiện trồng ở vùng Bengan chiếm vị trí quan trọng trong việc buôn bán giữa Anh với Trung Quốc và trở thành ngòi nổ của cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
Công thương nghiệp – Đối với nước Anh tư bản chủ nghĩa, Ấn Độ là một thuộc địa giầu có nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của nền công nghiệp và là một thị trường tiêu thụ hàng hóa, đem lại nguồn lợi nhuận to lớn.
Thực dân Anh thi hành chính sách thuế quan không bình đẳng: thuế hàng hóa của Anh nhập vào Ấn Độ chỉ bằng 2 – 3,5% giá trị hàng hóa trong khi hàng Ấn Độ nhập vào Anh phải chịu thuế 20 – 30%. Sự chênh lệch đó làm cho hàng hóa Anh tràn ngập thị trường Ấn Độ với giá rẻ và chất lượng tốt hơn. Ấn Độ từ một nước xưa nay xuất khẩu vải biến thành nơi nhập khẩu vải của Anh.
Tình hình đó làm cho nền thủ công nghiệp lâu đời của Ấn Độ bị tàn lụi và hàng chục vạn thợ thủ công bị phá sản. Ở vùng Mađrat, trong vòng ba mươi năm đầu thế kỷ XIX, mức thu nhập của thợ dệt giảm 75% và gần 60% thợ dệt biến thành con nợ của bọn cho vay. Nhiều thành thị xưa kia nổi tiếng về các sản phẩm thủ công bị suy tàn dần.
Trong khi đó, một số hải cảng được mở rộng, đường sắt được xây dựng, một số xưởng lắp ráp hoặc sửa chữa xuất hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vơ vét của cải và chuyên chở hàng hóa giữa Anh và Ấn Độ. Góp phần vào việc khai thác thuộc địa và buôn bán sản phẩm công nghiệp của Anh là tầng lớp tư sản mại bản Ấn Độ mới ra đời, có quyền lợi gắn liền với chủ nghĩa tư bản Anh. Một bộ phận tư sản công nghiệp Ấn Độ bắt đầu mở những công trường thủ công nhỏ bé, chịu sự kiểm soát và chèn ép của tư bản Anh. Bombay và Cancutta là hai trung tâm công thương nghiệp lớn của Ấn Độ hoàn toàn nằm trong vòng khống chế của nền thống trị thực dân Anh.
Văn hóa giáo dục – Cùng với sự bóc lột về kinh tế, thực dân Anh thi hành chính sách ngu dân khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động của thời cổ xưa.
Tuy nhiên, thực dân Anh không thể nào bóp chết được sức sống mãnh liệt của nền văn hóa dân tộc. Người tiêu biểu cho trào lưu văn hóa tiến bộ khi đó là Ram Môhan Rôi (17721833). Ông đấu tranh đòi xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, truyền bá kiến thức khoa học vào nhân dân. Ông giữ địa vị xuất sắc trong nền văn học Bengan.
Sau hơn hai thế kỷ, thực dân Anh đã hoàn thành giai đoạn xâm lược Ấn Độ và biến nơi đó thành thuộc địa để vơ vét, bóc lột và tiêu thụ hàng hóa. Hậu quả tất nhiên của nó là tình trạng bần cùng và chết đói của quần chúng nhân dân, cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ, nền thủ công nghiệp bị suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại. Tuy nhiên có một số yếu tố mới xuất hiện do yêu cầu của chủ nghĩa tư bản Anh như sự phát triển đường giao thông và các phương tiện vận tải liên lạc, việc khai thác hầm mỏ… Việc xây dựng các thành phố và hải cảng thuộc địa.
III – Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ấn Độ năm 1857-1859
1. Tình hình xã hội Ấn Độ trước cuộc khởi nghĩa
Sự xâm lược của thực dân Anh đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Ấn Độ. Đến giữa thế kỷ XIX, nền kinh tế Ấn Độ thay đổi tính chất. Kinh tế tự nhiên của nông dân bị lôi cuốn vào quỹ đạo sản xuất hàng hóa của chủ nghĩa tư bản Anh. Đồng ruộng phải phục vụ cho việc sản xuất nguyên liệu: bông, đay, thuốc phiện… nên diện tích gieo trồng cây lương thực bị giảm xuống. Chính ngay lương thực thu hoạch được cũng phải đem sang Anh trong khi hàng triệu người chịu đói và chết đói. Năm 1849, giá trị ngũ cốc xuất khẩu là 858.000 livrơ, đến năm 1858 lên 3,7 triệu. Trong khi đó, số người chết đói trong khoảng từ năm 18501875 là 5 triệu người. Càng về sau, con số này càng tăng. Đối với các thuộc địa, việc xuất khẩu hàng hóa sang nước thực dân thực chất là sự vơ vét tàn bạo của bọn đế quốc đối với tài nguyên của thuộc địa. Cho nên, đời sống nông dân ngày càng suy sụp nghiêm trọng vì họ phải bán rẻ toàn bộ hoa lợi để lấy tiền nộp thuế ngày càng nặng. Họ không những chịu sự bóc lột của bọn Daminđa mà còn lệ thuộc vào bọn cho vay nặng lãi. Thủ công nghiệp bị phá sản trong khi chưa có những cơ sở công nghiệp hiện đại thay thế. Đến năm 1854 mới khánh thành một nhà máy gai ở Cancutta và hai năm sau, một nhà máy dệt ở Bombay. Tình trạng đó làm cho sức sản xuất bị thu hẹp mà trở ngại chủ yếu trong quan hệ sản xuất là ách thống trị của thực dân Anh. Do đó, mâu thuẫn giữa thực dân Anh và đông đảo nhân dân Ấn Độ trở nên sâu sắc.
Thực dân Anh còn sáp nhập vào lãnh địa của chúng một số vương quốc độc lập. Ra lệnh tước quyền lựa chọn người thừa kế, chúng chiếm đoạt các vương quốc Napua, Đơ Janxi, cướp những vùng trồng bông ở Haiđerabat, chiếm vương quốc Aođơ. Chúng tước đoạt ruộng đất của nhiều người trong giới quý tộc phong kiến và đánh thuế nặng ngay cả vào tầng lớp này. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa thực dân Anh với một bộ phận trong giai cấp phong kiến. Cho nên họ đứng lên chống Anh.
Mâu thuẫn dân tộc ở Ấn Độ được phản ánh rõ nét trong tình hình của những đơn vị Xipay – những đội quân người Ấn thuộc quyền của thực dân Anh. Đội quân Xipay là một trong những công cụ xâm lược và thống trị của thực dân Anh. Những người lính Ấn Độ đó không thể không thấy được nỗi khổ nhục của dân tộc mình dưới sự nô dịch của nước ngoài. Và chính bản thân họ cũng chịu sự đối xử tàn tệ của sĩ quan Anh, nhất là từ sau khi việc xâm chiếm hoàn thành. Lương của họ bị hạ thấp, nhiều trung đoàn bị điều đi đánh chiếm Apganixtan, Iran, Miến Điện và Trung Quốc. Điều vi phạm nghiêm trọng đến tinh thần dân tộc và tín ngưỡng của binh lính Ấn Độ là việc nhập những loại đạn pháo bọc bằng giấy tẩm mỡ bò hay mỡ lợn. Theo tục lệ, người Ấn Độ giáo không ăn thịt bò và người Hồi giáo không ăn thịt lợn. Vậy mà khi sử dụng đạn, họ phải dùng răng để tháo những giấy bọc ra nên họ không thể chịu đựng nổi. Một nhóm binh sĩ bị thực Anh bắt tù đày vì không chịu sử dụng loại đạn pháo đó. Lòng căm phẫn lan tràn trong quân đội và nhân dân.
2. Cuộc khởi nghĩa năm 1857-1859
Khởi nghĩa bùng nổ. Sự kiện mở đầu cho phong trào đấu tranh giữa thế kỷ XIX là cuộc khởi nghĩa của quân đội Xipay và nhân dân ở Mirút ngày 10 tháng 5 năm 1857. Bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam những người lính có tư tưởng bài Anh, ba trung đoàn Xipay cùng nhân dân nổi dậy cầm vũ khí. Nông dân các làng lân cận thành phố gia nhập nghĩa quân. Sau khi giết hết bọn chỉ huy Anh, nghĩa quân tiến về Đêli được nhân dân hưởng ứng, mở cổng thành cho vào. Đồng thời, các đơn vị Xipay và nhân dân ở đó cũng nổi dậy giành thủ đô về tay mình.
Nghĩa quân tiến về cung điện, tôn đại biểu cuối cùng của vương triều Đại Môgôn là vương công Bahađua làm đại vương tối cao của Ấn Độ. Điều đó có ý nghĩa khẳng định nền độc lập của Ấn Độ và các đạo nghĩa quân ở khắp nơi đều tự đặt mình dưới quyền tối cao của Bahađua. Nhưng quyền điều hành thực tế nằm trong tay các ủy ban nghĩa quân gồm 6 đại biểu binh sĩ và 4 đại biểu thị dân.
Tiếp theo Đêli, phong trào khởi nghĩa bùng nổ ở nhiều nơi khác, đặc biệt là vùng Trung Ấn Độ. Nghĩa quân liên tiếp giải phóng các thành phố lớn như Aliga (21-5), Lăcnao (31-5), Canpua (4-6), Alababat (6-6)…
Ở Canpua, dưới sự lãnh đạo của Nan Xahip, quân đội và nhân dân nổi dậy chiếm nhà ngân hàng, kho vũ khí, giải phóng nhà tù và vận động các đơn vị Xipay khác tham gia chiến đấu. Nông dân và thợ thủ công thành lập những đơn vị vũ trang đóng vai trò rất tích cực. Trong vòng tháng 6, quân Anh ở đây phải đầu hàng.
Ở Janxi, nữ chúa Lăcsmi Bai đứng dậy chống Anh và cử một bộ phận về tiếp viện cho Đêli.
Ở vương quốc Marat, binh lính Xipay giết chết bọn chỉ huy người Anh, nhưng gặp nhiều khó khăn.
Căn cứ quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa là Aodơ. Maulêui Acmet trở thành người lãnh đạo của phong trào, tuyên truyền cho tư tưởng bài Anh và phản ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân rộng rãi. Ở đây, cuộc khởi nghĩa không bắt đầu bằng sự nổi dậy của Xipay mà là từ phong trào nông dân ở ngoại ô Lăcnao. Các binh đoàn Xipay bị điều động đến đàn áp đã chạy sang hàng ngũ nghĩa quân. Phong trào phát triển mạnh khiến cho – theo lời một sử gia Anh – “trong vòng 10 ngày, bộ máy thống trị của Anh ở Aođơ đã biến đi như một giấc mơ”.
Đầu tháng 6, quân Anh tập trung vây hãm Đêli. Nghĩa quân và quần chúng nhân dân đấu tranh kiên cường để bảo vệ thủ đô. Trong cuộc chiến đấu anh dũng đó nổi bật lên vai trò của Băctơ, xuất thân từ giai cấp phong kiến nhưng rất căm thù thực dân Anh và có khuynh hướng tiến bộ. Ông trở thành một trong những nhà quân sự và chính trị nổi tiếng, được cử làm chỉ huy tối cao của các trung đoàn nghĩa quân. Các trung đoàn bầu lên một ủy ban nghĩa quân có vai trò như một chính phủ thực dân, trong đó có một số phần tử phong kiến tham gia, nhưng ảnh hưởng của họ rất hạn chế. Ủy ban đề ra một số biện pháp tiến bộ như bãi bỏ thuế muối, thuế đường, nghiêm phạt bọn đầu cơ lương thực, buộc bọn nhà giàu phải đóng thuế, cảnh cáo bọn quan lại, thân vương tham nhũng, chia ruộng cho gia đình các binh sĩ tử trận. Nhưng Bahađua bị Anh bắt đi đày ở Rănggun (Miến Điện) và chết ở đó năm 1862 càng làm cho hàng ngũ phong kiến tan rã nhanh chóng.
Cuộc chiến đấu kéo dài cho tới tháng 9 đã cổ vũ phong trào đấu tranh trong toàn quốc. Nhưng tiếp theo Đêli, Canpua cũng bị thất thủ.
Từ đó, vương quốc Anđơ trở thành trung tâm của cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân làm chủ toàn bộ vương quốc, chỉ còn một đơn vị quân đồn trú Anh bị bao vây ở Lăcnao. Tháng 111857, quân Anh phá vây cho đơn vị ở Lăcnao nhưng không giữ được đất phái rút về Canpua. Đầu năm 1858, điều động lực lượng từ Iran và Trung Quốc về, chúng chiếm được tuyến sông Găng và cắt đứt đường liên lạc của nghĩa quân. Đầu tháng 3, chúng chiếm được Lăcnao, tiến hành khủng bố ráo riết và tàn sát đẫm máu.
Sau khi Lăcnao thất thủ, chiến tranh du kích trở thành hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ. Ngoài Aođơ, ngọn lửa chiến tranh du kích lan tràn khắp miền Trung Ấn Độ. Các đạo quân của Nan Xahip, Băctơ… vẫn tiếp tục chiến đấu, xây dựng căn cứ ở Nêpan. Vị chỉ huy xuất sắc của phong trào du kích lúc này là Tanchia Tôpi. Vương quốc Janxi trở thành một trong những trung tâm kháng chiến với tên tuổi của nữ chỉ huy Lăcsmi Bai. Dũng cảm và kiên cường, bà đã chỉ huy các đơn vị kỵ binh của mình, thân hành đến những nơi nguy hiểm nhất. Khi quân Anh đột nhập vào thành Janxi, trung tâm của vương quốc, bà đã leo thang dây từ trên một ngọn tháp và biến đi trong đêm tối. Bà sáp nhập vào đội quân của Tôpi và hy sinh trong một trận đánh. Nhân dân Ấn Độ ghi nhớ Lăcsmi Bai như một nữ anh hùng truyền thuyết của mình.
Cuộc chiến tranh du kích vẫn tiếp diễn một cách kiên cường ở các căn cứ miền Trung Ấn Độ. Một số tên phản bội đã giết hoặc bắt nộp cho Anh những nhà lãnh đạo của nghĩa quân. Tanchia Tôpi hy sinh trong trường hợp như vậy .vào tháng 4-1859. Các đội nghĩa quân lẻ tẻ còn tiếp tục chiến đấu cho đến cuối năm 1859 thì bị dập tắt.
3. Tính chất nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử
Đến giữa thế kỷ XIX, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Ấn Độ là mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Ấn Độ với chủ nghĩa thực dân Anh. Cuộc khởi nghĩa 1857-1859 là cuộc đấu tranh vũ trang nhằm giải quyết mâu thuẫn đó. Quân đội Xipay là ngòi pháo đầu tiên và là lực lượng vũ trang của phong trào. Nhưng động lực chính của cuộc khởi nghĩa là đông đảo quần chúng nông dân và thợ thủ công. Họ chĩa mũi nhọn đấu tranh vào các đồn trại và các cơ sở của thực dân Anh. Ở nhiều nơi, họ tấn công cả vào bọn quý tộc phong kiến, nhất là vào bọn Daminđa, kẻ bóc lột tàn tệ và chỗ dựa xã hội của thực dân Anh. Vì vậy, có thể coi đây là cuộc khởi nghĩa dân tộc.
Chính sách thống trị của thực dân Anh ít nhiều động chạm tới quyền lợi của giai cấp phong kiến. Phản ứng của họ là muốn chống Anh để bảo vệ đặc quyền giai cấp. Cho nên ngay cả lúc một bộ phận phong kiến nào đó tham gia chiến đấu thì mục tiêu của họ cũng khác biệt với mục tiêu của quần chúng. Khi mà đông đảo nông dân và thợ thủ công ở tình trạng phân tán chưa có một giai cấp mới đứng ra thì quyền lãnh đạo dễ dàng rơi vào tay phong kiến. Một số ít có tinh thần yêu nước, gắn bó cùng nhân dân chiến đấu tới cùng như Maulêvi Acmet, Lăcsmi Bai, Tanchia Tôpi, Băctơ… Còn phần lớn sợ hãi trước sức mạnh của cuộc khởi nghĩa, lo lắng cho quyền lợi riêng tư đã cam tâm quỳ gối trước bọn xâm lược.
Thái độ đầu hàng của giai cấp phong kiến đã gây nhiều tác hại cho phong trào quần chúng. Nó bộc lộ một nhược điểm lớn của xã hội Ấn Độ khi đó là thiếu một giai cấp tiên tiến có đủ khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi. Những người chỉ huy nghĩa quân không có tầm nhìn chiến lược, không thấy được hướng đi của phong trào. Mục tiêu phục hồi một quốc gia phong kiến độc lập khi đó không còn đủ sức động viên toàn thể lực lượng của đất nước nữa.
Một nguyên nhân quan trọng khác của sự thất bại là tình trạng phân tán, hoạt động rời rạc của lực lượng khởi nghĩa. Ngay khi cuộc khởi nghĩa phát triển mạnh, nhiều nơi vẫn không có phong trào hưởng ứng. Miền Nam Ấn, vùng Bengan, một số vương quốc phía Tây bắc còn nằm im.
Thực dân Anh lợi dụng điều này để cô lập khu vực khởi nghĩa và thậm chí sử dụng sức người và của ở những nơi đó để bổ sung lực lượng đàn áp nghĩa quân.
Cuộc khởi nghĩa 1857-1859 bị thất bại nhưng đã chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử Ấn Độ. Nó biểu lộ tinh thần yêu nước, ý chí chống xâm lược của nhân dân Ấn Độ. Cùng với phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam, phong trào Thái bình Thiên quốc ở Trung Quốc và các cuộc đấu tranh chống xâm lược ở Nhật Bản, Triều Tiên, Inđônêxia…, cuộc khởi nghĩa ở Ấn Độ nói Ịên sức mạnh kháng chiến của nhân dân các nước châu Á chống thực dân phương Tây.
IV – Chính sách thống trị của thực dân Anh và phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX
1. Chính sách cai trị và bóc lột của thực dân Anh nửa sau thế kỷ XIX
Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa dân tộc Ấn Độ, thực dân Anh thi hành một số biện pháp củng cố và tăng cường ách thống trị của chúng. Năm 1858 Nghị viện Anh giải tán hoàn toàn Công ty Đông Ấn Độ và đặt Ấn Độ dưới quyền cai trị trực tiếp của chính phủ. Thay mặt chính phủ Anh ở Ấn Độ là một viên Phó vương với một hội đồng điều hành gồm 5 ủy viên, có quyền lực như một chính phủ. Quyền lập pháp cũng ở trong tay Phó vương và một hội đồng cố vấn 12 người. Để lôi kéo bọn phong kiến, chúng tuyên bố tôn trọng quyền lợi, danh dự, tài sản và các đặc quyền của quý tộc, thực chất là hợp pháp hóa chế độ đẳng cấp và các tàn dư trung cổ lỗi thời, khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc và tôn giáo trong xã hội Ấn Độ. Chúng tăng cường lực lượng quân đội, cứ 2 – 8 lính Ấn thì có một lính Anh. Pháo binh và các ngành kỹ thuật quân sự ở trong tay thực dân Anh. Năm 1877, nữ hoàng Anh Victôria chính thức tuyên bố lên ngôi vua ở Ấn Độ trong một buổi lễ có đông đảo quý tộc người Ấn tham gia. Nó đánh dấu bước hoàn thành việc chinh phục Ấn Độ thành thuộc địa của Anh và bộc lộ rõ thái độ quy phục của giai cấp phong kiến Ấn Độ.
Xem thêm : Kiểm soát xã hội là gì?
Ấn Độ trở thành một thị trường tiêu thụ quan trọng nhất của nền công nghiệp Anh. Trong 10 năm từ 1873-1883, thương mại giữa Anh và Ấn Độ tăng 60% trong khi thương mại giữa Anh, Pháp và Đức chỉ tăng 7%. Ấn Độ phải tăng cường cung cấp lương thực và nguyên liệu cho Anh. Cuộc cải cách tiền tệ năm 1893-1899 với đồng Rupi vàng và việc mở mang hệ thống ngân hàng Anh làm cho nền tài chính Ấn Độ hoàn toàn lệ thuộc vào Anh. Ấn Độ còn là thị trường đầu tư của tư bản Anh. Ban đầu, hình thức xuất vốn chủ yếu là cho vay. Từ năm 1856-1900, ngân hàng Luân Đôn cho bọn cầm quyền Anh ở Ấn Độ vay tăng từ 4 triệu lên 133 triệu livrơ để chi phí vào bộ máy hành chính và quân đội, vào những cuộc chiến tranh ăn cướp các nước phương Đông. Toàn bộ món nợ và số lãi đều đè lên vai quần chúng nhân dân thuộc địa. Một phần vốn xuất cảng được dùng vào việc xây dựng đường sắt và các phương tiện giao thông liên lạc để tạo điều kiện khai thác và vận chuyển nguyên liệu ra bến cảng đưa về Anh. Những đường tàu kéo dài đến vùng hẻo lánh còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuyển quân nhanh chóng, kịp thời đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Đến năm 1891, đường sắt Ấn Độ dài 27.000km. Một số xí nghiệp công nghiệp bắt đầu được xây dựng, chủ yếu là những ngành vải sợi, chế biến nguyên liệu địa phương như đay, bông…
Việc tăng cường xuất cảng nguyên liệu làm cho tính chất hàng hóa của nông nghiệp thêm đậm nét. Nhiều vùng được chuyên môn hóa sản xuất: Bengan trồng đay, Bombay và Trung Ấn trồng bông, Átxam trồng chè, Mađrat trồng cây có dầu, Penjap trồng tiểu mạch. Tính chất hàng hóa của nông nghiệp tăng lên trong điều kiện chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất vẫn được duy trì, bãi chăn nuôi, đất đai và rừng của công xã bị chiếm đoạt, nợ nần chồng chất buộc người nông dân phải gán mảnh đất cuối cùng của mình và chịu lĩnh canh với điều kiện nộp tô đến 60% hoa lợi. Tình trạng đó sẽ dẫn tới chỗ sức sản xuất bị sút kém, đời sống nông thôn khốn quẫn, nạn đói trở thành bệnh kinh niên.
Như vậy, trong vòng nửa sau thế kỷ XIX, số lượng lương thực xuất khẩu tăng lên hơn 10 lần thì số người dân Ấn Độ chết đói tăng lên 37,5 lần.
2. Phong trào đấu tranh của nông dân nửa sau thế kỷ XIX
Dưới ách thống trị thực dân, các tầng lớp nhân dân Ấn Độ không ngừng nổi dậy đấu tranh. Nhiều cuộc khởi nghĩa lan tràn khắp nơi nhằm chống thực dân Anh, đồng thời tấn công vào bọn phong kiến. Năm 1872, ở Penjap đã nổi lên phong trào Namhari (có nghĩa là những người được Thượng để cổ vũ) mang màu sắc tôn giáo do Ram Xinh lãnh đạo. Cùng trong khoảng đầu những năm 70, khởi nghĩa nông dân xảy ra ở Bengan, Maharaxtơra… Đáng chú ý là phong trào do Vaxuđêva Banvăng Pơhatke lãnh đạo ở Puna. Pơhatke là một trí thức nhỏ, người Marát, có tinh thần yêu nước, tổ chức nghĩa quân trong núi, tuyên bố chống Anh. Nhiều nhóm nông dân tham gia nghĩa quân, tấn công vào trại ấp của địa chủ và bọn cho vay, hủy bỏ văn tự cầm ruộng và vay nợ. Dưới danh nghĩa là “Người được Nan Xahip giao phó”, nghĩa quân hoạt động khắp vùng Maharaxtơra, làm cho quân Anh hoảng sợ. Chúng phải điều quân từ nhiều nơi đến để đối phó. Một tên phản bội đã bắt và giao nộp Pơhatke cho quân Anh. Ông bị kết án khổ sai chung thân. Cùng thời gian này, nhiều cuộc khởi nghĩa tự phát của nông dân tấn công vào quân Anh, phá hủy trang trại của địa chủ phong kiến và bọn cho vay nặng lãi lan tràn khắp nơi. Năm 1881. Mác nhận định: “Ở Ấn Độ, đang hình thành nếu không phải là một cuộc tổng khởi nghĩa thì cũng là một tình thế phức tạp nghiêm trọng đối với Chính phủ Anh”.[49]
3. Giai cấp tư sản Ấn Độ và bước đầu của phong trào tư sản
Sự du nhập chủ nghĩa tư bản Anh vào Ấn Độ đã gây nên tác hại nghiêm trọng đối với nền thủ công nghiệp và sức sản xuất nói chung ở đây. Nhưng mặt khác, nó cũng dẫn tới một hậu quả khách quan không tránh khỏi là sự phát triển một số nhân tố của chủ nghĩa tư bản dân tộc
Ấn Độ. Bên cạnh nhà máy của Anh đã xuất hiện những nhà máy của người Ấn Độ. Năm 1853, nhà máy bông sợi đầu tiên được khánh thành ở Bombay. Năm 1880 có 156 nhà máy sử dụng 44 nghìn công nhân. Năm 1900 có 193 nhà máy với 161 nghìn công nhân. Đương nhiên, đó không phải là do ý muốn của người Anh mà trái lại, giai cấp tư sản Ấn Độ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn nên phát triển rất chậm chạp. Sự suy tàn của ngành thủ công diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với sự xuất hiện của các xí nghiệp dùng máy. Và các xí nghiệp phải chịu sự kiểm soát của “chi sở quản lý” là cơ quan do các ngân hàng và công ty Anh lập ra. Cho nên các tiểu chủ, chủ công trường thủ công và chủ nhà máy muốn kinh doanh phải có nhiều vốn và được bọn cầm quyền Anh “che chở”. Còn tầng lớp đại tư sản công nghiệp chủ yếu hình thành từ bọn cho vay nặng lãi và bọn mại bản có liên quan với Anh. Muốn giảm bớt khó khăn, một bộ phận tư sản bỏ vốn kinh doanh ruộng đất nên thường có liên hệ chặt chẽ với tầng lớp địa chủ. Tình hình đó làm cho giai cấp tư sản Ấn Độ mang đặc điểm riêng biệt của nó. Một mặt, do yêu cầu phát triển kinh doanh, nó muốn thoát khỏi sự bó buộc và chèn ép của thực dân Anh, muốn xây dựng một nước Ấn Độ độc lập và phồn vinh. Tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng phương Tây bao gồm các nhà luật học, thầy thuốc, thầy giáo… càng khao khát quyền dân chủ, bình đẳng. Nhưng mặt khác, do cơ sở kinh tế yếu ớt, ít nhiều bị lệ thuộc vào thực dân Anh nên họ thiếu kiên quyết trong quá trình đấu tranh cho nền độc lập dân tộc.
Phong trào tư sản dân tộc Ấn Độ ra đời từ những năm 70 thế kỷ XIX thường do các trí thức chủ trì dưới hình thức của các hội khai hóa. Đến cuối năm 1885, đảng Đại hội Quốc dân toàn Ấn Độ (gọi tắt là đảng Quốc đại) được thành lập ở Bombay. Trong đại hội đầu tiên, một nửa số đại biểu thuộc các tầng lớp trí thức tư sản cao cấp, một nửa còn lại bao gồm các nhà công nghiệp, thương gia và địa chủ. Ban đầu, thực dân Anh chủ trương ủng hộ việc thành lập đảng Quốc đại hòng dùng nó làm công cụ xoa dịu mối bất mãn của các tầng lớp nhân dân và hạn chế phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Viên quan cao cấp Anh là Hium làm Tổng thư ký của đảng. Vì thế, những vấn đề thảo luận trong đại hội đều không đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc mà chỉ đưa ra những yêu sách về quyền tự trị và bình đẳng của người Ấn Độ đối với người Anh, bảo vệ và phát triển công nghiệp, giảm thuế, chống sự khác biệt về thuế quan… Họ dự định đạt được những yêu sách trên bằng các biện pháp hòa bình trong khuôn khổ hiến pháp, cải cách xã hội từng bước mà không đề ra chủ trương cách mạng.
Đảng Quốc đại ra đời với tư cách là một chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ. Trong những năm đầu, nó còn yếu về mặt tổ chức vì thành viên của nó hầu như chỉ tham gia việc bầu đại biểu đi dự đại hội hàng năm. Hoạt động của nó chỉ giới hạn trong việc tuyên truyền trên báo chí, gửi kiến nghị lên nghị viện Anh đòi ngăn cấm tham nhũng, xa cách với phong trào đấu tranh của đông đảo quần chúng. Tuy vậy, sự thành lập đảng Quốc đại cũng chứng tỏ giai cấp tư sản Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị và trên một mức độ nhất định, nó vượt ra ngoài ý định của bọn cầm quyền Anh, dần dần thể hiện thái độ đối lập với thực dân Anh, phản ánh được một phần nào nguyện vọng của nhân dân.
Trong quá trình đấu tranh, trong đảng Quốc đại xuất hiện một cánh dân chủ cấp tiến bao gồm những người thuộc tầng lớp tiểu tư sản, chủ công trường và xí nghiệp nhỏ, chủ các xưởng thủ công, trí thức và viên chức nhỏ… Lãnh tụ của phái này là Ban Ganđakha Tilăc (1856-1920) xuất thân từ một gia đình quý tộc Bàlamôn đã phá sản ở Maharaxtơra. Tốt nghiệp trường cao đẳng về ngữ ngôn và lịch sử, ông tổ chức trường trung học ở Puna, giảng dạy với nội dung yêu nước. Ông sáng lập những tờ báo và tạp chí để tuyên truyền tư tưởng chống Anh. Những người thuộc phái Cấp tiến phản đối đường lối “ôn hòa” của giới lãnh đạo đảng Quốc đại. Theo họ, nhiệm vụ chủ yếu là lật đổ ách thống trị thực dân và phải lôi kéo được đông đảo quần chúng vào cuộc đấu tranh. Trong cương lĩnh, họ tỏ ra là những người đại biểu tích cực của chủ nghĩa quốc gia trong giai cấp tư sản Ấn Độ. Quan điểm của Tilắc được trình bày trong nhiều bài báo và diễn văn… gây ấn tượng sâu sắc trong lòng những người yêu nước. Tuy nhiên, Tilắc và phái của ông không tránh khỏi những điểm hạn chế. Ông không gắn liền cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc đấu tranh chống phong kiến. Ông tuyên truyền tư tưởng bảo vệ tôn giáo, lý tưởng hóa thời cổ đại phong kiến, muốn duy trì đẳng cấp và các tập quán trung cổ khác.
4. Bước đầu của phong trào công nhân Ấn Độ
Cùng với sự ra đời của nền công nghiệp cơ khí, giai cấp công nhân Ấn Độ bắt đầu xuất hiện và từng bước phát triển. Đến cuối thế kỷ XIX ở Ấn Độ có khoảng nửa triệu công nhân công nghiệp. Ho thường xuất thân từ nông dân hay thợ thủ công phá sản. Họ chịu sự bóc lột của tư sản Anh và tư sản Ấn Độ. Điều kiện lao động rất cực khổ, ngày làm việc kéo dài từ sáng đến tối, đồng lương bị cắt xén, chịu nhiều khoản cúp phạt, sinh hoạt theo chế độ trại lính. Lao động phụ nữ và trẻ em càng khổ cực hơn, đồng lương thấp kém hơn. Cho nên chỉ sau vài năm làm việc ở xưởng máy, người công nhân trở nên tàn phế, mất sức lao động. Những thành kiến lâu đời về đẳng cấp, tôn giáo, dân tộc… đã hạn chế sự thống nhất và sự giác ngộ ý thức của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, trong tình trạng bị bóc lột nặng nề, giai cấp công nhân Ấn Độ đã vùng dậy đấu tranh ngay từ những năm 70. Năm 1877 xảy ra một cuộc bãi công ở các nhà máy hoàng gia Nagơpua. Từ 1882-1890 có 25 cuộc bãi công bùng nổ ở vùng Bombay và Mađrat. Năm 1895 ở Acmêđabat, 8 ngàn công nhân tiến hành bãi công nhằm chống lại tổ chức “Hội các chủ xưởng Acmêđabat”. Những cuộc bãi công đó đều mang tính chất kinh tế tự phát, chưa có tổ chức chính trị của mình. Năm 1884, nhà báo tiến bộ Lốchan đã thay mặt công nhân Bombay gửi kiến nghị đòi hạn chế thời gian lao động, thi hành chế độ nghỉ trưa và nghỉ một ngày trong tuần, đòi trợ cấp cho người tàn phế.
Cho đến cuối thế kỷ XIX, các công nhân tiên tiến đã bắt đầu tham gia phong trào giải phóng dân tộc. Tuy đó chưa phải là một lực lượng lớn mạnh nhưng nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.
V – Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ đầu thế kỷ XX
1. Chính sách bóc lột và âm mưu chia cắt Bengan của thực dân Anh
Đến thế kỷ XX, chủ nghĩa thực dân Anh tăng cường bóc lột Ấn Độ để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong nước. Vốn đầu tư vào Ấn Độ tăng lên nhanh chóng trong các ngành đường sắt, thủy lợi, đồn điền, khai mỏ, dệt và công nghiệp thực phẩm.
Tư bản Anh chiếm độc quyền trong việc kinh doanh đồn điền ở Bengan, Atxam và miền Nam, đồn điền cà phê ở Maixo, đồn điền cao su ở Tơravanco, toàn bộ công nghiệp chế biến nước quả ở Cancutta, phần lớn xưởng cơ khí và nhà máy dệt ở Bombay, hầu hết ngành đường sắt và khai mỏ trong nước. Hơn 90% ngoại thương ở trong tay 5 công ty lớn của Anh. Năm 1905, 165 công ty tư bản có đăng ký ở Anh hoạt động ở Ấn Độ, số vốn của những công ty đó vượt gấp ba lần số vốn của các công ty (của người Anh và người Ấn Độ) đăng ký ở ngay Ấn Độ. Đồng thời, lương thực và nguyên liệu công nghiệp của Ấn Độ xuất khẩu vẫn không ngừng tăng lên. Nếu lấy mức xuất khẩu năm 1892-1897 là 100 thì trong khoảng 1901-1905, lúa mạch là 276, bông là 143, đay là 127. Món tiền của Ấn Độ vay Anh tăng từ 133 triệu lên 177 triệu livrơ trong khoảng thời gian từ 1900 đến 1913.
Do hậu quả của sự bóc lột nặng nề, thu nhập của người dân Ấn Độ giảm xuống một nửa, từ 1,5 pen-xơ xuống 0,75 pen-xơ mỗi ngày. Cùng với việc đế quốc Anh tăng cường kiểm soát kinh tế ở Ấn Độ, bọn địa chủ phong kiến cũng ra sức bóc lột nông dân. Địa tô ngày một tăng, đông đảo nông dân mất ruộng đất và bị trói chặt vào vòng vây của địa chủ và chủ nợ. Nạn đói và bệnh dịch hoành hành. Trong vòng 10 năm từ 1896 đến 1906 có hơn 10 triệu người chết đói và riêng nạn dịch hạch năm 1904 đã làm chết 1 triệu người.
Tình hình đó làm cho lòng bất mãn trong nhân dân sôi sục. Trong những năm đầu thế kỷ XX, làn sóng khởi nghĩa của nông dân và của các bộ lạc lan tràn khắp miền Trung và miền Tây Bắc. Những người phái Tilăc hoạt động ráo riết ở các thành phố.
Phó vương Anh Kécdôn (1899-1905) tiến hành một đợt khủng bố dữ dội vào phong trào yêu nước, hạn chế việc học của người Ấn ở các trường đại học vì chúng cho rằng sinh viên là những người gây ra “phiến loạn”. Chính sách thâm độc của y là định tiến hành chia cắt Bengan thành hai tỉnh miền Đông và miền Tây. Bengan vốn là vùng kinh tế phát triển và trở thành một trung tâm của phong trào đấu tranh giải phóng Ấn Độ hồi đó. Việc chia cắt Bengan thành miền Tây (với Biha và Orítxa) và miền Đông (với Atxam) dựa trên cơ sở khác biệt tôn giáo nhằm khơi sâu sự chia rẽ dân tộc. Phần lớn nông dân ở miền Đông theo đạo Hồi, chỉ có địa chủ, bọn cho vay nặng lãi và thương gia lớn theo đạo Ấn Độ. Trong khi đó thì đạo Ấn Độ chiếm ưu thế ở miền Tây. Thực dân Anh xúi bẩy cả hai bên, gây nên sự đối lập để dễ bề cai trị. Việc chia cắt Bengan còn nhằm mục đích kinh tế: thực hiện ở tỉnh mới chế độ Daminđa tạm thời có lợi cho bọn Anh nhiều hơn chế độ Daminđa vĩnh viễn. Tư bản Anh tăng cường bỏ vốn xây dựng cảng Sittahông để lấn át cảng Cancutta là nơi tư sản Ấn Độ có ảnh hưởng lớn.
Đương nhiên, các tầng lớp nhân dân Ấn Độ đã thấy âm mưu của bọn xâm lược. Làn sóng phản đói lan tràn trong cả nước và cuộc đấu tranh chống chia cắt Bengan đã đưa những hoạt đông chống Anh lên một bước mới.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ năm 1905. Khẩu hiệu “Xvađêsi” và “Xvaratji”
Tháng 7-1905, nhà cầm quyền Anh công bố quyết định chia cắt Bengan. Như một ngòi lửa, cả đám cháy bùng lên.
Tham gia cuộc đấu tranh chống chia cắt Bengan có tư sản dân tộc và cả tầng lớp Daminđa ở đó vì họ lo sợ phải đóng thêm tiền thuế ruộng đất. Nhưng lực lượng đông đảo và kiên quyết vẫn là quần chúng nhân dân. Tháng 8, nhiều cuộc mít tỉnh, biểu tình diễn ra ở Cancutta và các thành phố lớn. Nhiều nghị quyết tẩy chay hàng Anh được thông qua. Ngày 1610-1905 đạo luật chia cắt Bengan bắt đầu có hiệu lực được coi là ngày quốc tang. Ở vùng Bengan các gia đình đều không nhóm bếp, mọi người ăn chay, nhà máy, cửa hiệu và chợ búa đóng cửa. Hàng vạn người vừa hát bài ca Kinh chào Người, Mẹ hiền-Tổ quốc vừa tiến ra bờ sông Găng làm lễ tuyên thệ đấu tranh vì Tổ quốc. Viên chức ở các cơ quan của Anh đến công sở bằng chân đất, tay xách giầy để tỏ thái độ phản kháng bọn thực dân Anh. Mọi người dân Bengan đều đeo một băng đỏ ở tay tượng trưng cho sự thống nhất dân tộc.
Cuộc đấu tranh mang tính chất quần chúng diễn ra dưới khẩu hiệu “Xvađêsi” (Xva: của mình, đêsi: đất). Mục đích chủ yếu ban đầu của phong trào “Xvađêsi” là phát triển nền sản xuất dân tộc, tẩy chay hàng nước ngoài. Những người đề xướng phong trào kêu gọi thu thập các phương tiện để phát triển nền sản xuất trong nước, triển lãm hàng nội hóa, thành lập các hợp tác xã “Xvađêsi”, ngăn lối vào các cửa hàng Anh…
Nhưng phong trào không thu hẹp trong phạm vi đó. Với sự tham gia của đông đảo quần chúng, các hoạt động tiến hành dưới hình thức câu lạc bộ thể thao, hiệp hội, mít tinh, bãi công… Ý nghĩa của khẩu hiệu “Xvađêsi” được mở rộng. Trong cuộc mít tinh ở Cancútta Tilắc phát biểu: “Xvađêsi bao hàm tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống. Xvađêsi phù hợp với cái mà người Anh gọi là sự thống nhất dân tộc và lòng yêu nước”. Sau đó, “Xvađêsi” được bổ sung thêm khẩu hiệu “ Xvaratji” có nghĩa là nền tự trị của mình. Trong các cuộc đấu tranh quần chúng hô vang khẩu hiệu “Ấn Độ của người Ấn Độ”. Phong trào lan sang Penjap, Bombay và nhiều nơi khác trong nước. Cuộc đấu tranh giải phóng ở Ấn Độ thể hiện tính chất dân tộc và quần chúng, thu hút đông đảo nông dân, công nhân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc.
Tiếng vang của phong trào “Xvađêsi” tác động mạnh mẽ đến hoạt động của đảng Quốc đại. Chiếm ưu thế trong ban lãnh đạo đảng là phái “ôn hòa”, thể hiện quyền lợi của tư sản tự do và một bộ phận địa chủ. Họ tìm cách duy trì phong trào trong phạm vi hòa bình, hợp pháp và cải cách. Theo họ, “Xvaratji” chỉ có nghĩa là yêu sách về một nền tự trị rất hạn chế trong khuôn khổ của đế quốc Anh, “Xvađêsi” chỉ nhằm đòi thực hiện chính sách bảo hộ thuế quan, đòi nhà nước giúp đỡ nền công nghiệp Ấn Độ.
Nhưng phái cấp tiến và quần chúng coi những khẩu hiệu đó như một lời kêu gọi đấu tranh cho nền độc lập dân tộc Ấn Độ. Họ chủ trương xây dựng một nước “Ấn Độ độc lập và dân chủ, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang chủ trương mở rộng đấu tranh tấy chay hàng Anh và tổ chức cuộc vận động quần chúng chống bọn cầm quyền”.
3. Phong trào “Xvađêsi” tiếp tục phát triển và sự phân liệt trong đảng Quốc đại
Phong trào Xvađêsi ngày càng được đông đảo quần chúng tham gia và không ngừng lớn mạnh. Năm 1906, nhiều tờ báo tiến bộ được xuất bản, các hội yêu nước ra đời ở Bengan và lan sang các tỉnh. Thành viên của các hội đó chủ yếu là người quốc gia tiểu tư sản, được gọi là những người “Tình nguyện dân tộc”, đi tuyên truyền cho khẩu hiệu “Xvađêsi” ở thành thị và nông thôn. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình được đông đảo quần chúng công nhân và nông dân tham gia, Từ cuối năm 1905 nổ ra nhiều cuộc bãi công của công nhân đường sắt, ngành dệt và các ngành khác. Ngoài những yêu sách kinh tế, những người bãi công đã đưa ra khẩu hiệu chính trị chống chính quyền thực dân Anh và thành lập các nghiệp đoàn của công nhân. Một bộ phận công nhân đường sắt của công ty Đông Ấn bãi công vào tháng 7-1906 được sự hưởng ứng mạnh mẽ trong cả nước. Mùa xuân năm 1907 ở Đông Bengan nổ ra cuộc đấu tranh rộng lớn của nông dân chống Daminđa và bọn cho vay nặng lãi.
Từ đầu năm 1907, Penjap trở thành trung tâm quan trọng của phong trào cách mạng. Thực dân Anh tuyên bố tăng thuế ruộng và thuế nước, dự định tước đoạt của người Ấn Độ quyền sở hữu ruộng đất ở những nơi xây dựng công trình thủy lợi mới. Điều đó gây nên làn sóng bất mãn trong quần chúng nông dân. Ở các thành phố nhiều cuộc mít tinh được tổ chức với sự tham gia của đông đảo công nhân, tiểu tư sản, tư sản và một bộ phận binh lính. Nhân vụ xử án những người yêu nước ở tỉnh Ravapinđi, công nhân đường sắt tuyên bố bãi công để phản kháng. Ngày 1-5-1907, hàng ngàn công nhân và nông dân biểu tình bao vây tòa án, tấn công vào các công sở. Các thành phố lớn ở Penjap đều hưởng ứng, bọn thực dân khủng bố để dập tắt phong trào.
Phong trào cũng phát triển mạnh ở Bengan với sự ra đời của các hội bí mật lãnh đạo cuộc đấu tranh đập phá hàng Anh. Nhiều cuộc xung đột xẩy ra giữa những người biểu tình và cảnh sát. Nhiều cuộc bãi công diễn ra tại các thành phố trung tâm công nghiệp.
Tháng 11-1907, công nhân đường sắt Công ty Đông Ấn ở Bombay một lần nữa tiến hành tổng bãi công, cắt đứt đường giao thông từ Cancutta đi các nơi trong 10 ngày liền. Mọi hoạt động kinh tế trong nước bị ngừng trệ.
Những sự kiện đó chứng tỏ phong trào giải phóng Ấn Độ đang chuyển cuộc vận động Xvađêsi từ tẩy chay sang các cuộc biểu tình và bãi công mang tính chất chính trị trong toàn quốc. Công nhân Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng trong phong trào.
Trước tình hình đó, bọn cầm quyền thực dân thi hành một số biện pháp xảo quyệt. Một mặt, chúng đàn áp quần chúng rất khốc liệt. Chúng ban hành luật cấm mít tinh, biểu tình và bãi công, đóng cửa các tờ báo tiến bộ, bắt giam các nhà hoạt động yêu nước. Mặt khác, chúng tìm cách lôi kéo tầng lớp trên, tuyên bố sẽ tiến hành cải cách, đặc biệt là ban hành luật bầu cử hội đồng lập pháp hàng tỉnh. Chúng cho ra đời một tổ chức tôn giáo là “Liên đoàn Hồi giáo”, đồng thời thành lập một tổ chức đối lập là “Liên đoàn vĩ đại của người Ấn Độ giáo” với mưu đồ khơi sâu mối hiềm khích giữa hai giáo phái.
Trước tình hình đó, phái “ôn hòa” trước đây đã hạn chế khẩu hiệu Xvađêsi trong phạm vi tẩy chay hàng Anh thì nay đòi chấm dứt cuộc đấu tranh chống chính phủ. Trong phiên họp cuối năm 1907, sự phân liệt trong đảng Quốc đại bộc lộ rõ rệt. Phái “ôn hòa” quyết nghị khai trừ Tilắc và những người cấp tiến ra khỏi đảng với đa số phiếu. Những người theo Tilắc chủ trương thành lập đảng Dân tộc, nhưng đảng đó bị đặt ngoài vòng pháp luật. Hoạt động của những người cấp tiến gặp nhiều khó khăn do sự đàn áp của chính quyền thuộc địa, do thiếu một tổ chức có tính chất toàn quốc và sự bất hòa trong nội bộ. Tuy nhiên, phong trào đấu tranh vẫn còn tiếp diễn mạnh mẽ.
4. Phong trào đấu tranh nửa đầu năm 1908 và cuộc tổng bãi công của công nhân Bombay
Đến đầu năm 1908, phong trào đấu tranh tiếp tục lên cao, đặc biệt là những cuộc bãi công của công nhân đường sắt và công nhân dệt ở Bombay. Những cuộc đấu tranh lớn diễn ra ở miền Nam Ấn Độ. Trong phong trào Xvađêsi, Công ty đường thủy Ấn Độ được thành lập. Nó gặp sự cạnh tranh kịch liệt của bọn chủ tàu Anh. Cuộc cạnh tranh này không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà mang tính chất chính trị. Đứng đầu công ty đường thủy là Pinlai, một thủ lĩnh của phái cấp tiến. Đông đảo quần chúng hưởng ứng lời kêu gọi của Pinlai, đấu tranh chống Anh và công nhân xưởng máy của Anh ở Tuticôrin đã bãi công.
Tháng 3-1908, khi bọn cầm quyền Anh bắt Pinlai và những người yêu nước khác, các cuộc đấu tranh phản kháng bùng nổ ở Tuticôrin và thành phố bên cạnh là Tinevanki. Những người biểu tình đập phá các trại cảnh sát và các công sở, dùng đá và gậy đánh lui bọn đàn áp, nhiều cuộc xung đột đẫm máu xấy ra trên các đường phố.
Tháng 6-1908, bọn thực dân bắt Tilắc và đưa ra xử án. Tilắc đã hào hùng và dũng cảm dùng tòa án làm diễn đàn lên án chủ nghĩa thực dân Anh. Ông bị kết án 6 năm tù khổ sai.
Tin tức về vụ án Tilắc lại làm bùng lên một đợt đấu tranh mới trong cả nước. Những cuộc mít tinh và biểu tình diễn ra ở khắp các thành phố. Công nhân Bombay đứng ở hàng đầu. Hưởng ứng lời kêu gọi của phái “cấp tiến”, nhiều cuộc bãi công chính trị bùng nổ.
Ngày 13-7, số người bãi công có vài nghìn. Đến 14-7 có 4 vạn, 17-7 có 6 vạn. Đến ngày tuyên án 22-7, công nhân Bombay truyền đi lời kêu gọi: “Hãy trả lời mỗi năm tù của Tilắc bằng một ngày tổng bãi công”. Ngày 23-7, cuộc bãi công của công nhân Bombay trở thành tổng bãi công với 10 vạn người tham gia. Các chiến lũy được dựng lên trên đường phố. Công nhân dùng gậy và đá đánh lui nhiều đợt trấn áp của quân đội và cảnh binh. Mặc dầu bị khủng bố dữ dội, cuộc tổng bãi công kéo dài đúng 6 ngày như dự định ban đầu.
Cuộc tổng bãi công ở Bombay là một cuộc đấu tranh chính trị lớn đầu tiên của giai cấp vô sản Ấn Độ. Công nhân đã xuống đường biểu dương lực lượng và bênh vực những người lãnh tụ của phong trào yêu nước. Nó chứng tỏ rằng “giai cấp vô sản Ấn Độ đã trưởng thành, có thể tiến hành cuộc đấu tranh chính trị tự giác mang tính chất quần chúng. [50]
Cuộc đấu tranh của công nhân Bombay năm 1908 là đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XX. Sau đó, phong trào đi vào giai đoạn tan rã.
5. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào đấu tranh 1905-1908
Phong trào cách mạng năm 1905-1908 đã diễn ra sôi nổi và lan rộng trong cả nước Ấn Độ. Dưới khẩu hiệu “Xvađêsi” và “Xvaratji” thấm nhuần tính chất dân tộc, các tầng lớp nhân dân Ấn Độ đã vùng lên đấu tranh chống ách thống trị thực dân một cách dũng cảm và kiên trì trong mấy năm trời. Tham gia cuộc đấu tranh, ngoài đông đảo nông dân còn có giai cấp tư sản dân tộc mới ra đời và giai cấp công nhân non trẻ. Người lãnh đạo phong trào là giai cấp tư sản. Nhưng tình trạng thiếu thống nhất dân tộc, hiềm khích tôn giáo cùng với những cuộc trấn áp dữ dội và chính sách chia rẽ của thực dân Anh làm cho những cuộc nổi dậy diễn ra không đồng đều và cuối cùng bị dập tắt.
Tuy nhiên, phong trào cách mạng năm 1905-1908 đã một lần nữa thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống xâm lược của nhân dân Ấn Độ. Nó mang tính chất dân tộc rõ rệt và tính chất quần chúng rộng rãi. Đồng thời phong trào đó diễn ra cùng lúc với cao trào đấu tranh chống xâm lược đang lan ra ở các nước châu Á góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức.
Nguồn: Lịch sử thế giới cận đại, Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng, Nhà xuất bản Giáo dục
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức