Lý thuyết xung đột (Conflict Theory)

0

Xung đột có nghĩa là mâu thuẫn (giữa các bên, các ý kiến, thế lực). Nguyên nhân mâu thuẫn có thể từ những vấn đề khác nhau nhất trong đời sống chúng  ta, chẳng hạn xung đột về vật chất, các giá trị và phương châm sống, về quyền lực, về những khác biệt địa vị- vai trò trong cơ cấu xã hội, về những khác biệt cá nhân. Như vậy, xung đột bao trùm lên tất cả mọi phạm vi hoạt động sống con người, toàn bộ mọi quan hệ xã hội, sự tương tác xã hội. Xung đột thực chất là một trong số những kiểu tác động xã hội mà chủ thể và người tham gia trong đó là các cá thể đơn lẻ, các tập đoàn, các tổ chức xã hội.

Cơ sở của những xung đột là những mâu thuẫn chủ quan-khách quan, nhưng hai hiện tượng này (mâu thuẫn và xung đột) không nên đánh đồng nhau. Mâu thuẫn có thể tồn tại trong một thời gian tương đối dài và không chuyển hóa thành xung đột. Vì vậy cần nói thêm rằng, cơ sở của những xung đột chỉ là những mâu thuẫn mà nguyên nhân của chúng là sự bất tương đồng về lợi ích, nhu cầu và giá trị. Những mâu thuẫn như vậy thông thường chuyển thành cuộc đấu tranh công khai giữa các bên, thành đối đầu trực tiếp.

Vậy, xung đột xã hội đó là sự đối đầu công khai, là mâu thuẫn giữa hay hoặc nhiều hơn nữa chủ thể và người tham gia vào tương tác xã hội mà nguyên nhân là sự bất đồng về nhu cầu, lợi ích và giá trị.

Các chủ thể tham gia xung đột:

Các khái niệm “chủ thể” và “người tham gia” xung đột không phải bao giờ cũng đồng nhất. Chủ thể đó là “bên tích cực” có năng lực tạo ra tình thế xung đột và ảnh hưởng đến tiến trình xung đột phù hợp với lợi ích của mình. Người tham gia xung đột có thể tự giác và không hoàn toàn ý thức được mục đích và nhiệm vụ đối kháng tham gia vào xung đột và cũng có thể ngẫu nhiên hoặc bất chấp ý chí của nó ( người tham gia) bị cuốn hút vào xung đột.

Ngoài ra còn phải phân biệt người tham gia trực tiếp và gián tiếp xung đột. Những người tham gia gián tiếp là các thế lực nào đó theo đuổi lợi ích riêng tư của mình trong cuộc xung đột dự định hoặc có thực của người khác.

Khách thể của xung đột

Khách thể đó là nguyên nhân, động cơ, động lực cụ thể của xung đột. Tất cả mọi khách thể được phân ra làm 3 dạng cơ bản:

  • Các khách thể mà chúng không thể phân thành các phần và không thể hợp sức cùng ai chế ngự chúng
  • Các khách thể mà chúng có thể phân theo những tỷ lệ thức khác nhau giữa những người tham gia xung đột.
  • Các khách thể mà cả hai người tham gia xung đột có thể hợp sức chế ngự chúng.

Muốn xác định khách thể trong mỗi cuộc xung đột hoàn toàn không đơn giản…. Các chủ thể và những người tham gia xung đột khi theo đuổi mục tiêu thực hay ảo của mình có thể dấu diếm, che đậy những động cơ chưa biết để kích thích họ đi đến chỗ đối đầu.

Việc xác định khách thể căn bản là điều kiện cần phải có để giải quyết đạt kết quả bất kỳ xung đột nào. Ngược lại, xung đột sẽ không được giải quyết về nguyên tắc, hoặc sẽ được giải quyết không trọn vẹn và trong sự tương tác giữa các chủ thể vẫn còn đọng lại những gốc âm ỉ chờ đợi những xung đột mới.

Các hình thức xung đột

Trong giới nghiên cứu xã hội học, không có quan điểm thống nhất về vấn đề phân loại xung đột xã hội. Tuy nhiên, quan điểm của V.I Sperankij, được nhiều nhà lý thuyết xã hội học quan tâm.Vì ông đề xuất việc định ra cơ sở để phân loại. Chẳng hạn, nếu lấy đặc thù của các bên làm cơ sở thì có thể tách ra xung đột giữa các cá nhân, xung đột giữa cá nhân và tập đoàn, xung đột bên trong tập đoàn, xung đột giữa các cộng đồng xã hội nhỏ và lớn, xung đột giữa các sắc tộc và giữa các quốc gia. Nếu lấy phạm vi đời sống xã hội, mà trong đó bộc lộ  xung đột làm cơ sở để phân loại thì có thể nói về xung đột chính trị, kinh tế, hệ tư tưởng, xã hội, pháp lý, đời sống gia đình, văn hóa xã hội…

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân xung đột, các nhà lý thuyết xã hội học tách ra 3 cụm từ xung đột xã hội: 1. Xung đột về việc phân chia quyền lực và vị trí  quyền lực hiện có trong thứ bậc các cấu trúc quyền lực và quản lý. 2. Xung đột về vật chất. 3. Xung đột về các giá trị các phương châm sống cơ bản.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.