Phương pháp thử nghiệm là gì?
Thử nghiệm là phương pháp mà nhà nghiên cứu chủ động thay đổi giá trị một biến số (biến độc lập) và quan sát xem sự thay đổi đó có ảnh hưởng tới biến số khác (biến phụ thuộc) hay không. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng kiểm soát các biến khác, đảm bảo tính ngẫu nhiên trong việc chọn và phân nhóm đối tượng nghiên cứu và chủ động điều chỉnh giá trị các biến độc lập để kiểm định giả thuyết.
Nội Dung
Phương pháp thử nghiệm là gì?
Phương pháp thử nghiệm là phương pháp tốt nhất để kiểm định mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là tính tổng quát hóa. Các phương pháp thử nghiệm thường được thực hiện trong điều kiện được kiểm soát chặt chẽ (ví dụ: phòng thí nghiệm), với một số đối tượng nhất định. Vì vậy khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu trong điều kiện thực tiễn hoặc với đối tượng khác luôn là một câu hỏi đáng chú ý.
Bạn đang xem: Phương pháp thử nghiệm là gì?
Xem thêm : Cải thiện quan hệ giới (Gender transformative) là gì?
Phương pháp này được sử dụng thông dụng ở các ngành khoa học kỹ thuật như nông học, sinh học, y học,…Trong lĩnh vực kinh tế – quản lý, phương pháp này cũng được nhiều nhà nghiên cứu tâm lý, marketing, hành vi tổ chức trên thế giới áp dụng. Một dạng nghiên cứu thử nghiệm (cận thử nghiệm) cũng được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản trị kinh doanh và kinh tế học. Tuy nhiên, phương pháp này chưa thực sự thông dụng trong các nghiên cứu kinh tế và quản lý ở Việt Nam.
Yêu cầu cơ bản của phương pháp thử nghiệm
Đảm bảo phân nhóm ngẫu nhiên
Để đảm bảo loại bỏ tác động của biến ngoại lai, tính ngẫu nhiên trong lựa chọn và phân nhóm đối tượng là hết sức quan trọng. Kỹ thuật để phân nhóm ngẫu nhiên đối tượng vào nhóm đối chứng (không nhân sự can thiệp) và nhóm thử nghiệm (nhận sự can thiệp) cũng có thể áp dụng như phần chọn mẫu ngẫu nhiên. Ví dụ một công trình nghiên cứu của một tác giả là muốn nghiên cứu tác động của phương pháp giảng dạy tới học tập của sinh viên. Các sinh viên đăng ký trước được phân vào nhóm “đối chứng” (giảng dạy truyền thống), trong khi các sinh viên đăng ký sau được phân vào nhóm “thực nghiệm” (giảng dạy theo phương pháp mới). Việc phân nhóm như vậy không đảm bảo tính ngẫu nhiên mà tác giả phải tập hợp danh sách tất cả sinh viên đăng ký sau đó mới phân bổ ngẫu nhiên vào hai nhóm. Hiện giờ có rất nhiều phần mềm có thể sử dụng để phân nhóm ngẫu nhiên.
Sử dụng nhóm đối chứng
Xem thêm : Lệch lạc xã hội là gì? Nguyên nhân, đặc điểm, biểu hiện
Sử dụng nhóm đối chứng là một yêu cầu hết sức quan trọng trong nghiên cứu thử nghiệm. Nhóm đối chứng có vai trò chính là cơ sở để so sánh về kết quả của “can thiệp thử nghiệm” và là cơ sở để kiểm định các giả thuyết khác (ngoài giả thuyết của nghiên cứu). Cần lưu ý đối tượng tham gia nhóm đối chứng cần tương đồng với đối tượng tham gia nhóm thử nghiệm.
Biến độc lập (yếu tố can thiệp) đủ mạnh
Trong nghiên cứu thử nghiệm, biến độc lập được các nhà nghiên cứu chủ động điều chỉnh “giá trị”. Nhà nghiên cứu chủ động “can thiệp” vào biến độc lập và quan sát sự thay đổi của biến phụ thuộc. Sự can thiệp được chủ động tạo ra này cần đủ mạnh để đối tượng tham gia nhóm thử nghiệm phải “cảm thấy” được sự khác biệt, so với nhóm đối chứng.
Liên quan: Thiết kế thử nghiệm có đối chứng & Áp dụng
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức