Sự phát triển các hình thái tiền tệ và Phân loại tiền tệ
Tiền tệ và lưu thông tiền tệ theo quan điểm của trường phái hiện đại. Trường phái hiện đại không nghiên cứu tiền vàng mà nghiên cứu hình thái tiền tệ thuộc về một giai đoạn cao hơn của quá trình sản xuất, đó là nghiên cứu các dấu hiệu giá trị.
Nội Dung
1. Sự phát triển các hình thái tiền tệ:
1.1. Hóa tệ
Đây là hình thái tiền tệ đầu tiên và được sử dụng trong điều kiện khi mà nền kinh tế hàng hóa tiền tệ chưa phát triển. Hóa tệ là một loại hàng hóa thông thường nào đó được sử dụng làm vật ngang giá chung, hay nổi một cách khác hóa tệ là hàng hóa thông thường được sử dụng làm tiền tệ.
Bạn đang xem: Sự phát triển các hình thái tiền tệ và Phân loại tiền tệ
Có hai loại hóa tệ.
Hóa tệ không kim: Hóa tệ không kim là những hàng hóa bình thường không phải là kim loại được sử dụng để làm tiền tệ như vỏ ốc, vỏ sò, hạt ca cao, da thú, gạo… Sử dụng hóa tệ không kim có nhiều bất tiện như: mau hư hỏng, khó phân chia hoặc khó gộp lại, vì vậy hóa tệ không kim chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa phương chứ không được công nhận trong phạm vi cả nước và phạm vi quốc tế, chính vì lý do này mà tất cả các hóa tệ không kim loại đều bị loại bỏ và được thay thế bởi hóa tệ bằng kim loại.
Hóa tệ bằng kim: Hóa tệ bằng kim hay còn gọi là kim tệ là sử dụng một thứ kim loại nào đó làm vật ngang giá, người ta dùng kim loại làm nguyên liệu đúc tiền, như: đồng, bạc, vàng.
1.2. Chỉ tệ (hay còn gọi là tín tệ)
Chỉ tệ là hình thái tiền tệ mà trong đó giá trị nội tại của tiền không phù hợp với giá trị danh nghĩa, hay nói cách khác chỉ tệ là loại tiền tệ mà bản thân tiền tệ không có giá trị, nhưng nhờ sự tín nhiệm của con người mà nó được lưu thông nên còn gọi là tín tệ.
Chỉ tệ là một loại vật chất được con người gán cho hay chỉ định cho nó có một giá trị nhất định để đóng vai trò tiền tệ, bởi vậy tuy chỉ tệ không có giá trị nội tại nhưng nó vẫn lưu thông được do sự tín nhiệm của con người hoặc do quy định của Pháp luật Nhà nước nên có giá trị lưu thông.
Có hai loại chỉ tệ điển hình:
Tiền kim loại (coin): Là tiền được làm bằng các kim loại kém giá như: Chì (Pb), Nhôm (Al), Kèm (Zn) . và được sử dụng làm tiền xu, tiền lẻ để giao dịch những khoản hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ hoặc dùng để trả lại. Trong hình thái chỉ tệ kim loại, mệnh giá của tiền tệ (giá trị ghi trên mặt đồng tiến) là do con người định đoạt cho nó một giả trị nào cũng được. Thông thường giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của tín tệ kim loại cao hơn giá trị thực của nó rất nhiều.
Tiền giấy (paper): Là tiền được làm bằng giấy do ngân hàng trung ương của các nước độc quyền phát hành. Tiền giấy gồm hai lại sau đây:
– Tiền giấy khả hoán: Tiền giấy khả hoán là tiền giấy được lưu hành trên cơ sở thay thế cho tiền vàng hay tiền bằng bạc mà người ta ký gửi ở ngân hàng.
Tiền giấy khả hoán là tiền giấy được tự do chuyển đổi ra vàng với bất kỳ khối lượng nào theo đúng tiêu chuẩn giá cả. Điều đó có nghĩa là ai có tiền giấy khả hoán, thì bất cứ lúc nào cũng có quyền đến ngân hàng để đổi lấy một số vàng hay bạc mà nó làm đại biểu theo đúng tiêu chuẩn giá cả hoặc ngược lại.
Tiền giấy khả hoán ngày nay không còn nước nào trên thế giới lưu thông nữa.
– Tiền giấy bất khả hoán: Tiền giấy bất khả hoán là tiền giấy không được tự do chuyển đổi ra vàng. Khi sử dụng tiền giấy bất khả hoán, dân cư không có quyền đem đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc.
Ngày nay, tiền giấy bất khả hoán là loại tiền được lưu hành phổ biến ở tất cả các nước, tiền giấy bất khả hoán không được đổi lấy vàng hay bạc, nên dễ bị mất giá, lưu thông không ổn định, dễ có lạm phát và thiểu phát.
Trong lịch sử lưu hành tiền giấy bất khả hoán. Trung Quốc là một trong những quốc gia sáng chế ra tiền giấy bất khả hoán sớm nhất vào thế kỷ thứ IX. Ở Mỹ tiền giấy xuất hiện vào năm 1690.
Lịch sử lưu hành tiền tệ Việt Nam, trong các triều đại phong kiến chủ yếu lưu thông tiến đúc bằng đồng, nhưng có một hiện tượng thật độc đáo, là tiền giấy xuất hiện khá sớm vào năm 1396, sớm hơn các nước phương Tây. Người có sáng kiến phát hành tiến giấy ở Việt Nam là Hồ Quý Ly, ông là người đầu tiên đưa ra một số chế độ cải cách trong triều Trần, trong đó có chế độ cải cách tiền tệ với nội dung phát hành tiền giấy để thay thế cho tiến đúc bằng đồng. Nhưng chế độ tiến giấy và lưu hành tiền giấy cũng chỉ tồn tại ba năm cùng thời gian Hồ Quý Ly trị vì đất nước. Tiền giấy dưới triều đại Hồ Quý Ly được mang danh là “Thông Bảo Hội Sao”.
1.3. Bút tệ
Xem thêm : Các nhà cung cấp sỉ cà phê bột
Bút tệ – tiền tệ ngân hàng hay còn gọi là tiền tài khoản hoặc tiền trương mục.
Bút tệ là loại tiền tệ vô hình được tạo lập qua các bút toán, nó tồn tại trên sổ sách kế toán của ngân hàng nên còn gọi là tiền ngân hàng.
Thực chất đây là tiền gửi của khách hàng thể hiện ở số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán nên còn có tên gọi là tiền trương mục hay tiền gửi giao dịch.
1.4. Các phương tiện tiền tệ điện tử
Tiền tệ điện tử tồn tại dưới dạng thẻ (cards): Các loại thẻ phổ biến như: Visa card, credit card, payment card.
Lưu ý: Ngày nay toàn thế giới lưu hành các dấu hiệu giá trị, mà các dấu hiệu giá trị không có giá trị nội tại, nên không thực hiện được đầy đủ năm chức năng của tiền tệ mà chỉ thực hiện được các chức năng không cần đòi hỏi phải có của tiền vàng, như:
– Chức năng phương tiện biểu hiện giá cả hàng hóa.
Tiền tệ được sử dụng để tính toán hao phí sản xuất hàng hóa, trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm và xác định giá bán.
– Chức năng phương tiện trao đổi
Tiến tệ được sử dụng để làm phương tiện mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ và các khoản khác. Trong chức năng này có thể tiền mặt vận động, có thể tiến chuyển khoản vận động, đảm bảo sự vận động ngược chiều của hàng hóa, dịch vụ, các khoản khác.
– Chức năng phương tiện dự trữ giá trị
Tiền tệ được sử dụng để tích lũy, để dành, tiết kiệm bằng nhiều cách: gửi tiết kiệm, dự trữ các tài sản tài chính, các giấy tờ có giá trị khác, — việc dự trữ giá trị của các chủ thể trong nền kinh tế với mục đích chính là để nhắm đến khả năng sinh lời của đồng tiền.
2. Phân loại tiền tệ
Có rất nhiều căn cứ để phân loại tiền tệ, tùy theo mỗi góc nhìn của nhà nghiên cứu.
2.1. Căn cứ vào hình thái giá trị
Nếu căn cứ vào hình thái giá trị của tiền tệ, chia tiền tệ ra làm hai loại, đó là tiền thực và các dấu hiệu giá trị
– Tiền thực: Tiền thực là hình thái tiền tệ có đầy đủ giá trị nội tại, giá trị danh nghĩa và giá trị nội tại của tiền tệ luôn luôn phù hợp nhau, tiền thực lưu thông được là nhờ vào chính giá trị của bản thân nó – người ta còn hiểu tiền thực là tiến tệ hàng hóa, là tiền đúc bằng vàng hay gọi là tiền bản vị.
– Dấu hiệu giá trị: Dấu hiệu giá trị là hình thái tiền tệ không có đầy đủ giá trị nội tại, giá trị danh nghĩa và giá trị nội tại của tiến tệ không có sự phù hợp nhau, do được đưa vào lưu thông để thay thế cho tiến thực nên các dấu hiệu giá trị có được giá trị lưu thông, nên người ta còn hiểu dấu hiệu giá trị là tiền tệ Pháp định.
Tiền tệ lưu thông được không nhờ vào giá trị của chính bản thân tiền mà là do sự quy ước của xã hội, do luật pháp công nhận tiền tệ đó được phép lưu thông.
2.2. Căn cứ vào hình thái vật chất của tiền tệ
Nếu căn cứ vào hình thái vật chất của tiền tệ, chia tiền tệ ra làm hai loại, đó là tiền mặt và tiền chuyển khoản.
Xem thêm : Thơ là gì? Đặc trưng và Phân loại thơ
– Tiền mặt: Là tiền tồn tại dưới dạng vật chất, tiền mặt được làm bằng nguyên liệu cụ thể, có trọng lượng, hình dáng, kích thước, hoa văn, màu sắc, do Luật pháp quy định và trực tiếp lưu thông.
– Tiền chuyển khoản: Huy còn gọi là bút tệ, là dạng tiền tệ phí vật chất, được tồn tại trên hệ thống tài khoản ở ngân hàng nên còn gọi là tiền ngân hàng.
2.3. Căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ
Nếu căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ của tiền tệ, chia tiền tệ ra làm hai loại, đó là hóa tệ và tín tệ.
– Hóa tệ: Hóa tệ là tiền tệ có nguồn gốc từ hàng hóa, tiền tệ trực tiếp sinh ra từ sản xuất và lưu thông hàng hóa.
– Tín tệ: Tin tệ là tiền tệ không có nguồn gốc từ hàng hóa, tín tệ ra đời là để thay thế cho tiền vàng thực hiện một số các chức năng của tiền tệ, còn gọi là tiền tệ pháp định.
2.4. Căn cứ vào phạm vi lưu thông
Nếu căn cứ vào phạm vi lưu thông của tiền tệ, chia tiền tệ ra làm hai loại đó, là nội tệ và ngoại tệ.
– Nội tệ: Nội tệ là tiền tệ lưu thông trong một nước, do ngân hàng trung ương của một nước độc quyền phát hành, tiền tệ được lưu hành tự do và có khả năng thanh toán không hạn chế trong phạm vi của nước đó mà thôi.
– Ngoại tệ: Ngoại tệ là tiền nước ngoài.
Tóm lại, có nhiều căn cứ để phân loại tiền tệ, vấn đề là nhà nghiên cứu đang quan tâm đến tiền tệ ở góc độ nào và cũng cần lưu ý rằng việc phân loại này cũng chỉ là tương đối.
3. Vai trò của tiền tệ
– Tiền tệ là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô:
Chính phủ sử dụng tiền tệ để hoạch định kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội và thiết lập các mối quan hệ cân đối về phương diện giá trị cho nền kinh tế thị trường.
Sử dụng để tiền tệ xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô, như: chính sách tài chính; chính sách tiền tệ; chính sách tín dụng; chính sách giá cả – tiền lương; chính sách thuế và các chính sách kinh tế, xã hội khác. Các chính sách này được thực hiện sẽ có tác động vào các biến số kinh tế vĩ mô như: thu nhập; chỉ tiêu; giá cả; tỷ giá hối đoái; thuế, phí, lệ phí lãi suất và mức cung ứng tiền tệ qua các biến số này mà đạt được các mục tiêu phát triển Kinh tế – Xã hội đã định.
– Tiền tệ được sử dụng để thực hiện chế độ hạch toán kinh tế:
Tiền tệ được sử dụng làm công cụ hạch toán chi phí sản suất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ theo phương án lấy thu bù chỉ và có doanh lợi.
Tiền tệ phát huy tích cực các chức năng vốn có đặc biệt là chức năng phương tiện thanh toán đã góp phần tiết kiệm tiền mặt và tiết kiệm các chi phí lưu thông tiền tệ.
– Góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn cho nền kinh tế.
– Góp phần phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại.
(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, 2010)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức