Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới chi tiết
1. Ô nhiễm môi trường nước là gì?
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng như sông, hồ, biển, nước ngầm…bị hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu từ chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý, rác thải sinh hoạt…
Ô nhiễm môi trường nước (Water pollution) dùng để chỉ những hiện tượng nguồn nước bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong đó có các chất độc hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Sự thay đổi về thành phần và chất lượng nước không đáp ứng mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và ảnh tiêu cực tới đời sống, sức khỏe con người.
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức như nước sông, hồ, biển…Trong cuộc sống hiện đại hàng ngày, tốc độ ô nhiễm môi trường nước có xu hướng tăng nhanh. Các đơn vị kinh doanh, sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, hộ gia đình là nguồn chất thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nước ô nhiễm không an toàn với người sử dụng
Nói tóm lại, ô nhiễm môi trường nước có xu hướng tăng nhanh, báo động ở nước ta cũng như toàn thế giới. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng song tốc độ ô nhiễm nước lại nhanh như hiện nay thì tương lai gần, con người sẽ thiếu nước sạch trầm trọng. Số người chết, người mắc bệnh liên quan đến nguồn nước sẽ tăng lên chóng mặt. Việc nhận thức, đưa ra những biện pháp thực sự cần thiết trong thời điểm này. Ý thức của mỗi cá thể trong cộng đồng nên được đề cao.
2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới
Ngành công nghệ, nông nghiệp càng phát triển kéo theo loạt hệ lụy đi kèm. Ô nhiễm môi trường nước là một trong nhóm những hệ lụy đó. Châu Á hiện tại có mức độ ô nhiễm môi trường cao nhất thế giới. Tình trạng chất độc trong nước ở châu Á cao gấp 3 làn những khu vực khác trên thế giới.
Thống kê của United Nations Environment Programme (UNEP) chỉ ra có tới 60% nguồn nước trên các dòng sông của 3 châu lục Á, Phi, Âu bị ô nhiễm. Theo Unicef, 5 quốc gia có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam. Tại Bangladesh gần 1,2 triệu dân phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm khi chỉ có 15% là nước sạch đạt chuẩn. Ở Ireland, có khoảng 30% các con sông bị ô nhiễm trong khi tần suất sử dụng chúng ngày càng cao.
Xem thêm : Chủ nghĩa Khoái lạc (Hedonism)
Đáng nói hơn, những con số trên chỉ thống kê đối với lượng nước bề mặt. Đồng nghĩa với việc mức độ ô nhiễm của các nguồn nước ngầm trở nên nan giải bao gờ hết. Một thống kê đáng chú ý khác của UNEP: “Có tới 60% các nguồn nước sông thuốc châu Á, châu Phi, châu Âu đang bị ô nhiễm nặng nề”. Unicef lại tiếp tục công bố rằng: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam là 5 quốc gia có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất ở thời điểm hiện tại.
Ô nhiễm chất thải rắn tại biển Bali, Indonesia
Mỹ là nước phát triển. Song, Mỹ không nằm ngoài nguy cơ môi trường nước bị ô nhiễm nặng nề. Theo thống kê chính thức từ nguồn uy tín, 40% các con sông tại Hoa Kỳ đang bị ô nhiễm đáng báo động. 46% nước hồ ở đây thủy sinh không thể tồn tại được.
Quay về khi vực châu Á. Đây chính là tiêu điểm của vấn nạn ô nhiễm nguồn nước. Tính riêng hàm lượng chì trong nước sông ở châu Á đã hơn 20% so với các khu vực khác trên thế giới. Ngoài chì ra, chỉ số an toàn nước sinh hoạt vượt ngưỡng. Số lượng vi sinh vật trong những con sông cở châu Á cao gấp 3 lần so với số lượng trung bình trên thế giới.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức