7 khía cạnh cần quan tâm về tốc độ màn trập (shutter speed) trong kĩ thuật nhiếp ảnh nâng cao
Tốc độ màn trập là một công cụ tuyệt vời để cải thiện độ phơi sáng, tránh ảnh bị mờ và tạo ra các hiệu ứng thú vị. Hãy khám phá tốc độ màn trập là gì và cách sử dụng nó hiệu quả.
Tôi luôn tin rằng trong nhiếp ảnh, bạn nên tránh khỏi bị sa lầy trong các khía cạnh kỹ thuật mà tập trung phát triển tài năng sáng tạo của bạn. Tuy nhiên, một số yếu tố kỹ thuật là cần thiết để chụp được 1 bức ảnh đẹp-tốc độ màn trập là một trong số đó. Tốc độ màn trập (shutter speed) là một trong 3 thành phần quan trọng của tam giác phơi sáng. Hãy cùng đọc bài viết này để hiểu và vận dụng cách điều khiển tốc độ màn trập cho ảnh chụp của bạn nhé
Bạn đang xem: 7 khía cạnh cần quan tâm về tốc độ màn trập (shutter speed) trong kĩ thuật nhiếp ảnh nâng cao
Nội Dung
1. Tốc độ màn trập (shutter speed) là gì?
Màn trập, hay còn gọi là cửa trập, là lớp màn bằng kim loại được đặt trước cảm biến. Trong những máy ảnh mirrorless, màn trập luôn mở cho đến khi bạn bấm nút chụp. Cách để thấy màn trập: tháo lens, bấm nút chụp, bạn sẽ thấy 1 tấm kim loại xuất hiện che cảm biến lại. Còn trong những chiếc dslr, bạn sẽ khó nhìn thấy màn trập hơn, do cảm biến của máy nằm phía trên của gương lật.
Trong thiết kế của máy ảnh sẽ có một hệ thống màn trập ở trước cảm biến. Khi ấn nút chụp thì màn trập này mở ra, giúp cho ánh sáng đi xuyên qua ống kính và đến được cảm biến, phục vụ cho quá trình phơi sáng. Khi cảm biến đã nhận đủ ánh sáng thì màn trập sẽ đóng lại ngay lập tức, ngăn không cho ánh sáng tiếp tục vào cảm biến.
Tốc độ màn trập (shutter speed) là khoảng thời gian mà màn trập máy ảnh mở ra, giúp cho ánh sáng đến được với cảm biến của máy ảnh.
Vì vậy, tốc độ màn trập (shutter speed) là khoảng thời gian màn trập mở để ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh, hay nói cách khác, là khoảng thời gian cần thiết để máy ảnh “chụp” một bức ảnh. Tốc độ màn trập mô tả màn trập mở ra đóng lại nhanh chóng hoặc chậm đến mức nào. Tốc độ màn trập nhanh có nghĩa là màn trập chỉ mở trong một khoảng thời gian ngắn; tốc độ màn trập chậm có nghĩa là màn trập mở trong thời gian lâu hơn.
- Thay đổi độ sáng của ảnh
- Tạo hiệu ứng đóng băng hoặc mờ (blur) của chuyển động
Trong tiếng Anh, thì “nút chụp ảnh” (hay còn được gọi là “cò”) gọi là “shutter button” vì chính nút này điều khiển việc đóng mở màn trập của máy ảnh.
2. Cách đo tốc độ màn trập
Tốc độ màn trập thường được đo dựa trên giây đồng hồ (second). Ví dụ: Khi bạn đọc tài liệu thấy ghi là 1/4 có nghĩa là màn trập đang ở tốc độ một phần tư giây đồng hồ, 1/250 là một phần hai trăm năm mươi giây đồng hồ.
Đa phần các máy ảnh DSLR hay mirrorless hiện đại đều có khả năng chụp với tốc độ màn trập lên đến 1/4000, một số máy hiện đại hơn thì chụp được với 1/8000 giây, thậm chí những dòng máy đắt tiền chuyên nghiệp còn có thể chụp nhanh hơn nữa.
Ngược lại thì tốc độ màn trập chậm nhất mà các máy DSLR hay mirrorless có thể chụp được thường là 30s (30 giây). Và khi bạn sử dụng tốc độ màn trập lâu như thế thì có thể nghĩ đến việc sử dụng thêm remote điều khiển để tránh việc hình ảnh bị ảnh hưởng khi chụp.
3. Phân biệt Tốc độ màn trập
a. Tốc độ màn trập dài (long shutter speed)
Tốc độ màn trập dài là khi bạn cài đặt cho thời gian đóng mở màn trập của máy ảnh từ 1 giây trở lên. Giả sử như bạn set tốc độ màn trập là 2 giây (2s) thì lúc mới chụp bạn sẽ nghe một tiếng “tách” (màn trập mở ra) và sau 2 giây thì sẽ nghe thêm âm thanh “tạch” (màn trập đóng lại)
Với thời gian đóng mở màn trập lâu như vậy (có khi lên đến 30 giây) thì để chụp với long shutter speed bạn cần có thêm chân máy (tripod) để cố định máy ảnh, tránh cho máy ảnh bị rung lắc thì ảnh chụp ra mới đẹp được.
Xem thêm : Hướng dẫn chụp LiveView trên Canon 70D
Long shutter speed thường được dùng trong thể loại nhiếp ảnh chụp dải ngân hà (milky way photography), giúp cho máy ảnh ghi nhận được hình dáng những chòm sao trong môi trường rất tối.
Các nhiếp ảnh gia chụp ảnh phong cảnh còn sử dụng long shutter speed để tạo hiệu ứng chuyển động mượt mà, mềm dịu khi chụp dòng sông, thác nước, trong khi vẫn giữ được sự sắc nét của cảnh vật xung quanh
Lưu ý là khi bạn chụp với long shutter speed thì mọi thứ đang di chuyển trong khung hình có thể sẽ tạo ra những hiệu ứng đặc biệt. Ví dụ khi chụp đường phố với xe cộ đang chạy thì đèn xe sẽ tạo thành những vệt sáng kéo dài
b. Tốc độ màn trập chậm (slow shutter speed)
Tốc độ màn trập chậm thường là khi bạn chỉnh thông số dao động từ 1/100 đến 1s (1 giây). Với slow shutter speed thì ảnh chụp sẽ có hiệu ứng motion blur (từ này tạm gọi là làm mờ chuyển động nhé).
Hiệu ứng này rất hay được sử dụng trong các quảng cáo xe ô tô, xe máy, khi các nhiếp ảnh gia sẽ cố tình làm mờ các bánh xe đang chuyển động, tạo hiệu ứng kích thích thị giác, khiến cho người xem cảm nhận là chiếc xe đang lao đi rất nhanh
Nhưng cũng cần lưu ý là khi chụp cầm tay (không sử dụng chân máy) thì slow shutter speed có thể sẽ làm hình ảnh bị mờ nhòe cho tay của bạn rung lắc khi chụp đấy nhé
c. Tốc độ màn trập nhanh (fast shutter speed)
Trái ngược với slow shutter speed, chúng ta sẽ dùng tốc độ màn trập nhanh (khoảng từ 1/400 đến 1/8000) để đóng băng chuyển động (freeze motion) của những chủ thể di chuyển nhanh như chim bay trên trời, cá nhảy trên mặt nước, vận động viên trượt băng,…
Bằng cách sử dụng fast shutter speed, chúng ta có thể chụp được hình ảnh những giọt nước đang rơi một cách sắc nét mà nếu như dùng mắt thường sẽ không thấy được.
4. Tốc độ màn trập và sự phơi sáng
Một yếu tố quan trọng khác mà tốc độ màn trập ảnh hưởng đến, đó chính là độ phơi sáng. Hình ảnh bên dưới đây sẽ giúp bạn dễ hình dung
Với hình trên thì ta có thể dễ dàng nhận ra rằng khi để tốc độ màn trập càng nhanh thì ảnh sẽ càng tối hơn, và khi để tốc độ màn trập càng lâu thì ảnh sẽ sáng hơn.
Áp dụng điều này vào thực tế, khi bạn chụp dưới trời nắng gắt, bạn cần chỉnh tốc độ màn trập thật nhanh để cho ảnh của bạn không bị cháy sáng. Ngược lại, khi chụp trong nhà với điều kiện ánh sáng yếu hơn thì bạn cần chụp với tốc độ màn trập chậm hơn để cảm biến có thời gian thu nhận được nhiều ánh sáng hơn.
Xem thêm : Hướng dẫn Export ảnh cho Facebook
Ngoài tốc độ màn trập thì vẫn còn 2 yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến độ sáng của hình ảnh, đó là Khẩu độ và ISO. Do đó, bạn không cần quá cứng nhắc là cứ hễ điều chỉnh độ sáng của hình ảnh là phải tăng hoặc giảm tốc độ màn trập đâu nhé. Chỉ cần nắm vững 3 yếu tố trong tam giác phơi sáng là bạn có thể linh hoạt tùy chỉnh để cho ảnh chụp của mình đúng sáng rồi.
5. Cách tùy chỉnh tốc độ màn trập
Khi máy ảnh của bạn đang ở chế độ “Auto” thì toàn bộ thông số Khẩu độ, tốc độc, ISO đều được máy ảnh tự tính toán, tuy nhiên bạn có thể tự điều chỉnh tốc độ màn trập bằng 2 cách sau:
- Chuyển máy ảnh sang chế độ “Shutter Priority” (chế độ ưu tiên màn trập). Bạn chọn tốc độ của màn trập, và máy ảnh sẽ tự động tính toán đưa khẩu độ phù hợp
- Chuyển máy ảnh sang chế độ “Manual” (chế độ chụp thủ công). Bạn tự điều chỉnh tốc độ màn trập cũng như thông số của khẩu độ
Trong cả hai chế độ này, bạn có thể chọn đặt ISO theo cách thủ công hoặc tự động.
Đối với những bạn nào mới làm quen với máy ảnh thì lời khuyên là nên để cho máy ảnh chọn tốc độ màn trập giúp bạn, như vậy sẽ đảm bảo được ảnh bạn chụp sắc nét nhất có thể. Còn bạn nào đã quen rồi thí mới tự mình tùy chỉnh thông số tốc độ màn trập để giúp cho ảnh chụp có được những hiệu ứng như mong muốn
Ở trong bài viết này chỉ hướng dẫn bạn chọn những chế độ nào để có thể tùy chỉnh tốc độ màn trập thôi, còn để thay đổi tùy chỉnh thông số này như thế nào thì mỗi loại máy ảnh có những cách bố trí nút tùy chỉnh ở những vị trí khác nhau, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé!
6. Cách xem tốc độ màn trập trên máy ảnh
Làm cách nào để biết tốc độ màn trập của máy ảnh đang ở mức nào? Hình bên dưới đây hiển thị vị trí về thông số tốc độ màn trập để bạn dễ hình dung
Ở hầu hết máy ảnh thì tốc độ màn trập sẽ không hiển thị dưới dạng phân số mà chỉ hiện số bình thường thôi. Ví dụ ở hình trên thì màn hình hiện số 500 có nghĩa là tốc độ màn trập đang ở 1/500
Khi mà tốc độ màn trập bằng hoặc lâu hơn 1 giây, bạn sẽ thấy trên màn hình sẽ hiển thị: 1” hoặc 5″ (dấu ngoặc kép ở đây nghĩa là 1 giây). Như vậy 5″ nghĩa là tốc độ màn trập đang ở mức 5 giây.
Ngoài ra, nếu như bạn vẫn không thể tìm được vị trí thông số tốc độ màn trập thì có thể thử tắt chức năng Auto ISO trên máy ảnh, sau đó chuyển qua chế độ Aperture Priority (ưu tiên khẩu độ). Kế tiếp bạn thử lấy nét xung quanh từ vùng sáng đến vùng tối và để ý thấy thông số nào thay đổi khi bạn lia máy thì đó là tốc độ màn trập.
7. Kỹ thuật chụp “motion blur”
“Motion blur” là ảnh chụp bị nhòe khi bạn chụp ảnh một vật thể di chuyển, ví dụ như một người chạy bộ. Nếu bạn sử dụng tốc độ màn trập chậm, người chạy sẽ đi qua khung ảnh khi màn trập đang mở, làm cho chúng xuất hiện dưới dạng vệt nhòe trong ảnh.
Bạn có thể tránh motion blur bằng cách sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn. Làm như vậy có nghĩa là chủ thể sẽ di chuyển ít hơn trong khi màn trập mở, làm giảm hiệu ứng mờ. Với tốc độ màn trập đủ nhanh, sự mờ này trở nên không đáng kể, và hành động sẽ “đông” lại.
Nhưng trước khi bạn tăng tốc độ màn trập cao hết mức, bạn nên cân nhắc liệu bạn có thực sự muốn loại bỏ hình nhòe của chuyển động không. Đó là một cách tuyệt vời để biểu diễn tốc độ hoặc chuyển động trong cảnh. Bạn cũng có thể xoay máy ảnh để giữ cho vật sắc nét và làm mờ nền.
Tổng hợp: pus.edu.vn
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh