POS là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin cần biết về POS
Vậy hãy cùng dành một chút thời gian rảnh trong ngày của bạn để cùng chúng tôi tìm hiểu về POS là gì cũng như những thông tin quan trong về POS nhé.
Nội Dung
1. POS là gì? POS là viết tắt của từ gì?
Tưởng như là một thuật ngữ rất quen thuộc, nhưng POS là gì? POS là viết tắt của từ gì? lại khiến nhiều người phải “vò đầu bứt tai” khi đi tìm hiểu. Theo đó, POS là viết tắt của cụm từ Point Of Sales – Điểm bán hàng. Như vậy, thuật ngữ này dùng để chỉ các điểm phân phối hàng hoá bán lẻ như cửa hàng tạp hoá, chuỗi cửa hàng thời trang, nhà hàng,… mà chúng ta vẫn thường bắt gặp rất nhiều.
Bạn đang xem: POS là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin cần biết về POS
Nhưng với sự phát triển của thời đại công nghệ số, thuật ngữ POS đã không còn chỉ dừng lại ở việc miêu tả các điểm bán lẻ – retail shop như trước kia nữa. Cụm từ này còn được nhắc đến là một hệ thống hỗ trợ bán hàng tại các điểm bán lẻ trong vấn đề thanh toán. Mỗi POS luôn có một hệ thống hoặc công cụ ghi nhận lại các giao dịch nhằm phản ánh lượng tiền mặt và hàng hoá ra vào trong một khoảng thời gian nhất định.
2. POS system là gì?
Lại xuất hiện thêm một thuật ngữ nữa mà các bạn cần phải tìm hiểu thêm, “POS system là gì?” nếu như đã hiểu về POS thì nghiêm nhiên các bạn sẽ không khó để tìm hiểu về cụm tìm. Dịch ở mức cơ bản POS system chính là hệ thống POS, theo đó một điểm bán hàng có thể có một POS hoặc nhiều POS tùy theo nhu cầu kinh doanh. Theo phân loại, POS system gồm có 2 loại theo chức năng là: POS thanh toán và POS bán hàng.
Không dừng lại ở việc thanh toán, thông kế doanh thu nhiều hệ thống POS hiện đại ngày nay còn đảm nhận rất nhiều chức năng khác nhau. Thậm chí, với những tính năng cải tiến hệ thống POS còn cung ứng một khối lượng thông tin lớn rất quan trọng đối với việc kinh doanh của bất kì ai mà có lẽ rất ít ai có thể hiểu rõ như:
• Quản lý kho trên khắp các chi nhánh, cả online lẫn offline• Cung cấp các chỉ số và báo cáo bán hàng• Quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả• Cải thiện doanh thu tại cửa hàng• Thay đổi để đáp ứng nhu cầu kinh doanh
3. Máy POS là gì?
Như đã đề cập đế ở trên POS system được phân loại thành hai chức năng là thanh toán và bán hàng. Trong đó, chức năng thanh toán chính là một ưu điểm nổi bật chắc chắn không thể không nhắc đến của POS. Vậy máy POS là gì? Hiểu một cách đơn giản, máy POS chính là một loại máy bán hàng chấp nhận việc cà thẻ ngân hàng để thanh toán hóa đơn giao dịch dịch vụ. Những máy POS ban đầu được thiết kế vô cùng nhỏ gọn, cầm chắc trong lòng bàn tay.
Đây là loại máy cho phép thanh toán bằng thẻ, được các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, cửa hàng, tài xế taxi,… sử dụng để khách hàng thanh toán các khoản phí dịch vụ như mua hàng, điện nước, điện thoại, bảo hiểm hay kiểm tra số dư,… bằng thẻ quốc tế hoặc cả thẻ nội địa. Loại máy này đã xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 20 và cho đến nay đã không ngừng được phát triển với những tích năng được tích hợp song hành.
Xem thêm : Tìm hiểu ROM Cook là gì và Stock ROM là gì? Ưu và nhược điểm của từng loại ROM
Trước đó, các phương pháp ghi chép truyền thống bằng giấy bút tốn nhiều thời gian mà lại thiếu chính xác và tạo ra nhiều lỗ hổng trong quy trình quản lý kinh doanh là điều đã được rất nhiều người nhấn thấy rất rõ. Khởi điểm ban đầu cho việc khắc phục tình trạng này chính là sử dụng các loại máy tính đơn giản, nhưng chúng vẫn tốn rất nhiều thời gian của người bán lẫn người mua. Đây cũng chính là lý do mà máy POS được ra đời, ban đầu đơn giản là máy tính tiền nhưng cho đến nay đã được xây dựng hoàn chỉnh trở thành cả hệ thống có thể quản lý việc bán hàng rất hiệu quả.
4. Hiện nay có những loại máy POS nào?
Các hệ thống POS ngày nay được phát triển rất đa dạng, điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có những loại máy POS khác nhau được ra đời thay vì kiểu truyền thống trước kia. Bỏ đi những phần mềm điện tử, online đang được ứng dụng rất nhiều, hiện nay sẽ có 2 loại máy POS thực hiện chức năng thanh toán đó lá.
Máy POS di động (máy POS cầm tay)
Máy POS di động hay còn được gọi là máy POS cầm tay là loại phổ biến nhất, đồng thời đây cũng chính là loại máy được thiết kế dựa trên nguyên bản đầu tiên của chúng. Máy được sử dụng phổ biến ở các cửa hàng có quy mô vừa và nhỏ như siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm, thời trang, phụ kiện… mà bạn thường bắt gặp. Máy POS cầm tay thường có thiết kế nhỏ gọn, cầm vừa trong lòng bàn tay, có màn hình cảm ứng hoặc màn hình điện tử kèm phím cơ. Loại máy POS này sẽ được tích hợp cùng với tính năng in hóa đơn và phần mềm quản lý bán hàng cho chủ tiệm. Máy sẽ hoạt động nhờ pin và sim kết nối Internet để truyền dữ liệu.
Máy POS tính tiền điện tử
Đây chính là phiên bản nâng cấp của máy POS di động, vẫn là chức năng tính tiền nhưng được thiết kế với kích thước lớn hơn nhiều. Đồng thời, cùng lúc chúng được kết hợp với các thiết bị như máy đọc mã vạch, máy in hóa đơn bán lẻ, máy thanh toán bằng thẻ tín dụng và ngăn kéo đựng tiền,… Bạn có thể nhận thấy loại máy POS này sẽ thường được sử dụng rất nhiều ở các cửa hàng lớn, chuỗi siêu thị,… nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán cao, khác phục các nhược điểm nhất định ở máy POS cầm tay. Ngoài ra, máy POS tính tiền điện tử sẽ có loại 1 màn, loại 2 màn để bạn lựa chọn.
5. Những loại thẻ hỗ trợ dùng cho máy POS
Việc đưa máy POS tính tiền vào sử dụng để hỗ trợ việc thanh toán cho khách hàng ngày càng phổ biến hơn rất nhiều, ngay cả những shop nhỏ cũng sử dụng đã và đang mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực cùng lúc. Hiện nay, sự liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng tạo điều kiện cho mọi người đều có thể dùng máy POS để có thể thanh toán nhanh chóng và tiện lợi.
Cùng với đó thẻ ATM hiện nay thường được các ngân hàng tạo sẵn tài khoản thanh toán như thẻ Timo có Spend Account Timo để dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến. Hầu hết tất cả các loại thẻ ATM do ngân hàng phát hành đều có thể dùng máy POS để thanh toán hóa đơn của dịch vụ được cung cấp. Như vậy, dưới đây chúng ta sẽ phân loại rõ những loại thẻ hỗ trợ dùng cho máy POS để tránh sử nhầm lẫn.
+ Với các loại thẻ quốc tế chấp nhận thanh toán trên toàn cầu:
• Thẻ Visa (số thẻ bắt đầu bằng số 4)• Thẻ Master Card (số thẻ bắt đầu bằng số 5)• Thẻ JCB (số thẻ bắt đầu bằng số 35)• Unionpay (số thẻ bắt đầu bằng số 62)
+ Với các thẻ thanh toán nội địa thì hầu như tất cả đều được có thể thực hiện thanh toán quan máy POS.
6. Máy POS phù hợp với những ai sử dụng?
Xem thêm : Oriflame là gì? Tất tần tật những câu hỏi về Oriflame
Sử dụng máy POS thanh toán, quản lý sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát quá trình bán hàng, nhập hàng, tồn kho,… Hơn thế điều này cũng giúp thương hiệu của bạn “ghi điểm” cao hơn trong mắt khách hàng đề mức độ chuyên nghiệp. Đối với vấn đề máy POS phù hợp với những ai sử dụng, đương nhiên sẽ là những người làm kinh doanh. Tuy nhiên, tùy vào từng loại máy POS mà đối tượng sử dụng phù hợp sẽ có sự khác nhau nhất định.
+ Đối với máy POS di động: Phù hợp cho các chủ quán cafe, quán ăn, shop mỹ phẩm, quần áo,… nhỏ. Những người sử dụng trực tiếp máy POS cầm tay order từ khách hàng và in phiếu cho các bộ phận khác.
+ Đối với máy POS điện tử: Do sự cố định hoàn toàn, nên loại máy này sẽ phù hợp sử dụng trong các nhà hàng, chuỗi showrom, cửa hàng lớn, hệ thống siêu thị. Ngoài ra, nó sẽ phù hợp với các hệ thống kinh doanh đồ ăn, nước uống yêu cầu order tại quầy trực tiếp.
7. Thanh toán qua máy POS có mất phí không?
Nếu đứng từ góc độ của khách hàng thì đây thực sự là một vấn đề rất đáng lưu tâm, “Thanh toán qua máy POS có mất phí không?” ngay cả khi mức phí không quá cao thì tâm lý chung của mọi người cũng đều muốn có một đáp án chính xác cho mình. Theo quy định của nhà nước, chủ thẻ không phải chịu bất kỳ khoản phí nào cho mỗi lần giao dịch của mình qua thẻ. Thay vào đó, các chủ cửa hàng – nơi đăng ký dùng máy POS sẽ phải chịu hoàn toàn 100% mức phí giao dịch cho việc thanh toán này.
Thông thường mức phí trên mỗi giao dịch là từ dưới 1% – 2% trên doanh thu mỗi lần giao dịch thẻ nội địa, từ 2.5% – 3% trên doanh thu đối với thẻ tín dụng quốc tế (Visa, MasterCard…). Nếu cửa hàng bạn có quy mô nhỏ, thông thường mức phí cà thẻ sẽ dao động từ 1.7% – 2% đối với thẻ nội địa, từ 2.5% – 3% đối với các loại thẻ quốc tế.
Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều người thì khi thanh toán qua máy POS họ vẫn bị trừ phí. Vậy nguyên nhân là do đâu? các bạn có thể xác định dựa vào 3 lý do như sau:
+ Thứ nhất – Máy POS hoặc hệ thống ngân hàng bị lỗi: Nếu thời điểm bạn thanh toán máy POS hoặc hệ thống ngân hàng bị lỗi thì hoàn toàn có thể xảy ra tình huống này.
+ Thứ hai – Đơn vị quẹt thẻ không liên kết với ngân hàng: Dù rất ít nhưng vẫn có rất nhiều đơn vị không đăng ký thanh toán máy POS trực tiếp tại các ngân hàng mà sẽ thông qua một đơn vị trung gian thứ 3, lúc này mức thu phí quẹt thể lên đến tận 10%.
+ Thứ ba – Chủ cửa hàng làm trái quy định: Đúng theo pháp luật thì người mua hàng sẽ không chịu bất kỳ một khoản phí nào khi thanh toán qua POS. Nhưng vẫn có một số chủ cửa hàng gian đối sẽ cộng luôn mức phí này vào hóa đơn của khách hàng.
Thông qua chia sẻ về POS là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin cần biết về POS, ắt hẳn chúng ta đều đã xây dựng được một bức tranh tổng thể về thuận ngữ này. Nhất là khi máy POS ngày càng được sử dụng ở rất nhiều địa điểm, thậm chí nhiều tài xế taxi cũng đang sử dụng trong lĩnh vực vận tải hàng khách. Áp dụng những thành tựu khoa học – công nghệ vào kinh doanh, đơn cử là hệ thống POS nói chung và máy POS nói riêng sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho bất kì ai.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp