Hướng dẫn sử dụng Camera RAW trong Photoshop
Camera raw chính là công cụ giúp chỉnh sửa hình ảnh tốt nhất trong Photoshop, với sự trợ giúp của Camera raw bạn có thể chỉnh sửa Blend màu, giúp làm trắng da, làm mịn da, cũng như giúp tăng độ chi tiết cho ảnh. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng Camera RAW trong Photoshop một cách dễ dàng nhất.
Nội Dung
Bật chế độ tự động mở ảnh trong camera raw trên photoshop
Để bật chế độ tự động mở ảnh trong camera trên photoshop bạn cần thực hiện các bước như sau:
Bạn đang xem: Hướng dẫn sử dụng Camera RAW trong Photoshop
Bước 1: Nhấn chuột trái vào mục Edit trong Photoshop
Bước 2: Ở đây bạn sẽ thấy một bảng chức năng sẽ xuất hiện, bạn cần phải sử dụng con trỏ chuột kéo xuống dưới dòng Preferences, sau đó nhấn chọn vào dòng Preferences.
Bước 3: Kéo con trỏ chuột xuống dòng chữ JPEG and TIFF Handling. Bạn cần lưu ý ô JPEG và hãy nhấn chuột vào ô JPEG đó và chọn dòng “Automatically open all supported JPEGs“. Điều này có nghĩa là mở tất cả các định dạng ảnh JPEG được hỗ trợ. Tiếp đến bạn cần để ý đến ô TIFF, dùng chuột nhấn vào ô TIFF và nhấn chọn dòng chữ “Automatically open all supported TIFF“, nó có nghĩa là tất các cách định dạng ảnh TIFF được hỗ trợ sẽ được mở.
Bước 4: Với những bước đơn giản như trên là bạn đã có thể mở được Camera raw để Blend màu, làm mịn, làm trắng da cho ảnh. Nhờ đó mà bạn sẽ biết được cách bật chế độ tự động mở ảnh trong Camera raw.
Giới thiệu một số phím tắt để mở camera raw trong Photoshop như sau:
Để giúp việc thực hiện mở Camera raw trong Photoshop nhanh nhất người dùng nên sử dụng phím tắt trên bàn phím máy tính. Phím tắt dùng để mở Camera raw là (Ctrl + Shift + A). Theo đó, bạn chỉ cần bấm và giữ phím tắt như trên là sẽ mở được Camera raw nhanh chóng nhất.
Các cách mở camera raw
Cách 1: Sử dụng phím tắt
Bạn có thể mở camera raw một cách rất nhanh gọn nhẹ đó là sử dụng tổ hợp phím tắt (Ctrl + Shift + A) để mở Camera raw trong tích tắc.
Cách thứ 2: Thực hiện mở camera raw mà không sử dụng đến phím tắt
Với cách này các thao tác cũng không quá phức tạp hơn so với việc sử dụng phím tắt. Bạn cần làm theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Bạn nhấn chọn mục Filter
Bước 2: Sau khi nhấn chọn mục Filter, tại đây bạn sẽ thấy xuất hiện một bảng chức năng, chỉ cần nhấn vào dòng Camera raw Filter là đã hoàn thành việc mở camera raw trong photoshop.
Xem thêm : Hiệu ứng lưới áp phích Photoshop đơn giản | SADESIGN
Việc mở camera raw vô cùng đơn giản và dễ thực hiện. Để tiết kiệm tối đa thời gian, chúng tôi khuyên bạn bạn nên sử dụng phím tắt cho tiện lợi, thể hiện được sự chuyên nghiệp.
Hướng dẫn sử dụng camera raw trong photoshop
Chỉ ở phiên bản PS và CC từ CS6 trở lên mới có chức năng Camera Raw Chính vì vậy nếu như bạn đang sử dụng photoshop mà không tìm thấy chức năng camera raw thì có nghĩa là phần mềm mà bạn sử dụng là phiên bản cũ.
Bạn phải nâng cấp phần lên phiên bản cao hơn để có thể sử dụng được chức năng này. Đây là một trong những chức năng giúp ảnh của bạn trở nên lung linh hơn rất nhiều, rất đáng để bạn thử đấy.
Để sử dụng công cụ Camera Raw, các bạn hãy làm theo các bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Bạn cần phải mở file cần chỉnh sửa bằng cách sau đây:
Đến menu File -> Open hoặc (Ctrl+O) và chọn một ảnh bất kỳ cần chỉnh
Bước 2: Bạn hãy chọn Menu File -> Filter -> Camera Raw Filter hoặc (Shift + Ctrl + A) để vào phần chỉnh sửa camera raw.
Bước 3: Chức năng của 1 số công cụ thường dùng trong camera raw
– Tại thẻ đầu tiên Basic -> bạn chọn chức năng Auto hoặc default -> tiếp đến bật chức năng xem trước và sau (Q) khi chỉnh.
– Đây là chức năng auto, phần mềm sẽ tự tính toán và đưa ra thông số mặc định của photoshop.
– Bạn có thể tùy chỉnh lại các thông số theo ý mình muốn. Nhưng theo kinh nghiệm cá nhân của mình bạn nên chọn chức năng auto trước để xem có ưng ý không, nếu cảm thấy không hài lòng thì bạn có thể tùy chỉnh lại các thông số theo mong muốn.
Ý nghĩa cụ thể từng thông số của camera raw
- Exposure: Độ phơi sáng của toàn bộ tấm ảnh sẽ được điều chỉnh với thanh công cụ này. Phần này bạn có thể tăng hoặc giảm để điều chỉnh ánh sáng cho ảnh.
- Contrast: Được dùng khi bạn muốn điều chỉnh độ tương phản của tấm ảnh, phần này bạn không nên chỉnh nhiều, nên chỉnh với mức độ hợp lý.
- Highlights: Thanh công cụ này chỉ dùng để điều chỉnh những vùng sáng của bức ảnh. Thông thường mục này thường được giảm xuống mức tối đa.
- Shadows: Đây là công cụ được dùng để chỉnh sửa bóng đổ
- Whites: Công cụ được sử dụng để chỉnh sửa ánh sáng trắng của vùng trung gian
- Blacks: Công cụ chỉnh sửa đối với các vùng tối của vùng trung gian.
- Clarity: Chức năng là tăng thêm độ chi tiết và tạo độ nổi khối cho bức ảnh.
- Vibrance: Công cụ làm tăng thêm các màu sắc, giúp cho chúng trở nên sinh động và thu hút hơn, đặc biệt đối với các màu sắc như xanh lá mạ non, màu hồng phấn.
- Saturation: Độ bão hòa của màu sắc, bạn sẽ thấy rõ được sự thay đổi của bức ảnh khi tăng hoặc giảm nhẹ thanh công cụ này.
Bước 4: Thẻ Tone Curve
Chúng ta có các thông số thẻ Tone Curve:
Xem thêm : Catalog trong Lightroom: Bạn có biết?
– Highlights: Giúp hỗ trợ người dùng trong việc điều chỉnh ánh sáng trắng vùng cao
– Lights: Được dùng để điều chỉnh toàn bộ ánh sáng của bức hình
– Darks: Dùng để chỉnh tối chung bức ảnh.
– Hardows: Để điều chỉnh vùng tối chủ yếu tác dụng lên phần bóng đổ
– Point: Phần này người dùng có thể tự lựa chọn kéo thả để chọn.
Bước 5: Thẻ Detail chính là công cụ điều chỉnh độ sắc nét cho bức ảnh.
Các thông số:
- Amount: Dùng để điều chỉnh cho đối tượng trở nên sắc nét và rõ hơn.
- Detail: Để tăng độ chi tiết cho bức hình. Ở thẻ này các bạn không nên tăng nhiều quá làm hình ảnh bị nhiễu thêm
- Masking: Công cụ để giảm nhiễu hạt nhỏ cho toàn bộ bức ảnh. Để cho bức ảnh được nét hơn bạn có thể tăng phần này nhiều hơn một chút. Bạn sẽ thấy được sự thay đổi của bức ảnh khi kéo thanh trượt.
- Luminance: Công cụ giảm nhiễu đối với những hạt to. Để ảnh không bị bết thì không nên lạm dụng chỉnh phần này nhiều.
Ngoài ra còn có các công cụ như Luminance detail, Luminance contrast, Color, Color detail là để bổ sung cho Luminance.
Bước 6: Tiến hành điều chỉnh màu sắc cho bức ảnh bằng các thẻ sau đây:
- HUE: Thẻ này sẽ giúp cho người dùng có thể thay đổi màu đang có trên bức ảnh. HUE sở hữu đầy đủ toàn bộ tính chất màu của RGB, CMYK
- Saturation: Công cụ này được dùng để điều chỉnh màu bổ xung đậm hoặc nhạt cho bức hình của bạn.
- Luminance: Công cụ dùng để hiệu chỉnh màu cho từng vùng trên bức hình, hiệu chỉnh ở 1 vùng rộng trên bức ảnh.
Bước 7: Công cụ Spot Removal (phím tắt là B): Công cụ được sử dụng để chỉnh sửa những chi tiết bị thừa, những khuyết điểm trên hình ảnh của bạn.
Sau khi thực hiện chỉnh sửa bằng các công cụ, chúng ta có được kết quả bức hình như mong muốn.
Có thể thấy được rằng việc sử dụng camera raw giúp cho bức ảnh của bạn trở nên đẹp hơn rất nhiều với thao tác xử lý nhanh gọn và vô cùng tiện lợi. Đây là lý do mà việc nắm chắc cách sử dụng camera raw lại được nhiều người quan tâm tới như vậy khi làm việc với photoshop.
Hy vọng với những hướng dẫn sử dụng Camera RAW trong Photoshop mà pus.edu.vn đã chia sẻ trên đây thật sự hữu ích đối với người dùng trong việc chỉnh sửa ảnh và sử dụng thành thạo phần mềm photoshop cho công việc của mình. Chúc các bạn thực hiện thành công với những chỉ dẫn này.
Xem thêm Cách sử dụng Magic Wand Tool trong Photoshop
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hướng Dẫn