Máy ảnh không gương lật là gì?

0

Máy ảnh không gương lật là dòng máy ảnh đang thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng vì nó có nhiều ưu điểm nổi trội hơn máy ảnh DSLR. Và để giúp các bạn nắm được những thông tin hữu ích về loại máy ảnh này để đưa ra quyết định mua hàng phù hợp nhất thì chúng ta hãy cùng đi khám phá các thông tin trong bài viết sau đây.

Máy ảnh không gương lật là gì
Máy ảnh không gương lật là gì

Máy ảnh không gương lật là gì?

Máy ảnh không gương lật còn được gọi với nhiều tên khác nhau như:  hệ thống máy ảnh nhỏ gọn (compact system camera – viết tắt là CSC), máy ảnh kỹ thuật số ống kính đơn không gương lật (Digital Single Lens Mirrorless – DSLM), hệ thống máy ảnh không gương lật (Mirrorless System Camera – MSC), hệ thống máy ảnh kỹ thuật số có ống kính rời (Digital Interchangeable-Lens System camera) hay là khung ngắm điện tử với ống kính rời (Electronic Viewfinder with Interchangeable Lens – EVIL, không áp dụng cho những  sản phẩm máy ảnh kính ngắm quang học).

Cụ thể, đây là loại máy ảnh không có gương lật giống như các máy ảnh DSLR (gương lật có chức năng phản chiếu hình ảnh lên thấu kính ngắm quang học). Khi sử dụng  loại máy ảnh này, người chụp sẽ quan sát bằng cách nhìn vào màn hình điện tử thay vì ngắm qua ống kính.

Mục đích của máy ảnh không gương lật

Mục đích ban đầu của dòng máy ảnh ống kính rời không gương lật (MILC) là có thể hoán đổi ống kính và có chất lượng hình ảnh tốt như của máy ảnh DSLR trong một thân máy nhỏ. Để có được điều này thì các nhà sản xuất đã thay thế khung ngắm TTL bằng một khung ngắm điện tử, trong đó chiếc gương lật được bỏ đi để làm giảm kích thước máy.

Một thiết kế thay thế đơn giản và tiện lợi hơn là sự kết hợp giữa máy ảnh DSLR và MILC, đó là máy ảnh sử dụng một gương mờ (có tính năng bán trong suốt, gương cố định). Máy SLT không có khung ngắm quang học và cũng như gương lật, vì vậy chúng đóng vai trò trung gian giữa máy DSLR và MILC.

Các loại máy ảnh không gương lật cơ bản nhất

Máy ảnh không gương lật có hai phong cách thiết kế chính: compact và DSLR-like. Những máy phong cách compact có kích thước xấp xỉ những chiếc máy ảnh compact lớn, khi được gắn với các ống kính pancake, chúng có thể đặt vừa trong túi quần. Những máy ảnh không gương lật phong cách DSLR thì có kích thước khá lớn, cũng gần bằng các máy ảnh DSLR cấp thấp, dù nhỏ và nhẹ hơn đáng kể, các tính năng thì cũng gần tương đương máy ảnh DSLR.

ống kính PanCake
ống kính PanCake

Không phải tất cả các máy ảnh không gương lật đều có cảm biến lớn: dòng Pentax Q (ra mắt vào tháng 6/2011) có kích cỡ bộ cảm biến là 1/2.3 inch (kích cỡ điển hình cho dòng máy ảnh compact). Tháng 9/2011, Nikon công bố một định dạng cảm biến mới cho dòng máy ảnh không gương lật đầu tiên của hãng, đó là định dạng CX, với một cảm biến lớn hơn 2,6 lần so với cảm biến 1/1.7 inch trang bị trong máy ảnh compact cao cấp.

Ống kính dành cho máy ảnh không gương lật

Sony đã  cung cấp 7 ống kính ngàm E cho dòng máy NEX của mình. Trong đó, các sản phẩm đều sử dụng loại cảm biến có kích thước như cảm biến APS-C.

Hãng Panasonic  đã chia sẻ định dạng Micro Four Thirds với Olympus với 11 loại ống kính cho dòng máy ảnh G. Các ống kính Panasonic cũng gần như tương thích với các máy ảnh không gương lật PEN mang  phong cách “retro” của Olympus. Tương tự như vậy, toàn bộ 8 ống kính Micro Four Thirds của Olympus (không tính đến những phiên bản khác nhau của cùng một loại ống kính, ví dụ cả 3 phiên bản của ống kính 14-42mm đều được tính là cùng một loại) đều hầu hết tương thích với  các thiết bị máy ảnh Panasonic.

Ống kính SamYang 85mm F1.8
Ống kính SamYang 85mm F1.8

Samsung cho ra mắt 6 loại ống kính khác nhau cho dòng máy ảnh NX của mình (sử dụng cảm biến APS-C). Dòng Pentax K-01 sử dụng tất cả các ống kính K-mount hiện có, nhưng vì chúng thiếu khớp nối khẩu độ. Hơn nữa,  các ống kính sản xuất trước năm 1983 (như ống ngàm K và KF) luôn đòi hỏi chế độ stop-down metering (đo sáng sau khi khép khẩu độ). Có nhiều ngàm chuyển ống kính trên thị trường nhưng hầu hết đều không hỗ trợ lấy nét tự động.

Kích cỡ bộ cảm biến ảnh

Các hãng sản xuất máy ảnh không gương lật hiện nay có các thiết kế khác nhau và sử dụng các bộ cảm biến với nhiều kích cỡ khác nhau. Các máy ảnh Micro Four Thirds của Panasonic và Olympus sử dụng bộ cảm biến có kích thước giống như cảm biến Four Thirds (225mm2) . Đây chính là kích thước cảm biến nhỏ nhất trong các máy ảnh DSLR nhưng vẫn lớn hơn 9 lần so với mẫu kích thước 25mm2 của cảm biến máy ảnh compact.

Kích thước bộ cảm biến ảnh
Kích thước bộ cảm biến ảnh

Trong khi đó, máy ảnh Samsung NX và  dòng máy ảnh Sony NEX sử dụng bộ cảm biến APS-C kích cỡ lớn hơn: 370mm2. Dòng Nikon 1 sử dụng loại cảm biến nhỏ hơn, kích cỡ chỉ 115mm2.

Những ưu và nhược điểm

Máy ảnh không gương lật kết hợp một số tính năng của cả hai loại máy ảnh compact và máy ảnh DSLR. So với các loại máy ảnh compact thì  chúng cung cấp tính linh hoạt khi cho phép ứng dụng những ống kính rời. Hơn nữa, những chiếc MILC này còn được trang bị một bộ cảm biến lớn hơn máy ảnh compact nên chất lượng ảnh cao đã được nâng lên rất nhiều.

So sánh với loại máy DSLR thì loại máy MILC nhỏ và hoạt động ổn định hơn. Nhờ vào việc không có hệ thống gương, MILC đã được trang bị một bộ cảm biến lớn với kích cỡ tương đương máy ảnh DSLR. Người chụp có thể đặt các ống kính rời sát với cảm biến hơn, do đó những ống kính chất lượng cao có thể được làm với kích cơ nhỏ hơn, giá rẻ hơn và nhẹ hơn.

Dòng máy ảnh không gương lật có ưu nhược điểm gì
Dòng máy ảnh không gương lật có ưu nhược điểm gì

Tuy nhiên, số lượng ống kính có thể dùng được cho loại máy ảnh không gương lật vẫn còn khá hạn chế và giá đắt hơn hẳn ống kính cho máy DSLR. Loại máy MILC phong cách compact được  trang bị với một ống kính pancake mỏng cho phép ta bỏ túi được, nhưng khi trang bị ống kính lớn hơn thì khả năng bỏ túi của thiết bị là không thể.

Ngoài ra, loại máy ảnh không gương lật còn tồn tại một số nhược điểm đó là:

Không có khung ngắm quang TTL

Việc thiếu khung ngắm quang học TTL là một điểm yếu đáng lo ngại của dòng máy ảnh MILC – cũng tương tự như đối với máy ảnh compact.

Máy ảnh MILC chủ yếu sử dụng một màn hình hiển thị LCD ở phía sau, mặc dù cũng có một số model được trang bị khung ngắm điện tử, hoặc là khung ngắm quang không có TTL đến thị sai kém, đặc biệt là  ở khoảng cách ngắn.

Hệ thống lấy nét contrast detection AF chậm hơn hẳn so Phase detection AF.

Công nghệ lấy nét tự động vận hành dựa trên tương phản (contrast-based AF) nhìn chung chậm hơn hệ thống lấy nét tự động theo pha (phase-based AF) ở loại máy DSLR.

Tuy nhiên, đến tháng 7/2011 thì Olympus đã cho ra chiếc máy ảnh PEN E-P3 vượt qua top máy DSLR về tốc độ lấy nét. Tốc độ lấy nét cho hình ảnh được cải thiện bằng cách giảm thời gian hệ thống lấy nét tự động contrast-detection bắt đầu hoạt động sau khi  người dùng nhấn nửa nút chụp (half-pressing). Do đó, thiết bị sẽ làm tăng gấp đôi tốc độ đọc ra của cảm biến lên 120 hình/giây, thậm chí Olympus còn công bố tốc độ 240fps trên một số chế độ chụp.

Không tương thích với những ống kính hiện có

Hầu hết các máy ảnh MILC đều phải sử dụng một ngàm ống kính mới, và một số không tương thích với những ống kính hiện có ví dụ như Micro Four Thirds (của Panasonic và Olympus), E-mount (của Sony), NX-mount (của Samsung), 1-mount (của Nikon) và EF-M mount của Canon.

Các sản phẩm máy ảnh không gương lật được ra đời

Những máy ảnh không gương lật nào tốt?
Những máy ảnh không gương lật nào tốt?

Đến năm 2012, đã có hàng chục model máy ảnh không gương lật chính thức ra đời. Tính theo thứ tự thời gian thì sớm nhất là máy ảnh Epson R-D1 sử dụng ống kính Leica M (năm 2004); dòng ống kính Micro Four Thirds của Olympus và nhãn hàng Panasonic; NX mount của Samsung; dòng Leica (năm 2006), dòng Sony E-mount của Sony; dòng máy ảnh Nikon 1 mount của Nikon; dòng Pentax Q mount; máy ảnh K-mount của thương hiệu Pentax.

Trên đây là những chia sẻ các thông tin mà bạn cần phải nắm được về dòng máy ảnh không gương lật để đưa ra quyết định mua hàng phù hợp nhất. Nếu như bạn có bất kỳ các thắc mắc nào cần được tư vấn, hỗ trợ để chọn được chiếc máy ảnh ưng ý nhất thì hãy liên hệ ngay với pus.edu.vn để được phục vụ nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xem thêm 5 mẫu máy ảnh chụp sự kiện chuyên nghiệp không nên bỏ qua.

5/5 - (10 votes)

Leave A Reply

Your email address will not be published.