Win Win situation là gì?
Việc sử dụng tiếng Anh ở các công ty nước ngoài chắc hẳn đã không còn xa lạ với nhiều người. Thế nhưng nếu bạn là lính mới, thì điều đó chắc chắn không hề suôn sẻ như bạn nghĩ.
Chính vì vậy, 25giay.vn đã tổng kết 5 cụm từ phổ biến ở chốn văn phòng để bạn tăng tự tin, thoải mái giao tiếp và thuyết trình trong môi trường quốc tế.
Bạn đang xem: Win Win situation là gì?
Bắt chuyện với đồng nghiệp giúp bạn nhanh chóng hòa hợp với môi trường làm việc
1. Cụm từ chỉ lợi ích (No-win situation/win-win situation/zero-sum game)
Trong bất kỳ môi trường làm việc nào thì lợi ích, thành công hay thất bại chính là chủ đề bàn tán sôi nổi nhất. Chính vì vậy, để có thể làm quen, bắt chuyện với đồng nghiệp mới hoặc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng sếp thì bạn cần phân biệt các cụm từ nói về lợi ích sau:
+ “No-win situation” tương đương cụm từ “lose-lose situation” dùng để diễn tả một tình huống mà kết quả đều không có lợi cả 2 phía tham gia.
+ “Win-win situation” là tình huống đôi bên tham gia đều có lợi.
+ “Zero-sum game” là một cụm khá thú vị, cách hiểu giống như trong toán học, số 1 và số âm 1 khi cộng lại sẽ bằng không. Trong môi trường làm việc thì cụm này mang ý nghĩa nếu 1 bên tham gia thắng thì bên còn lại chắc chắn thua.
Ví dụ: Fair trade is a win-win situation because both producers and consumers benefit.
(Hội chợ thương mại là một cơ hội đôi bên cùng có lợi cho nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng).
Muốn nhanh chóng hòa nhập bạn cần biết các cụm từ thường được sử dụng ở công ty
Xem thêm : Môi trường tiếng Anh là gì?
2. Cụm từ mang nghĩa tìm hiểu/cập nhật thông tin (Be/get up to speed)
Trong môi trường làm việc quốc tế, tinh thần học hỏi luôn được đánh giá cao và tôn trọng. Chính vì vậy, các cụm từ liên quan đến vấn đề tìm hiểu thông tin luôn cần thiết dù là lính mới hay lính cũ.
“Be/get up to speed” là cụm từ mang nghĩa bạn đã nắm rõ, hiểu biết cặn kẽ về một vấn đề nào đó. Cụm từ này thường đi kèm với “to get” mang nghĩa tìm hiểu, cập nhật thông tin mới nhất để hiểu rõ một vấn đề hoặc một dự án.
Ví dụ: You’ll need to get up to speed on the financial situation before you make any important decisions.
(Bạn cần phải tìm hiểu cặn kẽ tình hình tài chính trước khi đưa ra quyết định).
Các cụm từ liên quan vấn đề tìm hiểu thông tin sẽ được ưu tiên ở các công ty nước ngoài
3. Cụm từ yêu cầu sự tư duy (To think outside the box)
Đừng để những lời nói bông đùa của sếp làm bạn hoảng loạn và cũng đừng lầm tưởng những lời yêu cầu “nhỏ” của sếp chỉ là vui đùa. Vì vậy, bạn nên tham khảo các cụm từ tưởng như vô hại nhưng thật ra lại tai hại vô cùng, ví dụ như: To think outside the box,…
Dịch sát nghĩa cụm từ này là “suy nghĩ ngoài chiếc hộp”. Dù chẳng ai biết chiếc hộp này là gì và bên trong chứa gì, nhưng sếp bạn cứ một mực yêu cầu bạn “nghĩ ra ngoài chiếc hộp” thật là trớ trêu thay! Thực chất đây là một cách nói ẩn dụ trong tiếng Anh, khi yêu cầu ai đó “nghĩ ngoài chiếc hộp” nghĩa là bạn muốn họ ngừng tư duy theo lối mòn cũ kỹ mà hãy sáng tạo trong cách giải quyết một vấn đề.
Ví dụ: Thinking outside the box, like any skill, is one that can be developed through practice.
(Tư duy sáng tạo, cũng như mọi kỹ năng khác, là một kỹ năng có thể được phát triển thông qua luyện tập).
Ở các công ty nước ngoài luôn cần tư duy, sáng tạo
Xem thêm : Giới thiệu về kwh trong điện mặt trời
4. Cụm từ chỉ sự cố gắng quá sức (To bite off more than you can chew)
Cụm từ này bắt đầu được sử dụng tại Mỹ khoảng cuối những năm 1800 vào thời điểm thuốc lá nhai rất thịnh hành. Khi được chào hàng thuốc lá, một số người đã cắn một mẩu thuốc lá lớn hơn lượng họ có thể nhai. Nhiều người khác tin rằng cụm từ này được tạo ra khi người ta nhìn thấy những đứa trẻ nhét thức ăn đầy miệng và không thể nuốt.
Trong môi trường làm việc cụm thành ngữ này có nghĩa bạn đang cố gắng làm một việc gì đó quá khó. Bạn có thể dùng nó với ý “ảo tưởng sức mạnh” trong tiếng Việt như một cách nói vui.
Ví dụ: Designing a new website all by myself is a real challenge. I might have bitten off more than I can chew.
(Tự thiết kế website thật khó, chắc là tôi đã “ảo tưởng sức mạnh” mất rồi).
Cố gắng là đức tính luôn được đề cao ở mọi môi trường làm việc
5. Các cụm từ lóng sử dụng nơi công sở (Water-cooler chat)
Mỗi một môi trường làm việc đều có những thể loại tiếng lóng khác nhau, do mọi người tự quy định cho vui, vì vậy, dù bạn có học tiếng Anh với người nước ngoài online hay đã từng làm ở các công ty nước ngoài khác cũng không thể hiểu được. Thế nhưng, “Water-cooler” chính là cụm từ rất phổ biến mà đa số các công ty nước ngoài hay sử dụng.
“Water-cooler” là một kiểu nói rất phổ biến ở Mỹ, thậm chí cụm từ này còn du nhập sang Anh trong ngôn ngữ dùng nơi công sở. “Water-cooler” là bình nước nóng lạnh có mặt ở hầu hết văn phòng, cụm từ này ý chỉ những cuộc nói chuyện giữa giờ khi mọi người ngưng công việc đang làm và đi uống nước, đồng nghiệp gặp nhau và trò chuyện về những điều nhỏ nhặt bên ngoài công việc. Ví dụ như bàn tán về phim Black Panther hoặc chuyện Showbiz chẳng hạn.
Ví dụ: Studies have found that water cooler chats are essential to work productivity.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những cuộc chuyện phiếm nơi bàn nước công sở cực kỳ cần thiết để tăng năng suất công việc.
Môi trường công sở luôn có các câu chuyện phiếm
Trên đây là 5 cụm từ tiếng Anh bạn nhất định phải biết nếu muốn làm việc ở công ty nước ngoài. Đặc biệt, bạn cũng cần trau dồi cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết để không những được đồng nghiệp yêu mến, sếp thương yêu mà còn nhanh chóng thăng tiến, thành công hơn trong công việc.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp