Tiêu chuẩn SGS là gì? Lợi ích của chứng nhận kiểm định quốc tế SGS
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã nhìn thấy trên bao bì, nhãn mác nhiều sản phẩm mình sử dụng có xuất hiện dòng chữ “tiêu chuẩn SGS”. Nhưng lại hiếm ai biết và hiểu được SGS là gì? Vai trò của chứng nhận này? Tại sao bạn nên tìm mua sản phẩm có nhãn mác của SGS? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nội Dung
1. SGS là gì? Khái quát về vai trò và đối tượng của SGS
SGS là tên viết tắt của Société Générale de Surveillance SA, là một công ty đa quốc gia được thành lập năm 1878, có trụ sở tại Thụy Sỹ. SGS hoạt động rộng khắp với mạng lưới gồm 2.600 văn phòng và phòng thí nghiệm trên khắp thế giới.
Bạn đang xem: Tiêu chuẩn SGS là gì? Lợi ích của chứng nhận kiểm định quốc tế SGS
Tiêu chuẩn SGS
Tổ chức này chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định, xác minh, thử nghiệm và chứng nhận chất lượng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn hàng đầu thế giới.
Với hơn 97.000 nhân viên từ nhà khoa học, kỹ sư, bác sĩ cho đến nhà hóa học, chuyên viên đánh giá và giám định viên. SGS được ví là biểu tượng chất lượng toàn cầu. Vậy tổ chức này có vai trò gì? Đối tượng là ai? Cùng xem ngay nhé!
Vai trò của tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế
Với vai trò chính là kiểm tra chất lượng và thực trạng sản phẩm của doanh nghiệp có đáp ứng được các tiêu chuẩn về sức khoẻ, an toàn đã đặt ra hay không.
Vì vậy, giấy chứng nhận SGS được coi là cơ sở để người tiêu dùng dựa vào đó chọn ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn với sức khỏe khi sử dụng.
Đây là tiêu chuẩn nhằm hướng tới mục đích hạn chế các chất độc hại trong các sản phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Từ đồ gia dụng như bếp, tủ lạnh, máy tính, tivi,… Hoặc các sản phẩm bao bì như ly giấy, tô giấy, ly nhựa cao cấp, chai nhựa…
Tiêu chuẩn SGS đảm bảo chất lượng cho ly giấy
Tiêu chuẩn SGS áp dụng cho đối tượng nào?
Xem thêm : Crack game là gì? Lợi ích và tác hại của việc crack game
Thực tế, SGS không chỉ dành cho một số doanh nghiệp nhất định nào cả. Mà dù loại hình doanh nghiệp là gì, đang hoạt động trong lĩnh vực nào, quy mô ra sao thì đều có thể áp dụng tiêu chuẩn này.
Theo đó, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quốc tế SGS áp dụng đa dạng các công ty/xưởng/doanh nghiệp sản xuất, chế biến và phân phối trong các ngành nông nghiệp, hàng tiêu dùng bán lẻ đến hóa học, môi trường hay năng lượng…
Đặc biệt là các doanh nghiệp muốn chứng tỏ khả năng cung cấp dịch vụ, sản phẩm một cách chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng cũng như các luật định và chế định hiện hành.
2. Tìm hiểu các dịch vụ cốt lõi của Tổ chức SGS
Cuộc sống hiện đại, ngày càng có nhiều sản phẩm được sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu cho con người. Do vậy, trước khi bày bán sản phẩm ra thị trường, các doanh nghiệp cần công bố chứng nhận và các phép thử kiểm tra để chứng minh sản phẩm của mình đạt chất lượng cao, điển hình là chứng nhận SGS.
Có thể nói, SGS là tổ chức chứng nhận chất lượng đáng tin cậy, chính trực hàng đầu quốc tế với 4 dịch vụ cốt lõi như sau:
Kiểm định:
Bao gồm kiểm tra tình trạng và trọng lượng hàng hóa giao dịch tại điểm trung chuyển, giúp doanh nghiệp kiểm soát số lượng, chất lượng. Doanh nghiệp phải đáp ứng mọi yêu cầu pháp lý có liên quan ở các khu vực và thị trường khác nhau.
Thử nghiệm:
Nhờ mạng lưới thử nghiệm toàn cầu, giám định viên am hiểu và có kinh nghiệm, SGS cho phép doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, từ đó rút ngắn thời gian sản phẩm cho ra thị trường.
Đồng thời kiểm tra chất lượng, an toàn và hiệu suất của sản phẩm theo các tiêu chuẩn sức khỏe, an toàn và quy định liên quan
Phòng thử nghiệm SGS
Chứng nhận:
SGS cho phép doanh nghiệp chứng minh sản phẩm, quy trình, hệ thống và dịch vụ của doanh nghiệp mình đã tuân thủ các tiêu chuẩn cũng như quy định quốc gia hoặc quốc tế.
Xác minh:
Xem thêm : Gạch chỉ là gì? Báo giá gạch chỉ mới nhất 2020
Cuối cùng, tổ chức SGS đảm bảo rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp/ công ty đã tuân thủ đủ các tiêu chuẩn toàn cầu cũng như các quy định của địa phương.
Chứng nhận kiểm định chất lượng quốc tế SGS là tiền đề đảm bảo sự bền vững cho doanh nghiệp, được đảm bảo bằng uy tín của một công ty giám định có quy mô toàn cầu.
Với sản phẩm có chứng nhận SGS sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh và lòng tin đối với khách hàng. Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ có cơ hội mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế.
3. Tại sao nên chọn sản phẩm đạt chứng nhận SGS
Hiện nay trên thị trường, bất cứ sản phẩm nào, dù là bao bì đựng thực phẩm hay đồ gia dụng cũng có nhiều nguồn cung cấp khác nhau.
Thực trạng này khiến người tiêu dùng hoang mang không biết nên lựa chọn và đặt niềm tin vào sản phẩm của doanh nghiệp nào. Và tiêu chuẩn SGS ra đời sẽ giúp bạn điều này.
Theo đó, Tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế cấm 6 loại hóa chất đặc biệt nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe con người gồm: Cadmium (Cd), Thuỷ ngân (Hg), Chì (Pb), Hexavalent Chromium hoá trị 6 (Cr), PBBs và chất PBDEs.
Đồng thời, từ tháng 7/ 2006, tất cả những sản phẩm chứa một trong sáu chất trên đều không được phép nhập khẩu và bày bán tại các quốc gia Châu Âu (EU).
Nếu doanh nghiệp muốn bán sản phẩm vào thị trường Châu Âu thì phải có chứng nhận SGS kèm ký hiệu logo “RoHS – Compliant”, tức là đã được chứng minh là sản phẩm không chứa 6 chất độc hại nêu trên.
Tiêu chuẩn SGS và chứng chỉ RoHS
Chính vì vậy, chọn sản phẩm có chứng nhận SGS là giải pháp hàng đầu cho người dùng. Bởi lẽ, các sản phẩm này đã trải qua các khâu kiểm định, xác minh về chất lượng, an toàn từ chính các đội ngũ chuyên gia. Bạn có thể yên tâm tuyệt đối khi sử dụng chúng.
Với những chia sẻ trên đây, hi vọng các bạn đã hiểu rõ tiêu chuẩn SGS là gì cũng như lợi ích mà nó mang lại. Tóm lại, đứng dưới vai trò là người tiêu dùng thông thái, bạn nên lựa chọn những sản phẩm có chứng nhận SGS góp phần đảm bảo sự an toàn sức khoẻ cho chính bản thân và gia đình nhé!
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp