Chỉ số HgB là gì? Đạt bao nhiêu là bình thường?

0

Chỉ số HgB là gì? Đây là một trong những chỉ số có trong kết quả xét nghiệm tế bào máu thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. HgB nếu đo được quá cao hay quá thấp đều là biểu hiện của một số bệnh cần được chữa trị ngay.

Chỉ số HgB là gì? Có mấy loại?

HgB là chữ viết tắt của Hemoglobin. Đây là chỉ số thể hiện lượng huyết sắc tố có trong một thể tích máu.

Vai trò của Hemoglobin chính là vận chuyển nguồn oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể người sau đó tiếp nhận khí CO2 đem trở về phổi để phổi thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí. Bên cạnh đó, đây cũng là chất có tác dụng tạo nên màu đỏ tươi cho máu dưới dạng protein của hồng cầu.

chỉ số hgb là gìChỉ số hgb là gì phản ánh mức độ thiếu máu của con người

Theo nghiên cứu từ Y học, HgB được chia làm 3 loại phổ biến gồm:

  • HgB A: Đây là loại huyết sắc tố thường có nhiều nhất ở những người trưởng thành. Chỉ số HgB A khi giảm mạnh xuống mức thấp sẽ có liên quan trực tiếp đến bệnh Thalassemia và một số bệnh lý khác.
  • HgB F: Đây là một dạng huyết sắc tố xuất hiện nhiều trong thai nhi và cả trẻ sơ sinh. Một số bệnh lý có thể khiến lượng HgB F sẽ tăng lên nhanh chóng và dần thay thế cho HgB A như. Cụ thể đó là bệnh bạch cầu, hồng cầu hình liềm, bệnh thiếu máu bất sản và thiếu máu sau sinh.
  • HgB A2: Đây là dạng huyết sắc tố bình thường, có phổ biến ở người trưởng thành.

Chỉ số HgB có vai trò gì? Nó thể hiện tình trạng thiếu máu của con người. Nếu chỉ số này không nằm trong mức tiêu chuẩn thì có nghĩa là cơ thể của bạn đang đang có vấn đề về máu. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có cần phải thực hiện truyền máu hay không.

Giá trị của HgB có sự khác nhau tùy vào giới tính, độ tuổi,… Thông thường, nam giới sẽ có có chỉ số HgB cao hơn nữ giới. Phụ nữ mang thai và trẻ em có chỉ số này thấp hơn người không mang thai và người trưởng thành. Bên cạnh đó, lượng HgB cũng thay đổi khi bạn đói hay ăn no, hoạt động mạnh hay ít vận động, mất nước, thiếu máu,…

Chỉ số HgB trong máu bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số HgB thể hiện các mức độ thiếu máu mạn tính dựa trên hàm lượng huyết sắc tố. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính chất tham khảo, bởi bác sĩ còn phải xem xét tình trạng lâm sàng của người bệnh.

Vậy chỉ số HgB trong máu bao nhiêu là bình thường? Theo các bác sĩ, ở người khỏe mạnh bình thường thì chỉ số HgB thường dao động từ 130 đên 180g/l đối với nam giới và 120 đến160g/l đối với nữ giới.

Chỉ số HgB là gìChỉ số HgB có sự khác nhau giữa độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe

Chỉ số HgB cảnh báo dấu hiệu bất thường về sức khỏe của cơ thể người khi:

  • Đạt trên 100g/l máu: Cho thấy tình trạng thiếu máu nhẹ và không cần thiết phải truyền máu.
  • Đạt từ 80-100 g/l: Là biểu hiện thiếu máu vừa, bác sĩ có thể cân nhắc việc truyền máu cho người bệnh.
  • Đạt từ 60-80 g/l: Cho thấy tình trạng thiếu máu nặng, người bệnh sẽ cần truyền máu với liều lượng tùy theo tình trạng lâm sàng.
  • Đạt dưới 60 g/l: Là tình trạng thiếu máu nghiêm trọng, cần truyền máu cấp cứu.

Cách giữ chỉ số HgB đạt chuẩn, hạn chế nguy cơ thiếu máu

Để giữ chỉ số HgB đạt chuẩn, hạn chế nguy cơ thiếu máu, điều quan trọng nhất là chúng ta cần thực hiện một chế độ ăn dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và vận động khoa học. Cụ thể:

  • Ăn đủ chất mỗi ngày. Chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt và cả axit folic như: Thịt, cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt họ đậu, rau xanh,…. Ngoài ra, việc ăn nhiều trái cây mỗi ngày cũng giúp cung cấp vitamin C cho cơ thể, qua đó tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng hấp thụ sắt.
  • Để hạn chế tình trạng thiếu máu, bạn có thể sử dụng thêm viên sắt có kết hợp axit folic. Tuy nhiên, cần lưu ý, chỉ nên uống sắt giữa hai bữa ăn, hoặc là uống vào bữa tối trước khi đi ngủ và tuyệt đối không uống kèm sắt với nước trà hoặc sữa.
  • Cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi và vận động. Một giấc ngủ tốt và thói quen vận động thể dục thể thao phù hợp mỗi ngày sẽ rất tốt cho quá trình lưu thông máu.

Vừa rồi là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc: Chỉ số HgB là gì? Đạt bao nhiêu là bình thường? Hy vọng nó sẽ hữu ích với những ai chưa nắm rõ vấn đề này. Đừng quên ới bệnh viện để kiểm tra nếu như bạn có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh thiếu máu.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.