Phân phối theo lao động là gì?

0

Phân phối theo lao động là gì? Vị trí, nguyên tắc phân phối, yêu cầu, nội dung phân phối và các ưu điểm của phân phối theo lao động.

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta có các hình thức (nguyên tắc) phân phối sau:

  • Phân phối theo lao động
  • Phân phối thông qua phúc lợi tập thể, xã hội.
  • Phân phối theo vốn.

Khái niệm

Phân phối theo lao động là hình thức phân phối thu nhập cho người lao động dựa vào số lượng và chất lượng lao động mà mỗi người đã đóng góp cho xã hội, không phân biệt giới tính, màu da, dân tộc, tôn giáo và tuổi tác.

Đặc điểm

Vị trí: Đây là hình thức phân phối cơ bản dưới CNXH, trong thời kỳ quá độ nó được thực hiện trong thành phần kinh tế nhà nước và một phần thành phần kinh tế tập thể.

Nguyên tắc phân phối: Ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, ai không làm thì không hưởng. Thực chất của hình thức phân phối theo lao động là phân phối theo hiệu quả mà lao động sống đã cống hiến.

Yêu cầu:

+ Trong điều kiện như nhau, lao động ngang nhau thì trả công ngang nhau và lao động khác nhau thì trả công khác nhau.

+ Trong điều kiện khác nhau, lao động như nhau có thể phải trả công khác nhau, hoặc lao động khác nhau có thể phải trả công bằng nhau.

Ví dụ: Cùng trình độ như nhau nhưng người lao động trong điều kiện độc hại có thể được trả công nhiều hơn vì họ phải hao phí lao động cao hơn.

Nội dung phân phối theo lao động: Tức là người lao động không nhận được toàn bộ những gì họ đã cống hiến cho xã hội, mà họ chỉ nhận được phần còn lại của tổng sản phẩm xã hội sau khi đã khấu trừ đi các sản phẩm cần thiết sau:

+ Bù đắp tư liệu sản xuất đã hao phí.

+ Để mở rộng sản xuất.

+ Lập quỹ dự trù hoặc quỹ bảo hiểm, đề phòng tai nạn, những rối loạn do các hiện tượng tự nhiên gây ra…

+ Bù đắp chi phí quản lí chung (hành chính, an ninh quốc phòng)

+ Chi phí phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện nhà trẻ….

+ Trợ cấp xã hội: nuôi dưỡng người không có khả năng lao động.

+ Phần còn lại phân phối cho những người lao động đã cống hiến.

Việc khấu trừ như trên là tất yếu khách quan, bởi vì tổng sản phẩm xã hội được sản xuất ra ngoài việc đảm bảo lợi ích, nhu cầu trực tiếp cho người lao động thì còn phải biết góp phần đảm bảo cuộc sống chung cho cả cộng đồng trong hiện tại cũng như tương lai.

– Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, phân phối lao động được thực hiện trong thành phần kinh tế nhà nước và một phần trong thành phần kinh tế tập thể vì:

+ Do các thành phần kinh tế này dựa trên công hữu tư liệu sản xuất nên mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động như nhau, vì vậy cần lấy lao động cống hiến làm căn cứ để phân phối.

+ Còn có sự khác biệt giữa những người lao động về thái độ lao động, tính chất và trình độ lao động cho nên dù cùng công việc, cùng thời gian nhưng đưa lại kết quả khác nhau (tốt, xấu, nhiều, ít .v.v..). Vì thế, không thể phân phối bình quân, nếu làm như vậy sẽ triệt tiêu động lực nâng cao năng suất lao động.

+ Lực lượng sản xuất tuy đã phát triển nhưng chưa đến mức đủ để phân phối theo nhu cầu, do đó, phải thực hiện phân phối theo lao động.

– Tác dụng:

+ Kích thích tính tích cực của người lao động; bởi vì, ai đóng góp nhiều, tốt sẽ có thu nhập cao và ngược lại, từ đó người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ văn hóa, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật .v.v… Thúc đẩy sản xuất phát triển.

+ Góp phần giáo dục thái độ, tinh thần và kỹ luật lao động, đấu tranh chống kẻ chây lười, thiếu trách nhiệm.

– Phân phối theo lao động tuy đã đảm bảo sự công bằng nhưng chưa hoàn toàn bình đẳng vì:

+ Mỗi một người lao động có thể lực, trí lực khác nhau nên đóng góp của họ không thể giống nhau.

+ Mỗi một người lao động có hoàn cảnh bản thân và gia đình khác nhau nên đóng góp khác nhau, do đó phân phối không giống nhau.

Trong xã hội, ngoài những người lao động đang có việc làm, có thu nhập, còn những người già yếu, tàn tật, trẻ em chưa thể tham gia lao động, nếu chỉ phân phối theo lao động thì họ sẽ không được chăm sóc nuôi dưỡng.

Do vậy, bên cạnh hình thức phân phối theo lao động cần bổ sung hình thức phân phối thông qua phúc lợi tập thể và xã hội.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.