Thuyết về các đặc điểm nội bật của người lãnh đạo
Thuyết về các đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo cho rằng khả năng tổ chức của người lãnh đạo bắt nguồn từ những đặc trưng rất riêng của người lãnh đạo – những đặc trưng làm cho người lãnh đạo khác biệt với những người không phải là người lãnh đạo. Những đặc trưng này chính là các đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo.
Nội Dung
Cơ sở ra đời của học thuyết
a. Việc nghiên cứu các đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo – cơ sở để hình thành học thuyết những đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo sau này bắt nguồn từ Lí thuyết về những người vĩ đại
Bạn đang xem: Thuyết về các đặc điểm nội bật của người lãnh đạo
Lí thuyết này dựa trên sự điều tra về tiến trình lịch sử và bản chất xã hội. Ở đây, các công trình nghiên cứu chú ý nhiều đến hành động của các cá nhân có vai trò lịch sử to lớn. Chẳng hạn, quyết định của Nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella về các chuyến thám hiểm khám phá thế giới của nhà thám hiểm vĩ đại S. Columbus. Các nhà nghiên cứu cho rằng những quyết định này thể hiện năng lực của nhà lãnh đạo tài ba. Quyết định của Jefferson để giành được vùng lãnh thổ Luisiana từ Pháp và mở rộng lãnh thổ và đem lại sự giàu có cho nước Mĩ…
Những quyết định trên theo một số nhà nghiên cứu phương Tây là những hành động vĩ đại mà không phải ai cũng có thể đưa ra được. Chúng có ảnh hưởng quan trọng đến lịch sử và đời sống xã hội của nhân loại, cũng như của một quốc gia.
b. Một cơ sở quan trọng của sự ra đời thuyết về các đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo là thuyết Chủ nghĩa Darwin về xã hội của nhà tâm lí học và nhân chủng học người Anh Francis Galton (1822 – 1911).
Vào giữa thế kỉ XIX, Francis Galton đã bị ảnh hưởng rất mạnh mẽ của Học thuyết tiến hoá của Charles Darwin. Galton đã nghiên cứu yếu tố cha truyền con nối (di truyền) của những con người nổi tiếng. Từ những nghiên cứu của mình, Galton đã đưa ra nhận định: Những người con nổi tiếng được những người cha nổi tiếng sinh ra (Galton, 1864). Kết quả nghiên cứu này đã dẫn tới việc ra đời của Chủ nghĩa Darwin về xã hội. Thuyết này cho rằng tầng lớp thượng lưu trong xã hội đã được thừa hưởng địa vị kinh tế, vị thế xã hội của cha, ông mình. Điều này được xem như những đặc điểm tinh tuý và đặc trưng của tầng lớp xã hội này.
Điều đáng chú ý ở đây là những người lãnh đạo xã hội phương Tây thời bấy giờ đều xuất thân từ tầng lớp thượng lưu. Do vậy, lí thuyết này cho rằng năng lực tổ chức của người lãnh đạo mang tính di truyền – di truyền xã hội. Hay nói cách khác, khả năng tổ chức của người lãnh đạo chịu ảnh hưởng lớn từ thế hệ cha ông, cùng với sự thừa hưởng những địa vị về kinh tế, xã hội của thế hệ trước trong dòng tộc.
Những nghiên cứu về đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo
Xem thêm : Top 10 ảnh nghệ thuật | Top 10 ảnh chân dung tuần 3 tháng 7 Groups Aphoto
Những công trình nghiên cứu về người lãnh đạo theo xu hướng của Học thuyết về những đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo nổi tiếng đã cố gắng tìm ra những đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giữa người lãnh đạo và những người không phải là lãnh đạo. Những nghiên cứu này bắt đầu từ thập kỉ 40 của thế XX.
Nghiên cứu của Stogdill
Những nghiên cứu của Stogdill (1948) về những người lãnh đạo đã đi đến nhận định: Những người lãnh đạo có những đặc điểm nổi bật – những đặc điểm có ưu thế, những đặc điểm làm cho họ khác biệt với những người không phải là người lãnh đạo. Đó là các phẩm chất như: Sự hiểu biết, sự uyên thâm, khả năng tự lập, khả năng hành động, khả năng phối hợp mọi người và địa vị kinh tế, xã hội.
Stogdill cũng tìm thấy ở những người lãnh đạo có điểm số cao hơn những người bình thường về khả năng giao tiếp, óc sáng kiến, sự kiên định, sự tự tin, khả năng thấu hiểu sự việc, tính đại chúng, sự thích nghi, khả năng phối hợp, sự am hiểu công việc, kĩ năng nói và trình bày.
Điều đáng lưu ý ở đây là từ kết quả nghiên cứu của mình Stogdill đã đi đến kết luận: Những người không thể trở thành người lãnh đạo vì đơn giản là họ không có những đặc điểm nổi bật hoặc cũng có những đặc điểm nổi bật, nhưng không nhận ra và sử dụng chúng trong thực tiễn, còn những người lãnh đạo thì biết nhận ra các đặc điểm nổi bật của mình và sử dụng chúng một cách thành công trong đời sống thực tiễn. Nói cách khác, một người có thể trở thành người lãnh đạo hay không phụ thuộc rất nhiều vào các đặc điểm cá nhân (các đặc điểm nổi bật) và môi trường thể hiện các đặc điểm đó.
Môi trường thể hiện các đặc điểm nổi bật gồm: nhận thức của những người dưới quyền, mục tiêu của tổ chức, sự cạnh tranh trong và ngoài tổ chức.
Những nhận định của Stogdill dựa trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm nổi bật thực tế của người lãnh đạo, chứ không phải những đặc điểm nổi bật cần phải có của người lãnh đạo. Mặt khác, đây là những đặc điểm nổi bật mà người lãnh đạo đã thành công trong những hoàn cảnh khác nhau.
Kết quả nghiên cứu của Stogdill năm 1948 đã bị một số nhà tâm lí học không đồng tình. Họ cho rằng ông chưa nghiên cứu các đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo trong điều kiện biến đổi của tình huống và hành vi quản lí.
Xem thêm : Giá trị tăng thuần của doanh nghiệp (NVA- Net Value added) là gì?
Sau này, Stogdill (1974) và một nhà tâm lí học khác là Bass (1981) đã nói rằng những kết quả nghiên cứu năm 1948 của Stogdill đã bị hiểu sai khá nhiều. Ông không có ngụ ý nói rằng các đặc điểm cá nhân là không quan trọng. Sự quan trọng của các đặc điểm cá nhân có thể bị quy định bởi bối cảnh đặc thù của tổ chức.
Năm 1974, Stogdill đã công bố các kết quả nghiên cứu của mình từ năm 1948 đến năm 1970. Ở đây, ông nhấn mạnh các đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo là: tinh thần trách nhiệm, sự tự tin, sự kiên trì và sự ảnh hưởng đến người khác. Đây là những đặc điểm để phân biệt giữa người lãnh đạo và những người không phải là lãnh đạo.
Nghiên cứu của Lord, Devader, Alliger
Những nghiên cứu của Lord, Devader, (1986) về các đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo cho thấy các tác giả này đã nhấn mạnh hơn đến tri giác, trí tuệ, sự quyết đoán, sự kiềm chế so với các nghiên cứu trước đó (Mann, 1959 và Stogdill, 1948). Chẳng hạn, Mann (1959), cho rằng điểm trung bình về trí tuệ của người lãnh đạo tương quan với các yếu tố khác là 0,25 thì Loạt (1986) cho là 0,52. Theo hai tác giả này, hầu hết các nghiên cứu đã đi tìm hiểu mối quan hệ giữa các đặc điểm nổi bật với tri giác của của người lãnh đạo, chứ không phải là các đặc điểm nổi bật với hiệu quả hoạt động của người lãnh đạo.
Trong những năm gần đây các nghiên cứu về người lãnh đạo đã cố gắng lí giải về phạm vi liên quan rộng lớn của các đặc điểm nổi bật với nhận thức xã hội của người lãnh đạo, trước hết là người lãnh đạo tự nhận thức về sự ảnh hưởng của mình đến các thành viên khác trong tổ chức. Một khía cạnh khác mà các nghiên cứu quan tâm đến là mối liên hệ giữa các đặc điểm nổi bật với phong cách lãnh đạo và khả năng thay đổi phong cách lãnh đạo (Zaccaro, Foti, Kenny, 1991).
Có thể nói, những nghiên cứu về người lãnh đạo trong những năm gần đây cho thấy, dường như hiểu biết của tâm lí học về các đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo ngày càng sâu sắc hơn và những nghiên cứu về vấn đề này ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong các nghiên cứu về người lãnh đạo.
Nghiên cứu động cơ quản lí của người lãnh đạo
Một hướng nghiên cứu khác những nghiên cứu về các đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo trong thời gian gần đây là nghiên cứu về động cơ quản lí của họ. Các nhà tâm lí học đã cố gắng đi xây dựng mô hình động cơ quản lí phù hợp của người lãnh đạo. Về vấn đề này có nghiên cứu đáng chú ý nhất là nghiên cứu của Miner. Miner đã xây dựng và phát triển mô hình động cơ quản lí phù hợp (1965, 1978). Mô hình của ông dựa trên kết quả nghiên cứu những người lãnh đạo thành công. Từ kết quả nghiên cứu của mình, Miner đi đến nhận định: Các động cơ quản lí có hiệu quả thể hiện qua những quan điểm tích cực của việc thực hiện hành vi. Điều này thể hiện qua các đặc điểm cụ thể sau:
- Người lãnh đạo cần ủng hộ và có quan điểm tích cực đối với cấp trên của mình.
- Vì tiềm lực trong và ngoài tổ chức có hạn, nên người lãnh đạo cần biết sắp xếp một cách hợp lí để thu hút những tiềm năng này.
- Người lãnh đạo phải tìm hiểu hoàn cảnh và đưa ra những hành động có tính nguyên tắc khi cần thiết. Hành động này phải mang tính tích cực và quyết đoán. Nếu hành động mang tính thụ động thì sẽ khó thành công.
- Người lãnh đạo cần kiểm soát hành vi của những người thừa hành một cách trực tiếp, cần có cảm giác thoải mái khi sử dụng công cụ ban thưởng và trừng phạt.
- Do địa vị có liên quan đến các thành viên khác của tổ chức, nên người lãnh đạo cần phải nhận thấy rằng vị thế càng cao thì càng thu hút sự quan tâm và sự ganh tị của những người khác. Những người không thích phong cách quản lí của người lãnh đạo thì họ sẽ tham gia một cách không tích cực và không có hiệu quả vào hoạt động chung của tổ chức.
- Lãnh đạo là công việc liên quan đến sự giám sát hành vi làm việc của những người khác trong tổ chức.
Năm 1978, Miner đã thực hiện một trắc nghiệm về động cơ quản lí. Nghiên cứu này có tên gọi là “Câu hoàn thiện của Miner về thang độ”. Sở dĩ trắc nghiệm có tên gọi như vậy là vì nó liên quan tới việc hoàn thiện các câu hỏi thực tế. Sự hoàn thiện này dựa trên lí thuyết cho rằng con người sẽ thể hiện nhân cách của mình thông qua các phản ứng của bản thân. Điều này giống như Test Rorschach nổi tiếng – Test này cho rằng các đặc điểm của nhân cách được thể hiện qua sự mô tả của cá nhân về các vết mực. Test của Miner đo sự hài lòng của cá nhân trong việc tham dự vào 6 dạng hành vi qua một danh sách cho trước. Kết quả các nghiên cứu của Miner cho thấy rằng động cơ quản lí cao (theo thang độ đo của Miner) liên quan đến sự thăng tiến của người lãnh đạo trong tổ chức, đến việc thực hiện hoạt động quản lí (Miner, 1965, 1967, 1977, 1978). Các nghiên cứu của Miner còn cho thấy, không có sự khác biệt về kết quả đánh giá động cơ quản lí giữa những người lãnh đạo nam và lãnh đạo nữ.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Ảnh Đẹp