4P trong Marketing là gì? Cách ứng dụng chiến lược 4P hiệu quả
4P là một trong những mô hình Marketing Mix được áp dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Đây được xem như một công cụ để thực hiện các chiến lược tiếp thị thương hiệu. Vậy bạn đã hiểu 4P trong Marketing là gì chưa? Làm sao để ứng dụng chiến lược này một cách hiệu quả? Cùng theo dõi ngay bài viết sau để có câu trả lời nhé!
Nội Dung
4P trong Marketing là gì?
4P được biết đến là mô hình đầu tiên của Marketing Mix (Marketing hỗn hợp). Đây là tập hợp các công cụ tiếp thị với 4 yếu tố cơ bản bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Distribution (phân phối) và Promotion (xúc tiến). Hiện nay, chiến lược 4P Marketing được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng, nhằm đạt được những mục tiêu lớn trong ra mắt sản phẩm. Và để hiểu rõ hơn về các yếu tố 4P trong Marketing, mời các bạn theo dõi những thông tin chi tiết dưới đây.
Bạn đang xem: 4P trong Marketing là gì? Cách ứng dụng chiến lược 4P hiệu quả
Product (sản phẩm)
Với chiến lược 4P trong Marketing thì sản phẩm chính là yếu tố trung tâm. Toàn bộ những hoạt động tiếp thị sẽ đều được bắt đầu với sản phẩm. Nếu như thiếu đi yếu tố này thì chúng ta sẽ không thể định giá, quảng bá hay kích thích người tiêu dùng đặt hàng.
Nó không chỉ là một thực thể vật chất đơn thuần mà còn nắm toàn bộ những khía cạnh vô hình, hữu hình khác. Ví dụ như là các dịch vụ, tính cách, ý tưởng hay tổ chức,…
Khi thiết kế các sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất:
- Thứ nhất, sản phẩm sẽ được sản xuất hàng hoạt hay theo đơn đặt hàng?
- Thứ hai, sản phẩm ra mắt là hàng tiện dụng, hàng mua sắm, hàng đặt biệt hay là thụ động?
- Thứ ba, sản phẩm mới hoàn toàn hay đã tồn tại trên thị trường?
- Thứ tư, hãy chắc chắn rằng sản phẩm của bạn khi ra mắt sẽ không mắc phải sai sót nào và nhận được phản hồi tốt từ khách hàng.
👉 Xem thêm: 9 kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên Marketing xuất sắc
Price (giá cả)
Giá cả hay còn được biết đến là giá trị tiền tệ. Đây là số tiền mà khách hàng sẽ phải trả cho doanh nghiệp để có thể sở hữu sản phẩm. Yếu tố này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu khi áp dụng mô hình 4P Marketing.
Đối với các quyết định liên quan đến giá cả, doanh nghiệp sẽ cần phải hết sức cẩn trọng. Bởi đây chính là con dao 2 lưỡi trong 4P Marketing. Nếu như sản phẩm bạn đưa ra với giá quá cao thì sẽ có thể mang đến cảm giác chất lượng tốt cho khách hàng. Tuy nhiên, điều này lại gây bất lợi cho doanh nghiệp khi đưa sản phẩm vào các cửa hàng. Do đó, các nhà tiếp thị khi áp dụng chiến lược này sẽ cần hiểu rõ nghệ thuật sử dụng thanh kiếm định giá và áp dụng sao cho khéo léo.
Distribution (phân phối)
Địa điểm phân phối các sản phẩm giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu từ nhà sản xuất cho khách hàng. Theo đó, tỷ số lợi nhuận của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc hàng hóa chuyển nhanh hay chậm. Sản phẩm đến điểm bán càng sớm thì khả năng làm hài lòng khách hàng sẽ càng cao. Từ đây, số lượng khách hàng trung thành với thương hiệu cũng gia tăng nhanh chóng.
Bởi vậy, đây là yếu tố mà doanh nghiệp cần hết sức quan tâm khi áp dụng chiến lược 4P trong Marketing, đảm bảo sự cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Promotion (quảng cáo, xúc tiến)
Promotion là hình thức quảng bá sản phẩm giúp nhiều người biết đến thương hiệu hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong mô hình 4P Marketing và quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp.
Tùy vào loại sản phẩm, mục tiêu của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn nhiều hình thức để quảng cáo, làm sao cho sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng tiếp cận.
Vai trò của chiến lược 4P trong Marketing
Thúc đẩy doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm mới chất lượng hơn
Xem thêm : Máy ảnh Crop là gì? So sánh máy ảnh Crop và Full-frame
Chiến lược 4P Marketing giúp cho doanh nghiệp, nghiên cứu và hiểu rõ hơn về thị trường, nhu cầu của khách hàng. Thông qua đó, họ sẽ đưa ra những ý tưởng sáng tạo hơn, mang đến những sản phẩm phù hợp, đáp ứng mong muốn đến từ người tiêu dùng.
Cụ thể, các sản phẩm ra sau sẽ được tiêu chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng tốt hơn, mang đến những lợi ích lớn hay thậm chí là vượt quá sự mong đợi của khách hàng.
Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Mục tiêu áp dụng các chiến lược Marketing của doanh nghiệp đó là đưa thương hiệu phát triển hơn, phổ biến rộng khắp quốc gia, khu vực,… Và khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp sẽ thường xuyên có các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Điều này sẽ giúp cho hiệu quả kinh doanh được cao hơn, sản phẩm được bán nhanh, nhiều hơn. Đồng thời, việc quảng bá hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp cũng giúp khẳng định thương hiệu tốt hơn trên thị trường.
👉 Xem thêm: 5 công cụ Digital Marketing hiệu quả nhất 2020 marketer không thể bỏ qua
Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Chính điều này đã và đang đòi hỏi các đơn vị cần thường xuyên đổi mới, ra mắt các sản phẩm tốt, chất lượng hơn, có những tính năng ưu việt hơn.
Bên cạnh đó, vấn đề giá cả cũng có sự cạnh tranh khá lớn và doanh nghiệp sẽ cần không ngừng giải quyết các vấn đề để tạo ra lợi thế cho mình. Việc cạnh tranh công bằng cũng là điều kiện để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.
4P Marketing giúp gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng
Không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà chiến lược 4P này còn có vai trò quan trọng với người tiêu dùng. Cụ thể đó là các sản phẩm mới, chất lượng các tính năng tốt, giá cả cạnh tranh sẽ đáp ứng được nhu cầu của họ. Việc bỏ ra một số tiền phù hợp để sở hữu sản phẩm tốt chắc chắn là điều mà bất kỳ khách hàng nào cũng mong muốn. Do đó, khi áp dụng chiến lược 4P Marketing, doanh nghiệp còn giúp gia tăng lợi ích cho khách hàng của mình, thu hẹp khả năng tiếp cận của họ với sản phẩm.
Cách ứng dụng chiến lược 4P hiệu quả dành cho doanh nghiệp
4P là mô hình được áp dụng khá nhiều, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được hiệu quả tốt. Trong bài viết này, JobsGO sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách để ứng dụng chiến lược 4P sao cho thành công nhất, cùng tham khảo nhé.
Chiến lược về sản phẩm
Hiểu rõ về các sản phẩm trên thị trường
Theo như chiến lược 4P Marketing thì doanh nghiệp sẽ cần phải xác định thật rõ là sản phẩm mình chuẩn bị ra mắt đã có trên thị trường hay chưa? Nếu như sản phẩm đó đã có rồi thì sẽ cần điểm gì độc đáo để cạnh tranh với đối thủ.
Như vậy, doanh nghiệp sẽ cần nắm được những ưu, nhược điểm của sản phẩm, từ đó làm nổi bật những tính năng, tạo nên sự khác biệt. Hãy làm sao để khách hàng sử dụng có thể cảm nhận được tiện ích, tính ưu việt từ sản phẩm.
Xây dựng thương hiệu bằng chất lượng của sản phẩm
Thương hiệu của bạn sẽ được nhận biết thông qua các đặc điểm, màu sắc, kiểu dáng,… sản phẩm. Doanh nghiệp cần hiểu rằng những thiết kế thương hiệu sẽ mang đặc trưng riêng của từng sản phẩm. Do đó, khi lựa chọn tên cho sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cần lưu ý về vấn đề này.
Ví dụ như thương hiệu sữa TH True Milk mang ý nghĩa là “True Happiness – hạnh phúc đích thực”. Sản phẩm này được tạo nên từ những dòng sữa tươi sạch, mang sự tinh túy của thiên nhiên. Điều này hướng khách hàng đến sự vui vẻ, hạnh phúc mỗi ngày khi sử dụng sữa TH True Milk.
Xem thêm : Python là gì? Tại sao nên chọn Python?
Hiện nay, cách đặt tên phổ biến cho các sản phẩm đó là kết hợp cùng với tên thương hiệu. Ví dụ điển hình như là Samsung cho ra mắt điện thoại với các tên khác nhau như Samsung S6, Samsung Note 5, Samsung S8,…
👉 Xem thêm: 10 xu hướng Marketing nổi bật nhất 2021
Chiến lược về giá sản phẩm
Xây dựng chiến lược định giá một cách hiệu quả
- Đối với vấn đề giá cả sản phẩm, doanh nghiệp có thể định theo tính năng của chính sản phẩm đó kết hợp với yếu tố thị trường. Cụ thể, giá cần phải phù hợp với giá trị mang đến cho khách hàng. Các sản phẩm cần đảm bảo chất lượng, có tính năng ưu việt, kiểu dáng đẹp thì mới phù hợp với mức giá cao.
- Định giá theo phân khúc của sản phẩm: nếu như sản phẩm của doanh nghiệp hướng đến các đối tượng khách hàng cao cấp, chất lượng tốt, số lượng có hạn,… thì mức giá nên để cao hơn so với thị trường. Hay nếu sản phẩm có chu kỳ sống ngắn (sản phẩm công nghệ, có tính năng nổi trội,…) thì cũng có thể đưa ra mức giá thành nhỉnh hơn.
Ngược lại, nếu sản phẩm hướng đến khách hàng tầm trung thì cần cân nhắc để đưa ra mức giá vừa phải, phù hợp với túi tiền của họ.
Xây dựng chiến thuật định giá cho sản phẩm
Doanh nghiệp khi ra mắt các sản phẩm mới thì có thể áp dụng chiến thuật đánh vào tâm lý của người mua hàng. Ví dụ như:
- Xây dựng các gói bổ trợ, khuyến mãi dành cho khách hàng: doanh nghiệp có thể tặng đính kèm sản phẩm bổ trợ khi mua sản phẩm chính. Chẳng hạn như là khi khách hàng mua một chiếc nồi cơm điện thì sẽ được tặng thêm bát. Hay KFC hay có chương trình khuyến mãi combo mua 2 đùi gà, 1 khoai tây chiên, 1 coca sẽ chỉ còn 79k.
- Xây dựng chương trình giảm giá, chiết khấu cho sản phẩm: chiến thuật này có thể áp dụng cho khách hàng mua số lượng lớn, tổng đơn có giá trị bao nhiêu tiền, thanh toán luôn qua thẻ khi mua online,…
Chiến lược phân phối sản phẩm hợp lý
Đối với chiến lược 4P Marketing thì việc lựa chọn nơi phân phối, địa điểm kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Doanh nghiệp cần lựa chọn các kênh phân phối sao cho phù hợp với dòng sản phẩm. Ngoài ra, việc kết hợp nhiều hình thức phân phối cũng là cách giúp sản phẩm nhanh đến tay người tiêu dùng.
Cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn:
- Bày bán sản phẩm ở cơ sở kinh doanh, tạo niềm tin cho khách hàng.
- Tạo trang web bán hàng riêng để khách hàng có thể mua online, mua sản phẩm chính hãng cùng các ưu đãi hấp dẫn.
- Phân phối sản phẩm đến các đại lý trung gian, siêu thị, cửa hàng,…
Chiến lược quảng bá sản phẩm rộng rãi
Đối với việc quảng bá cho sản phẩm thì doanh nghiệp có thể lựa chọn rất nhiều cách khác nhau. Trong đó, cách thức quảng bá phổ biến, đạt hiệu quả tốt nhất phải kể đến như là:
Chiến lược truyền thông kết hợp
Đây là sự kết hợp của các công cụ quảng cáo, chúng được nghiên cứu, triển khai để duy trì danh tiếng cho doanh nghiệp, giúp tăng nhu cầu về dịch vụ, sản phẩm của khách hàng.
- Tiếp thị trực tiếp qua email, tin nhắn, fax,…
- Quảng cáo, giới thiệu thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm đến các nhóm khách hàng mục tiêu.
- Khuyến mãi, ưu đãi ngắn hạn dành cho khách hàng nhằm tăng doanh thu trong khoảng thời gian nhất định (mua 1 tặng 1, giảm 50%, giảm 70%,…).
- Quan hệ công chúng: tạo dựng nên các mối quan hệ tích cực với khách hàng, những người nổi tiếng để danh tiếng của doanh nghiệp, thương hiệu và sản phẩm được tốt hơn.
- Bán hàng cá nhân: xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh để họ trực tiếp tìm kiếm, liên hệ và thiết lập các mối quan hệ với khách hàng.
Chiến lược quảng bá
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề cũng như tài chính mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lược quảng bá khác nhau như:
- Chiến lược kéo: doanh nghiệp sẽ kết hợp cùng với công cụ Digital Marketing để làm sao thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như là phát tờ rơi, truyền hình, tổ chức sự kiện,…
- Chiến lược đẩy: với các doanh nghiệp bán buôn, tập trung chính vào xây dựng kênh phân phối thì có thể áp dụng chiến lược này. Nguyên lý hoạt động của chiến lược đẩy đó là dựa vào mức chiết khấu giữa các đại lý. Tức là khi sản phẩm được tiêu thụ nhiều thì trung gian sẽ được hưởng phần trăm lợi nhuận. Điều này sẽ làm tăng động lực cho các trung gian, giúp họ tích cực quảng bá, bán hàng tốt hơn.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng rằng các bạn đã hiểu rõ về 4P trong Marketing là gì cũng như cách áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin về chiến lược Marketing, các bạn hãy thường xuyên truy cập vào website 25giay.vn nhé.
👉 Xem thêm: Tìm việc làm Marketing mới nhất
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp