Tần Số Là Gì ? Tần Số Dòng Điện 50Hz-60Hz
Trong cuộc sống chúng ta thường nghe tới các khái niệm như tần số dòng điện 1 chiều, tần số dòng điện xoay chiều, tần số âm thanh nghe được, tần số quét màn hình … vô vàng các khái niệm liên quan tới tần số. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ về tần số là gì và sự khác biệt của các loại tần số chúng ta thường gặp.
Nội Dung
Tần số là gì ?
Tần số là số lần lặp lại của một sự việc trong một khoảng thời gian. Tần số ký hiệu là Hz theo tên của Hertz, ngày nay được sử dụng như một đơn vị quốc tế để đo tần số.
Bạn đang xem: Tần Số Là Gì ? Tần Số Dòng Điện 50Hz-60Hz
1 Hz = 1 / s
Với :
- Hz : tần số
- S : giây
Như vậy nếu chúng ta thấy tần số 50Hz điều đó có nghĩa là chu kỳ lắp lại 50 lần trên một giây. Tần số chính là nghịch đảo của chu kỳ.
F = 1 / T
Với : – T = chu kỳ – F = tần số
Tần số được sử dụng nhiều trong tất cả các thiết bị điện tử, vật lý, khoa học, ,kỹ thuật, đời sống. Dù bạn không quan tâm tới nó nhưng tần số vẫn hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày & luôn luôn diển ra.
Tôi ví dụ như “tần số hô hấp” hay còn được gọi là “nhịp thở” của con người sẽ giao động từ 10 – 40 lần thở mỗi phút. Cụ thể :
- Trẻ em từ lúc sinh tới 6 tuần tuổi : 30-40 lần thở trên phút
- Từ 6 tháng – 3 tuổi : 25- 40 lần thở trên phút
- Từ 3 – 6 tuổi : 20 – 30 lần thở trên phút
- Nhưng từ 6 – 10 tuổi : 18-25 lần thở trên phút
- Từ 10 tuổi trở lên : 17-23 lần thở trên phút
- Người trưởng thành : 12 – 20 lần thở trên phút
- Tuy nhiên, người già > 65 tuổi : 12 – 28 lần thở trên phút
- Cụ già > 80 tuổi : 10 – 30 lần thở trên phút
- Về với đất mẹ : thở vô cực
Chúng ta thấy rằng nhịp thở của con người thay đổi từ lúc sinh ra cho tới lúc về tới đất mẹ. Dù chúng ta có muốn biết tần số là gì hay không nó vẫn tồn tại xung quanh chúng ta.
Tần số tiếng anh là gì ?
Tần số tiếng anh là gì là câu hỏi của khá nhiều người khi đang tìm kiếm các tài liệu tiếng anh liên quan tới tần số. Tần số tiếng anh được gọi là Frequency.
Có một từ khác thường được sử dụng PULES để nói về tần số. Nếu như chúng ta có tần số 60 Hz điều có tương ứng với 60 pules trên một giây.
Tần số quét màn hình là gì
Nếu bạn đang chuẩn bị mua 1 chiếc TV mới thì thông số “tần số quét màn hình” là một trong các thông tin kỹ thuật cần được quan tâm. Chúng ta thường quan tâm tới công nghệ màn hình LCD, LED, Oled mà quên mất tần số quét của màn hình. Chúng ta cùng xem tần số quét màn hình là gì nhé.
Tần số quét màn hình được xem là số lượng khung hình hiển thị trên màn hình mà mắt con người nhận được. Có thể hiểu đơn giản là số lượng hình ảnh của ti vi hiển thị trong một giây. Tần số quét màn hình càng lớn thì hình ảnh sẽ càng mịn và đẹp hơn.
Một tivi có tần số 60 Hz điều này có nghĩa là nó có thể hiển thị được 60 khung hình trên một giây. Khi lựa chọn ti vi mới chúng ta nên chú ý tới tần số quét của màn hình trước khi quyết định mua. Bởi tần số quét càng cao thì độ mượt khi xem các cảnh chuyển động càng nhanh như : xem bóng đá, xem phim hành động hay phim hoạt hình chẳng hạn.
Tần số âm thanh nghe được
Xem thêm : Lotte là gì? Có nên mua hàng trên Lotte?
Thính giác là một giác quan kỳ diệu của con người giúp chúng ta nghe được các âm thanh đang diển ra trong môi trường. Tần số âm thanh mà con người bình thường nghe được giao động từ 20-20.000 Hz.
Trong đó :
- Tần số dưới 20Hz con người có thể cảm nhận được cho dù không thể nghe được. Tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm.
- Tần số trên 20.000Hz được gọi là siêu âm. Con người có thể cảm giác được bước sóng của siêu âm khi phát ra nhưng không nghe thấy được. Cảm biến siêu âm đo mức nước cũng hoạt động dựa trên nguyên tắc này.
- Tần số con người nghe được từ 20-20.000Hz gọi là ngưỡng nghe. Hầu như tất cả mọi người đều có thể nghe được các âm thanh trong ngưỡng nghe này. Một số người có thể nghe được âm thanh ngoài ngưỡng nghe tuỳ thuộc vào cơ địa và luyện tập.
Tần số dòng điện
Hầu như tất cả các thiết bị tiêu thụ điện như : máy lạnh, tủ lạnh, nồi cơm điện, bóng đèn đều sử dụng dòng điện 220V có tần số 50-60Hz. Vậy nếu một thiết bị ghi 50Hz điều đó có nghĩa là gì ?
Tần số điện Việt Nam là 50Hz. Tần số 50Hz tức là cứ 1/50 giây thì dòng điện sẽ quay vể trạng thái trước đó. Điều đó có nghĩa rằng trong 1 giây sẽ có 50 lần lặp lại của dòng điện.
Tần số càng lớn thì sự lặp lại càng nhanh.
Tần số dòng điện 1 chiều
Khi phân tích dòng điện 1 chiều chúng ta thấy rằng nó là một đường thẳng có cường độ không thay đổi & đi theo một hướng nhất định. Chính vì thế dòng điện 1 chiều có tần số là 0.
Dòng điện 1 chiều được dể dàng tìm thấy trong các bình acqui, pin được sử dụng để khởi động xe ô tô, chiếu sáng, được dùng nhiều nhất trong các điều khiển – lập trình trong công nghiệp.
Tần số dòng điện xoay chiều
Tần sô dòng điện xoay chiều tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới là 50Hz. Ký hiệu 220V-50Hz. Dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế 220V và tần số 50Hz nhưng trên một số thiết bị có ghi 50/60Hz. Như vậy có tới hai tần số 50Hz và 60 Hz được sử dụng song song với nhau.
Tần số 60Hz là gì ?
Tương tự như tần số 50 Hz thì tần số 60Hz là sự lặp lại của dòng điện với chu kỳ 60 lần trên một giây. Có nghĩa là cứ 1/60 giây thì dòng điện quay vể trạng thái trước đó. Sự khác biệt rõ rệt nhất của dòng điện có tần số 50Hz và 60Hz chính là 60Hz có sự lặp lại nhanh hơn 50Hz. Điều đó có nghĩa là các thiết bị sử dụng tần số 60Hz có sự cách điện tốt hơn so với 50Hz.
Ngoài ra còn sự khác biệt nào khác hay không ? chúng ta cùng tìm hiểu thêm nhé.
Sự khác nhau giữa tần số dòng điên 50Hz và 60Hz
Tất nhiên rằng tần số 60 Hz nhanh hơn 50Hz & các thiết bị cần có sự bảo vệ tốt hơn. Điều này có nghĩa rằng các thiết bị đóng cắt phải có thời gian đóng cắt nhanh hơn.
Giả sử một aptomat có thể cắt được 40ms tại tần số 50 Hz. Nhưng nếu dùng tại tần số 60 Hz thì thời gian cắt phải 35ms. Các thiết bị bảo vệ điện sử dụng tần số 60 Hz phải có thời gian đáp ứng nhanh hơn làm tăng chi phí cho các thiết bị bảo vệ.
Một điểm khác nhau khá lớn giữa dòng điện có tần số 50Hz và 60Hz chính là momen của hai dòng điện. Tại tần số 60 Hz thì trong 1s giá trị của dòng điện hiệu dụng lớn hơn so với 50Hz.
Thiết bị ghi 220V-60Hz có dùng cho dòng điện 220V-50Hz được không ?
Câu trả lời là : “ Có “
Nhưng có 2 vấn đề nảy sinh :
- Thiết bị không hoạt động max công suất 100% mà chỉ đạt 83.3%
- Thiết bị sẽ nóng hơn không chạy đúng tần số được thiết kế trong khi vẫn đủ điện áp cấp vào
Xem thêm : Adhere To là gì và cấu trúc cụm từ Adhere To trong câu Tiếng Anh
Một motor có tần số 220V/60Hz được dùng trong hệ thống điện 220V/50Hz thì nó vẫn hoạt động được tốt khi tải thấp. Nhưng khi tải nặng thì hoạt động không đủ công suất thiết kế & tất nhiên motor sẽ nóng hơn rất nhiều so với sử dụng tại tần số 60Hz. Vì thế việc dùng thiết bị đúng tần số của lưới điện là vô cùng quan trọng.
Tại sao Việt Nam lại dùng tần số 50Hz mà không phải 60Hz
Câu hỏi này tưởng rằng khá đơn giản nhưng thực sự không hề đơn giản. Chúng ta cùng tìm hiểu tại sao Việt Nam lại dùng tần số 50Hz thay vì 60Hz nhé.
*Thứ 1 : Đầu tiên là do “Lịch sử “để lại.
Tần số 60Hz được sử dụng tại Mỹ và Nhật với hiệu suất cao hơn nhưng lại tốn vật liệu chế tạo hơn. Việt Nam theo chế độ XHCN ở Đông Âu được hổ trợ thiết bị – kỹ thuật của họ & tất nhiên họ sử dụng tần số 50Hz.
Trước 1975 Miền Nam sử dụng điện 208/127V sau này mới nâng cấp lên thành 380V/220V. Sau 1975, miền Nam vẫn dùng chuẩn Pháp / Mỹ chứ không theo chuẩn Nga tuy nhiên tần số thì vẫn dùng tần số 50Hz chứ không phải 60Hz do thừa kế hệ thống điện của cũ của Pháp để lại.
**Thứ 2 : trên thế giới đa số các nước đều dùng lưới điện 50Hz nên việc nhập khẩu các thiết bị điện dể dàng tương thích với nhau. Hoạt động đúng kỹ thuật là quan trọng nhất trong ngành điện trong đó có tần số.
***Thứ 3 : tần số 60Hz thiết bị phải có sự cách điện cao hơn, tốn chi phí cách điện nhiều hơn.
****Thứ 4 : các động cơ và máy phát điện phải chạy nhanh hơn. Tất nhiên thiết kế phải tốn chi phí hơn do phải tính toán lực ly tâm cao hơn & ma sát cũng cao hơn.
*****Thứ 5 : trong tuyền tải và phân phối điện năng : trở kháng đuờng dây tăng 20% nên sụt áp cao hơn. Trong khi đó dung kháng đường dây giảm 20% nên ảnh hưởng lên lưới điện nhiều hơn & tiết diện dây cũng phải lớn hơn so với tần số 50Hz.
******Thứ 6 : trong truyền tải điện năng thì dòng điện 220V/50Hz tiết kiệm hơn. Điện áp càng cao sụt giảm càng thấp. Hệ thống 110V/60Hz an toàn hơn về điện áp nhưng lại không sử dụng dây tiếp địa.
Khi xảy ra chạm pha các thiết bị bảo vệ không tác động vì không xảy ra ngắn mạch. Tuy nhiên, điện 110V/60Hz lại an toàn hơn vể điện áp & khi sự cố xảy ra thì 1 pha NÓNG không bị tác động vì chúng ta đứng dưới đất mà mass của hệ thống lại không nối đất.
Đối với điện áp 220V/50Hz tuy nguy hiểm hơn về điện áp nhưng khi chạm pha thì các thiết bị bảo vệ hoạt động ngay tức khắc vì 1 pha NÓNG chạm đất sẽ xảy ra ngắn mạch.
Tóm lại,Trong bài viết này các bạn sẽ hiểu được : – Tần số là gì ? – Tần số quét màn hình là gì ? – Âm thanh con người nghe được tần số từ 20-20.000Hz – Phân biệt tần số dòng điện 1 chiều & dòng điện xoay chiều – Tại sao Việt Nam sử dụng điện áp 220V/50Hz
Tôi mong rằng bài viết chia sẻ này sẽ giúp ích cho mọi người đang tìm hiểu về tần số là gì. Chúng ta nên quan tâm đến các thông số kỹ thuật khi mua các thiết bị gia dụng cũng như thiết bị công nghiệp. Việc chọn thiết bị đúng kỹ thuật góp phần giảm chi phí vận hành, bảo trì, sửa chửa.
“Nếu được lựa chọn các bạn sẽ dùng dòng điện tần số 220V/50Hz hay 110V/60HZ “
Kỹ sư Cơ – Điện Tử Nguyễn Minh Hoà
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp