Attrition là gì? Tác động của sự tiêu hao lực lượng lao động đối với doanh nghiệp
MỤC LỤC: 1. Attrition là gì? 2. Phân biệt attrition và turnover 3. Cách tính tỷ lệ nhân viên rời khỏi công ty 4. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhân viên rời công ty cao 5. Cách giảm tỷ lệ nhân viên rời công ty
Có thể bạn quan tâm
Attrition là sự sụt giảm hay tiêu hao dần dần lực lượng lao động khi nhân viên nghỉ việc hoặc nghỉ hưu. Attrition được tính bằng attrition rate (tỷ lệ tiêu hao lực lượng lao động). Hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều muốn có attrition rate thấp bởi nó đồng nghĩa với việc nhân viên hài lòng với công việc và họ sẽ không phải tuyển dụng hay đào tạo nhân viên mới.
Bạn đang xem: Attrition là gì? Tác động của sự tiêu hao lực lượng lao động đối với doanh nghiệp
Attrition có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của doanh nghiệp?
Nội Dung
1. Attrition là gì?
Trong môi trường làm việc, attrition diễn tả việc tiêu hao lực lượng lao động không được dự báo trước. Nguyên nhân của của sự sụt giảm này đều là những lý do không thể tránh được như nghỉ hưu, từ chức, nhân viên mất sức lao động hay đột ngột qua đời. Các công ty sẽ phải tự đánh giá attrition rate (tỷ lệ tiêu hao lực lượng lao động hay lãng phí lao động) của mình là cao hay thấp. Những công ty có tỷ lệ lãng phí lao động cao thường phải đối mặt với nguy cơ lạm dụng nguồn lực nội bộ. Ở một phạm vi rộng hơn, attrition đề cập tới việc lãng phí tài nguyên, sản phẩm vì những lý do không thể kiểm soát được như hàng hóa dễ hư hỏng hay sản phẩm lỗi thời.
2. Phân biệt attrition và turnover
Xem thêm : Tend to là gì và cấu trúc cụm từ Tend to trong câu Tiếng Anh
Để hiểu một cách toàn diện nhất về khái niệm attrition trong môi trường lao động, cần phải hiểu rõ sự khác biệt giữa attrition và turnover. Turnover đề cập đến việc nhà tuyển dụng chủ động thay thế một nhân viên đã rời khỏi công ty hoặc một phòng ban của công ty. Trong khi đó, attrition lại mô tả một viễn cảnh mà không có bất cứ hành động thay thế nào xảy ra; nó có thể dẫn tới việc xóa bỏ hoàn toàn vị trí hoặc tài sản đó. Việc xóa bỏ hoàn toàn vị trí này có thể là do công ty không có nhu cầu tuyển dụng người mới (do hoạt động kinh doanh kém phát triển) hoặc là không thể tuyển được người mới do mức lương quá thấp, chế độ đãi ngộ không tốt,….
Đọc thêm: Những lỗi sai chết người trong cách quản lý khiến nhân viên nghỉ việc
3. Cách tính tỷ lệ nhân viên rời khỏi công ty
Attrition rate là tỷ lệ nhân viên rời khỏi công ty, nó được tính bằng công thức sau: Attrition rate (%) = Số nhân viên nghỉ việc: tổng số nhân viên x 100 Attrition rate có mối quan hệ mật thiết với turnover rate (tỷ lệ nhảy việc của nhân viên). Tuy nhiên, tỷ lệ nhảy việc sẽ liên quan nhiều đến yếu tố văn hóa và tần suất tuyển dụng/sa thải nhân viên của công ty. Trong khi đó, attrtion là một bức tranh rộng lớn hơn về sự thay đổi số lượng trong lực lượng lao động.
4. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhân viên rời công ty cao
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho tỷ lệ tiêu hao lực lượng lao động ở một số công ty cao hơn những công ty khác. Ví dụ như:
- Mức lương quá thấp.
- Không có tương lai phát triển sự nghiệp.
- Không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
- Thiếu sự nhìn nhận và đánh giá đúng mực đối với nhân viên từ phía những người quản lý.
- Quản lý doanh nghiệp kém hiệu quả.
- Điều kiện làm việc không đảm bảo.
- Chế độ phúc lợi thiếu tính cạnh tranh.
Xem thêm : Lookbook là gì? Làm sao để có bộ Lookbook đẹp & ấn tượng
Lý do dẫn đến tỷ lệ tiêu hao lực lượng lao động cao trong doanh nghiệp
5. Cách giảm tỷ lệ nhân viên rời công ty
- Ưu tiên sự hài lòng của nhân viên
Đôi khi, nguyên nhân đơn giản nhất khiến cho một nhân viên rời khỏi công ty để tìm việc làm mới là vì họ không cảm thấy hài lòng khi làm việc tại đây. Có thể là vì họ không thích văn hóa công ty, cảm thấy không được coi trọng hoặc chỉ đơn giản là muốn có những trải nghiệm làm việc mới. Tất cả những nguyên nhân này đều có thể tránh được nếu như công ty coi sự hài lòng của nhân viên là ưu tiên hàng đầu.
Đọc thêm: Liệu có phải văn hóa công ty có vấn đề nên nhân viên nghỉ việc?
- Đưa ra mức lương và chế độ đãi ngộ cạnh tranh
Nhân viên sẽ không bao giờ rời bỏ bạn nếu như bạn trả cho họ mức lương cao hơn những công ty đối thủ khác. Những người thực sự có tài gần như chẳng có lý do gì để ở lại với bạn nếu như họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn ở nơi khác. Do đó, hãy dành thời gian nghiên cứu mức lương và chế độ đãi ngộ chung của thị trường và xây dựng chính sách phù hợp nhất cho nhân viên của mình.
- Chính sách tuyển dụng lâu dài
Quy trình tuyển dụng cũng đóng góp một phần không hề nhỏ trong việc tăng/giảm tỷ lệ tiêu hao lực lượng lao động. Khi tuyển dụng nhân viên mới, bạn cần phải đánh giá họ một cách toàn diện để đảm bảo họ không chỉ phù hợp với vị trí làm việc mà còn cả văn hóa công ty. Một trong những câu hỏi phỏng vấn được nhiều nhà tuyển dụng sử dụng nhất trong trường hợp này là “Bạn dự định làm việc cho chúng tôi trong bao lâu?”
Attrition là một chỉ số quan trọng trong quản trị nguồn nhân lực, có thể cho thấy rất nhiều điều về định hướng của doanh nghiệp cũng như các vấn đề còn tồn đọng cần phải được giải quyết. Attrition rate thấp cho thấy công ty đang đi đúng hướng. Ngược lại, attrition rate cao là điều không công ty nào mong muốn; tuy nhiên, cũng có rất nhiều cách khác nhau để giảm tỷ lệ này.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp