Backdrop là gì? Những đặc trưng cơ bản của backdrop
1. Định nghĩa backdrop
- Hệ thống điều khiển phân tán DCS là gì ?
- VEVO là gì? Vén màn bí mật về nền tảng âm nhạc nổi tiếng trên thế giới
- Định Nghĩa Của Từ ” Thư Ký Văn Phòng Tiếng Anh Là Gì, Tiếng Anh Chuyên Ngành Thư Ký
- Go Along là gì và cấu trúc cụm từ Go Along trong câu Tiếng Anh
- Trợ lý giám đốc là gì? Bộ câu hỏi phỏng vấn trợ lý giám đốc 2021
Backdrop được hiểu đơn giản nhất là phông nền sân khấu, thường đặt ở sảnh đón khách và chính giữa sân khấu của sự kiện. Cùng với poster, banner và standee, backdrop là yếu tố không thể thiếu trong mọi sự kiện lớn nhỏ, bởi trên backdrop chính là những thông tin quan trọng nhất: tên chương trình, logo ban tổ chức, nhà tài trợ,…Backdrop được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau và tùy vào tính chất sự kiện sẽ có một loại backdrop phù hợp.
2. Công dụng của backdrop
2.1: Gây ấn tượng với người tham dự: Một backdrop vừa mang tính thẩm mỹ cao lại vừa truyền tải đầy đủ thông điệp của chương trình sẽ mang lại hình ảnh chuyên nghiệp cho ban tổ chức. Hơn nữa, chương trình của bạn sẽ nổi bật hơn trong đám đông nếu nó sở hữu một backdrop có thiết kế độc đáo đó.
2.2: Quảng bá thương hiệu: Ngoài mục đích giới thiệu chương trình, backdrop còn là nơi để người tham dự chụp những bức ảnh lưu niệm nữa. Do trên backdrop luôn có logo của ban tổ chức, khi những bức ảnh đó được chia sẻ trên mạng xã hội, hình ảnh và thương hiệu của ban tổ chức sẽ được truyền bá rộng rãi, giúp độ nhận diện tăng cao.
2.3: Truyền tải thông điệp của sự kiện: Backdrop dường như là bộ mặt của chương trình bởi nó tóm gọn những thông tin cơ bản nhất. Vậy nên một backdrop được thiết kế tốt sẽ giúp truyền tải được nội dung và thông điệp của sự kiện đến người xem một cách trực quan và sinh động nhất.
3. Phân loại backdrop
3.1: Backdrop in trên hiflex hoặc PP
Đây là loại backdrop phổ biến nhất, được căng trên khung sắt. Sở dĩ loại backdrop này phổ biến là bởi chi phí in hợp lý (giá in PP sẽ nhỉnh hơn hiflex một chút), lắp đặt nhanh và chất lượng về mặt thẩm mỹ chủ yếu phụ thuộc vào designer. Nhược điểm của backdrop in trên chất liệu này là khó sáng tạo và dễ hỏng hóc nếu lắp đặt không đúng cách và đặt trong điều kiện thời tiết xấu (trời có mưa, gió lớn).
3.2: Backdrop màn hình LED:
Với màn hình LED, bạn có nhiều không gian sáng tạo hơn và có thể thay đổi backdrop trong sự kiện theo ý muốn. Ngoài ra, màn LED còn giúp sự kiện của bạn trông “xịn sò” hơn rất nhiều nếu biết cách sắp xếp & sáng tạo với thiết kế của mình đấy. Tuy nhiên, điểm trừ lớn nhất của loại backdrop này là giá thành cao, không phù hợp với những sự kiện quy mô nhỏ.
3.3: Backdrop bằng vải, giấy và các chất liệu khác:
Nếu bạn muốn tự do sáng tạo với backdrop thì đây chính là sự lựa chọn của bạn. Loại backdrop này thường được sử dụng trong đám cưới hoặc các buổi chụp hình bởi độ linh hoạt của nó. Bên cạnh giá thành rẻ, dễ dàng lắp đặt thì nhược điểm của loại backdrop này là không phù hợp với các sự kiện ngoài trời (dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết) và đòi hỏi sự khéo léo của người thiết kế.
Xem thêm : So As là gì và cấu trúc cụm từ So As trong câu Tiếng Anh
4. 15 mẫu backdrop truyền cảm hứng cho bạn
Nếu bạn vẫn đang đau đầu chưa biết thiết kế backdrop cho sự kiện của mình như thế nào, hãy tham khảo 10 mẫu backdrop dưới đây để lấy cảm hứng nhé. Ngoài ra, bạn hãy tham khảo 4 lưu ý không thể bỏ qua khi thiết kế backdrop để có thể cho ra đời một sản phẩm thật ưng ý nhé.
1. Backdrop cho hội thảo Designer to Designer 2018 – thực hiện bởi Kristine Arth (Behance)
2. Backdrop cho sự kiện Roche Partnering Innovation Summit – thực hiện bởi Oupas Design (Behance)
3. Backdrop cho sự kiện SingularityU Australia Summit – thực hiện bởi Strategy Creative, Liam Ooi, Chris Flack (Behance)
4. Backdrop cho sự kiện SAP Forum 2017 – thực hiện bởi IG-PRO Design (Behance)
5. Backdrop cho sự kiện Bluepoint Demo Day – thực hiện bởi VEIG Design, Lee Jeonghoo, Kim Yunchae (Behance)
6. Backdrop cho sự kiện Adobe Summit 2018 – thực hiện bởi Angela Fisher, Steve Gustavson (Behance)
7. Backdrop cho sự kiện Peru Design Net – thực hiện bởi Infinito (Behance)
Xem thêm : Hyaluronic Acid là gì? Công dụng của Hyaluronic Acid với da
8. Backdrop cho sự kiện Droid Knights 2018 – thực hiện bởi Kim Jiyoon (Behance)
9. Backdrop cho sự kiện Adobe Summit 2019 – thực hiện bởi Angela Fisher, Steve Gustavson & DBLG LDN (Behance)
10. Backdrop cho hội thảo TEFO về Giảng dạy kịch nghệ – thực hiện bởi TGIF (Behance)
11. Backdrop cho gian hàng của Spotify tại dmexco – thực hiện bởi Jose Mendez (Behance)
12. Backdrop cho hội thảo CTA 2018 – thực hiện bởi Cesar St.Martin, Ainara Sainz & Fede Maksimiuk (Behance)
13. Backdrop cho Web Summit 2015 – thực hiện bởi Web Summit Design Team (Behance)
14. Backdrop cho TED 2019: Bigger Than Us – thực hiện bởi Matt Chinworth (Behance)
15. Backdrop cho Adobe Summit 2017 – thực hiện bởi Nick Liefhebber (Behance)
Lời kết,
Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về backdrop cũng như những công dụng của nó. Là một thành phần quan trọng trong các sự kiện, việc thiết kế backdrop đòi hỏi người làm phải kết hợp rất nhiều yếu tố: màu sắc, bố cục, tỉ lệ,…Vậy nên, hãy tham khảo khóa học Photoshop và Illustrator của ColorME để có thể tự mình tạo ra một tấm backdrop ưng ý nhé!
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp