Media Agency là gì? Những kỹ năng một Media Agency cần có là gì?
Việc làm Truyền thông
- Kho ngoại quan là gì? Những quy định về kho ngoại quan
- Kbps là gì? Nhạc 128kbps và 320kbps có sự khác biệt thế nào?
- Trợ lý giám đốc là gì? Bộ câu hỏi phỏng vấn trợ lý giám đốc 2021
- Dịch vụ kế toán trong tiếng Anh là gì? Một số thuật ngữ kế toán tiếng Anh thông dụng
- SDI là gì? Ưu điểm HD-SDI trong công nghệ camera
Nội Dung
1. Media Agency là gì?
1.1. Media là gì?
Trước tiên cùng tìm hiểu Media là gì? Không khó để gặp những câu chuyện nhắc đến Media, nghề Media, nhưng thực sự bạn đã hiểu hết về Media. Media là gì còn tùy thuộc vào nhận thức, kinh nghiệm của mỗi công việc mà mỗi người đảm nhiệm để diễn giải nghĩa của từ này. Nhưng media nói chung có thể hiểu hiểu là nghề truyền tải thông điệp, nó là từ dùng để diễn tả hoạt động liên kết giữa thương hiệu với phương tiện truyền thông để tiếp cận khách hàng, phủ sóng thương hiệu. Ngoài ra Media còn được hiểu là những kênh truyền tải thông điệp hoặc các công cụ để lưu trữ và cung cấp thông tin hoặc dữ liệu.
1.2. Khái niệm của Agency là gì?
Trong Marketing có thuật ngữ 4P bao gồm: Product – Price – Place – Promotion, 3 chữ P đầu sẽ là nhiệm vụ của công ty sản xuất sản phẩm, còn P cuối cùng sẽ do một đơn vị quảng cáo làm, và người làm những dịch vụ này gọi là Agency.
Ta có thể hiểu Agency cơ bản là chỉ các công ty dịch vụ truyền thông hay quảng cáo đi cung cấp dịch vụ tiếp thị quảng cáo cho các công ty khác. Hiểu đơn giản hơn là Agency là đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo và Agency lại mang tính chuyên nghiệp cho những dịch vụ tiếp thị sản phẩm.
1.3. Media Agency là gì?
Theo Wikipedia, Media Agency là chỉ những cơ quan truyền thông tư vấn cho các công ty về cách thức và nơi quảng cáo, và về cách trình bày những mặt tích cực, phô bày thương hiệu về bản thân sản phẩm cũng như công ty cho công chúng mục tiêu.
Media Agency giúp các thương hiệu đưa thông tin của mình lên các phương tiện truyền thông đúng thời điểm, đánh đúng vào đối tượng tiếp cận (hay còn gọi là khách hàng tiềm năng). Để mang lại tính chuyên nghiệp và thành công cho những chiến dịch, Agency cần hiểu rõ và nắm bắt được suy nghĩ, xu hướng của người tiêu dùng.
Đơn giản nhất, có thể hiểu ngành Media Agency là nghề truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng.
Việc làm Marketing – PR
2. Tại sao cần có Media Agency?
Qua khái niệm đã cung cấp như trên, nhiều bạn đọc tự đặt đâu hỏi Tại sao cần có Media Agency? Công ty sản xuất là người hiểu rõ sản phẩm cũng như biết được khách hàng mục tiêu của mình là ai, biết được insight khách hàng vậy tại sao họ không tự làm quảng cáo mà lại bỏ tiền ra thuê một công ty khác không biết về sản phẩm của mình, trong khi họ có thể tự làm.
Đầu tiên phải nhắc lại chức năng của Media Agency là giúp các thương hiệu đưa thông tin của mình lên các phương tiện truyền thông đúng thời điểm, đánh đúng vào đối tượng tiếp cận, Media Agency mang tính chuyên nghiệp.
Cùng nhìn lại chặng đường phát triển của Marketing để có thể hiểu được sự cần thiết của Media Agency. Thời kỳ ban đầu, các công ty sản xuất đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, họ chú trọng chất lượng với suy nghĩ chỉ cần sản phẩm tốt thì khách hàng sẽ tin tưởng và mua chúng, quan niệm “Hữu xạ tự nhiên” được hình thành trong suy nghĩ của các nhà sản xuất. Tuy nhiên sau một thời gian Marketing xuất hiện, cái nhà sản xuất quan tâm lại là làm sao để càng nhiều người tiêu dùng biết được cái tốt của sản phẩm của mình càng tốt. Sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, marketing ồ ạt khiến người tiêu dùng mãn nhãn với các thương hiệu, sự phủ sóng của các thương hiệu trải rộng. Lúc này người tiêu dùng sẽ chọn lựa những sản phẩm có tính mới lạ, mang lại sự đột phá, họ sẽ lưu ý những sản phẩm được quảng cáo có tính độc đáo. Khi đó Media Agency ra đời, đây là những công ty dùng ý tưởng sáng tạo để giải quyết những vấn đề thuộc phạm trù quan điểm, họ đưa ra những chiến lược tối ưu đánh vào tâm lý khách hàng một cách chuyên nghiệp.
Khi mà Marketing ngày càng trở lên quan trọng thì sự chuyên nghiệp yêu cầu ngày càng cao đối với những thông điệp truyền tải đến người tiêu dùng. Cái các công ty sản xuất sản phẩm cần là những thông điệp sáng tạo, chất lượng, có thể thu hút người xem, mang lại tính hiệu quả cao.
Việc thuê các Media Agency đã trở thành nhu cầu phổ biến, mang lại nhiều lợi ích như nhân lực, thời gian, chi phí cũng như mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp.
Xem thêm: Automation marketing là gì và quy trình triển khai hiệu quả nhất
Việc làm truyền thông tại Hà Nội
3. Những kỹ năng cơ bản cần có của một Media Agency.
Không phải bất cứ công ty Media Agency nào cũng đem lại những chiến lược hiệu quả nên việc chọn lựa để gửi gắm thông điệp cũng như sản phẩm để quảng cáo, phủ sóng thương hiệu cũng hết sức quan trọng. Một Media Agency cần có những kỹ năng cơ bản phục vụ công việc cũng như nhà sản xuất như:
3.1. Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng đầu tiên của một Media Agency là kỹ năng làm việc nhóm. Media Agency không chỉ là hoạt động đơn lẻ của một người mà là hoạt động của một nhóm người, bao gồm nhiều vị trí cộng tác, hỗ trợ với nhau. Kỹ năng làm việc nhóm kiến công việc thuận lợi hơn trong việc khớp nối các ý tưởng sáng tạo, tạo nên sự độc đáo trong thông điệp truyền tải cũng như sự thành công của cả một bộ phận.
3.2. Kỹ năng phân tích
Sự sáng tạo đột phá ở chỗ khi đã thấu hiểu bản chất sự vật sự việc. Nên người làm Media Agency cần có kỹ năng phân tích cơ bản. Luôn đặt câu hỏi cho mọi việc, mọi sự vật cũng như mọi sự việc, hiện tượng xuất hiện. Hãy quan sát kỹ và tìm hiểu rõ mọi việc, mọi nguyên nhân cũng như có hiểu biết nhất định xung quanh sự việc hay đồ vật đó
3.3. Kỹ năng truyền đạt
Xem thêm : Listing là gì? Những yêu cầu về Listing cần phải nắm rõ
Truyền tải thông điệp là việc mà một nhà Media Agency phải làm, vậy không thể nào thiếu kỹ năng truyền đạt. Nếu suy nghĩ của bản thân mà không truyền đạt được cho người khác thì không thể nào thuyết phục được người tiêu dùng nhận biết cũng như tin tưởng và biết đến sản phẩm cũng như thương hiệu. Media Agency thành công tức là chiến dịch được xây dựng và thực hiện thành công, cũng có nghĩa là sự truyền đạt của bạn đã thành công, xây dựng thành công nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm.
3.4. Kỹ năng quan sát
Qua quan sát có thể tăng sự sáng tạo, đây là sự thật không thể chối bỏ. Quan sát nhiều hơn để tăng sự sáng tạo. Sự sáng quyết định tính độc đáo trong thông điệp truyền tải.
3.5. Kỹ năng suy nghĩ logic
Suy nghĩ logic sẽ giúp cho thông điệp mà một Media Agency làm nên có tính hợp lý và nhất quán trong từng chi tiết. Người tiêu dùng nhìn vào thông điệp sẽ thấy sự hài hòa, tin tưởng cũng như nhận thức được sản phẩm một cách hoàn hảo. Đừng tạo nên một thông điệp khập khiễng, “ông nói gà, bà nói vịt” hay “râu ông này cắm cằm bà kia”, đó sẽ trở thành trò hề của ngành truyền thông cũng như mất uy tín với người tiêu dùng.
Xem thêm: A/B Testing là gì? Thử nghiệm một lần hiệu quả nhân đôi
CV
4. Các vị trí trong Media Agency.
Như đã nói Media Agency không chỉ đơn lẻ một cá nhân mà là cả một tập thể, một nhóm làm việc để truyền tải thông điệp. Trong một Media Agency có nhiều vị trí làm việc, có 8 vị trí điển hình được gọi tên cụ thể như:
4.1. Media Buyers/ Booking
Đầu tiên phải có sự liên kết mới tạo nên một thông điệp. Mối quan hệ giữa người thực hiện và với kênh truyền thông để phát tán cũng như lan rộng thông điệp của nhà sản xuất được thông qua Media Buyers/ Booking.
Media Buyers/ Booking là người liên hệ giữa chủ sản xuất sản phẩm, các kênh báo chí, đài truyền hình các hình thức truyền thông khác và người thực hiện truyền thông. Nhiệm vụ chính của Media Buyers là đàm phán về giá cả và vị trí để đảm bảo giá trị tốt nhất.
4.2. Account Excutive (Junior)
Công việc của Account Excutive là xây dựng mối quan hệ, mối quan hệ giữa công ty sản xuất sản phẩm với người tiêu dùng, giữa Agency với công ty sản xuất sản phẩm, sắp xếp các cuộc hẹn của Agency và công ty sản xuất,…
4.3. Copywriter
Đây là vị trí không thể thiếu trong một tâm đoàn Media Agency. Đây là người đóng góp nội dung, ngôn từ, ý tưởng, và viết nội dung quảng cáo, viết những tiêu đề giật tít, câu slogan, tagline, sản xuất catalogue… Họ chọn ra những từ ngữ miêu tả sản phẩm một cách hoa mỹ, chọn những từ ngữ hấp dẫn để miêu tả sản phẩm, có thể coi họ là những người “gọt chữ”.
Tuyển nhân viên copywriter
4.4. Media Planners
Vai trò chính: phân tích khách hàng mục tiêu, tìm hiểu về xu hướng thị trường và hiểu biết động lực của người tiêu dùng…
Media Planners là người lập kế hoạch truyền thông, hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu quảng cáo của họ
4.5. Film Director
Có thể coi đây là người đạo diễn, giống như đạo diễn phim, người này có chức năng giám sát, chỉ đạo trực tiếp các chương trình quay quảng cáo phục vụ cho việc truyền tải thông điệp cho khách hàng và các video có liên quan.
4.6. Designer
Dựa vào nội dung Copywriter cung cấp, những Designer (design marketing)thiết kế ra ấn phẩm dưới dạng hình ảnh để in ấn hoặc xuất bản
Họ là người truyền tải những nội dung câu chữ được chọn lọc thành những hình ảnh, cách sắp xếp bố cục sao cho bắt mắt và giúp cho các mẫu quảng cáo thể hiện được một cách ấn tượng nhất, đặc sắc nhất.
4.7. Photographer
Những thiết kế ấn phẩm của Designer có chất lượng hay không còn phụ thuộc một phần vào chất lượng ảnh mà Photographer cung cấp
Những bức ảnh do Designer sử dụng là hình ảnh mà Photographer cung cấp. Đây là người chụp các bức ảnh để sử dụng trong việc minh họa hình ảnh trong các bài quảng cáo.
4.8. Account Manager
Đây có thể gọi là người liên kết nội bộ. Họ có chức năng đi gặp khách hàng, nhận yêu cầu từ khách hàng và gửi lại yêu cầu cho những bộ phận liên quan. Họ là việc với nhiều bộ phận khác nhau trong một Media Agency, liên kết các thành viên, kết nối các vị trí để tạo thành hệ thống vận hành thông suốt.
Xem thêm: AIDA là gì? Vai trò của mô hình AIDA trong ngành Quảng cáo
5. Công việc cụ thể của Media Agency
Trong quá trình để tạo nên thông điệp truyền tải tới người tiêu dùng có rất nhiều các bước cũng như những công việc liên quan. Tuy nhiên có thể hình dung sơ lược công việc của Media Agency bao gồm:
– Xây dựng chiến lược marketing và truyền thông tích hợp
– Triển khai ‘listening posts’ trực tiếp online và offline
– Thiết kế và triển khai một chương trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nâng cao
– Lập kế hoạch và tiến hành một chương trình quan hệ báo chí mới bao gồm “head-of-the-tail” và long tail “media”
– Phát hiện và liên kết những người có ảnh hưởng online và offline
– Quản lý cộng đồng
– Tích hợp các công nghệ mới vào thực tiễn cuộc sống
– Xây dựng các công cụ đo lường bao gồm thước đo “khả năng cam kết” mới
– Thực hiện các chương trình thí điểm nhanh chóng và thực hiện đánh giá luôn trong quá trình thực hiện.
– Đào tạo nhân viên và khách hàng một cách liên tục
– Tham gia vào “giao tiếp” ‘conversations’, chứ không phải chỉ là “nhắn tin” ‘messaging’
– Thiết kế và thực hiện chiến lược nội dung bao gồm cả thiết kế video (hifi và lowfi)
– Sử dụng công cụ kỹ thuật số để quản lý khủng hoảng,….
Tuyển dụng việc làm
6. Sự phát triển của Media Agency.
Xu hướng phát triển của Media Agency là mở rộng hơn về chất lượng công việc cũng như lĩnh vực hoạt động, nâng cao dịch vụ cung cấp, mở rộng quy mô theo nhu cầu từ tư vấn đến lên chiến lược, đến thực thi và sản xuất.
Thế giới của Media Agency thực sự đa dạng và là nơi thu hút những Marketer dám nghĩ, dám làm. Media Agency luôn là nơi cần sự đổi mới, sự sáng tạo và là nguồn lực để phát triển không bao giờ cạn.
Hy vọng qua những thông tin trên giúp bạn hiểu hơn về Media Agency là gì? Cũng như hiểu rõ hơn về ngành Media Agency và có những định hướng rõ hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
Xem thêm: 5W1H là gì? Ứng dụng và ý nghĩa của phương pháp tư duy 5W1H
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp