Phân biệt giữa kỹ thuật Staccato và Legato trong thanh nhạc.
kỹ thuật Staccato và Legato trong thanh nhạc.
Nội Dung
Phân biệt giữa kỹ thuật Staccato và Legato trong thanh nhạc.
Những thuật ngữ âm nhạc tuy khá xa lạ. Nhưng nếu mô tả một cách cụ thể thì liệu bạn có bất chợt nhận ra. Là bất cứ ai trong chúng ta đều đang sử dụng nó hằng ngày! Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 2 kỹ thuật âm thanh staccato và legato nhé!
Bạn đang xem: Phân biệt giữa kỹ thuật Staccato và Legato trong thanh nhạc.
Đầu tiền, Legato hay còn gọi là hát liền tiếng. Đây là kiểu hát cơ bản nhất trong kĩ thuật luyện thanh trên Thế Giới và đối với ca sĩ chuyên nghiệp, họ bắt buộc phải thực hiện được kỹ thuật này. Có người còn nói rằng “Nếu ca sĩ chuyên nghiệp không thể hát liền tiếng được thì coi như là không biết hát”.
| Xem thêm: Staccato là gì? Kỹ thuật Staccato trong thanh nhạc hiện đại.
Xem thêm : C# là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình C#
Legato là gì? Kỹ thuật Legato trong thanh nhạc hiện đại.
Đặc điểm và tầm quan trọng của kỹ thuật Legato là như thế nào?
Hát liền tiếng là cách hát chuyển tiếp một cách liên tục, đều đặn, tự nhiên từ cao độ này sang cao độ khác, từ chữ này sang chữ khác. Giọng hát không ngừng ngắt và cũng không có bất kì âm trung gian nào. Đây là cách hát để đáp ứng tính chất mềm mại của giai điệu nhằm tạo ra âm thanh có chất lượng tốt.
Hát liền tiếng là kết quả của một chuỗi hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Các bộ phận hô hấp, bộ phận phát thanh, bộ phận nhã chữ và bộ phẩn cộng hưởng làm việc một cách xâu chuỗi với nhau
- Luyện tập cho cơ quan phát thanh hoạt động đúng và phù hợp. Nghĩa là hơi thở phải có điểm tựa kéo dài; hơi thở sâu và sử dụng tiết kiệm. Gắn bó chặt chẽ tất cả các nốt nhạc (âm thanh) lại với nhau. Từng âm thanh phải vang khoẻ, tròn trặn, thống nhất về cường độ và âm sắc.
- Hát liền tiếng trong luyện thanh dễ hơn trong những bài hát. Vì giai điệu còn ghép với lời, gồm những nguyên âm và phụ âm. Muốn hát liền giọng trong các bài hát, ngoài việc hát liền các nguyên âm. Còn phải phát âm những phụ âm nhanh, gọn, làm cho bộ phận truyền âm thay đổi những tư thế khác nhau khi phát âm những phụ âm.
- Một điều cần phải lưu ý cho các bạn khi tập kỹ thuật Legato. Đó chính là mặc dù cần phải làm cho âm thanh trở nên mượt mà nhất. Nhưng vãn không được quên yếu tố bắt buộc trong ca hát, “tròn vành rõ chữ”. Một số dòng nhạc ngoài việc yêu cầu và đòi hỏi khá cao ở khả năng Legato. Thì việc hát tròn vành rõ chữ cũng là điều thực sự cần thiết. Nếu kết hợp được 2 yêu tố này. Giọng hát của bạn sẽ lên đến một tầm cao mới!
Tiếp đến, đó chính là Staccato, hay còn gọi là hát nảy âm.
Đây là một yêu cầu kỹ thuật của giọng hát, vì lối hát này có tác dụng rất tốt cho việc phát triển giọng hát. Trước hết, âm nảy là phương thức tốt nhất để nắm được cách bật âm thanh (attacca) nhẹ nhàng, gọn tiếng, tạo ra cơ sở để phát triển âm khu cao của giọng hát, vì để lên cao, dùng âm nảy, gọn,, nhanh, như lướt qua các âm cao, rất thuận lợi để sau nhiều lần, sẽ củng cố được âm cao ấy. Âm nảy sẽ tạo ra thói quen bật âm thanh đúng, điều cần thiết phải có khi hát liền tiếng (legato).
- Khi hát âm nảy phải buông lỏng hàm dưới, môi trên hơi nhếch lên để hở hàm răng như khi cười, càng lên cao mồm càng mở rộng hơn. Vị trí âm thanh phải nông (cạn) như phát ra từ chân răng hàm trên. Hơi thở phải liên tục, nhẹ nhàng, không đẩy hơi theo kiểu tống hơi từng đợt vào thanh đới theo từng nốt nhạc, phải giữ cho bụng tương đối ổn định, mềm mại , mà vẫn phải nén hơi.
- Âm nảy còn là biện pháp sửa những sai lệch về âm sắc như hát sâu, tối, gằn cổ. Với yêu cầu phải linh hoạt, trong sáng của âm nảy, âm thanh bắt buộc phải có vị trí nông và cao, giúp khắc phục dần những sai lệch nói trên của giọng hát.
BẠN CHỈ KHÁC BIỆT KHI BẠN DÁM THAY ĐỔI”
Xem thêm : Samsung SmartThings là gì? Các thiết bị tương thích và cách dùng
Xem thêm các bài viết khác:
- Lợi ích bạn không ngờ tới khi tham gia học thanh nhạc.
- Nguồn gốc và ý nghĩa của nốt nhạc trong thanh nhạc.
- Cách để làm chủ giọng hát của mình trong lúc tự học thanh nhạc đơn giản!
- Cách thực hành biểu diễn hiệu quả khi tự học thanh nhạc tại nhà
- Những cách tập luyện thanh nhạc tưởng chừng là tốt nhưng không phải
Xin chân thành cảm ơn!
THE SUN SYMPHONY
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp