D/O là gì? Tìm Hiểu Về Delivery Order Fee
Bạn là chủ hàng cầm trên tay lệnh giao hàng D/O nhưng chưa biết nó sử dụng ra sao, hay bạn mới tìm hiểu về xuất nhập khẩu chưa biết D/O là gì sử dụng như thế nào. Tham khảo bài viết nghiệp vụ chi tiết tại đây nhé.
Xem thêm:
Bạn đang xem: D/O là gì? Tìm Hiểu Về Delivery Order Fee
- Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
- Phí CIC là gì
Nội Dung
Khái Niệm D/O, Delivery Order Fee
D/O được hiểu lệnh giao giao hàng (Delivery Oder) là chứng từ trong vận tải quốc tế. Khi hàng hóa được nhập khẩu về Việt Nam, hàng vừa đến cảng, hãng tàu/ forwarder sẽ thông báo hàng đến và phát hành một D/O, người nhận hàng sẽ lấy Lệnh giao hàng này, thanh toán phí D/O và mang ra ngoài cảng xuất trình cho hải quan / kho / bãi để nhận hàng. Tùy vào từng trường hợp, phí D/O sẽ được hãng tàu hoặc fowarder thu. Phí này gọi là Delivery Order Fee.
Bạn lưu ý, phí D/O – Delivery Order fee là phí lệnh giao hàng, không phải là phí chứng từ -Documentation fee, nhiều bạn thường nhầm lẫn hai phí này vì chữ viết tắt khá giống nhau.
Trên lệnh giao hàng thể hiện những gì?
Trên D/O sẽ thể hiện ai là người đang giữ hàng và hàng sẽ giao cho ai – consignee. Chủ hàng muốn nhận được hàng bắt buộc phải có lệnh giao hàng từ hãng tàu gửi cho shipper.
Xem thêm : Sodium hydroxide là gì? Ứng dụng của Sodium Hydroxide trong mỹ phẩm
Các nội dung có trên D/O:
- Tên tàu và hành trình của con tàu
- Người nhận hàng (Consignee)
- Cảng dỡ hàng (POD)
- Ký mã hiệu hàng hoá (Code goods)
- Số lượng bao kiện hàng, trọng lượng và thể tích hàng hoá (Gross Weight, Net weight….)
Mời bạn tham khảo một mẫu D/O dưới đây:
Các Loại D/O Trong Vận Tải
Phân biệt theo chủ thể phát hành D/O
Sẽ có 2 loại và D/O của hãng tàu phát hành và D/O của forwader:
- D/O do forwarder phát hành:
Cũng giống như bản chất của D/O, lệnh giao hàng do shipper phát hành yêu cầu người giữ hàng phải giao hàng cho chủ hàng.
- D/O do hãng tàu phát hành:
Lệnh giao hàng của hãng tàu phát hành nhằm yêu cầu người được chỉ định giao hàng cho người nào đó. Ví dụ là người A sẽ phải giao hàng cho người B. Thông thường mối quan hệ sẽ là hãng tàu yêu cầu phải giao hàng cho người giao nhận. Sau đó người giao nhận có trách nhiệm giao lại hàng đó cho khách hàng (doanh nghiệp nhập khẩu). Hoặc bên nhập khẩu đủ điều kiện nhận hàng là khi các thông tin trong hợp đồng và xuất trình D/O là có thể lấy hàng.
Làm Sao Lấy Được D/O
Sau khi nhận được B/L và giấy báo hàng đến từ hãng tàu và chuẩn bị đầy đủ các chứng từ sau rồi bạn đến hãng tàu hoặc FWD để lấy D/O:
- Giấy giới thiệu
- Thông báo hàng đến (photo)
- Vận đơn (bản gốc)
- Giấy tờ tùy thân của người được cử đi lấy lệnh…..
Xem thêm : In There là gì và cấu trúc cụm từ In There trong câu Tiếng Anh
Việc lấy lệnh giao hàng và làm thủ tục hải quan hoàn toàn không liên quan đến nhau, doanh nghiệp cần sắp xếp thời gian để làm thủ tục hải quan xem lấy lệnh trước hay làm thông quan trước đều được tùy theo tình trạng hàng.
Lưu Ý Khác Khi Lấy D/O
- Nếu hàng của bạn thanh toán theo phương thức L/C sẽ phải mang theo vận đơn gốc có ký hậu của ngân hàng.
- Trên D/O sẽ đóng dấu “hàng giao thẳng” nếu hàng đi nguyên cont
- Trường hợp hàng phải cắt chì lấy hàng đi lẻ thì sẽ đóng dấu “hàng rút ruột”
- Nếu chuyển hàng bằng tàu phụ ngoài lệnh giao hàng D/0 doanh nghiệp cần thêm lệnh nối để nhận hàng, chỉ cần bản photo do Forwarder cung cấp cho chủ hàng.
- Bên cạnh phí D/O, khi đi nhận lệnh giao hàng, tùy từng loại hàng mà Consignee cần thanh toán một số chi phí khác như phí vệ sinh container, phí THC, Handling, và phí CFS (hàng lẻ) hoặc phí cược container theo quy định của mỗi hãng tàu (hàng FCL), do vậy, bạn nên giữ lại Bill nếu cần kiểm tra.
- Khi cần lệnh nối của feeder để nhận hàng: Trong trường hợp vận chuyển có sử dụng tàu phụ để chuyển tải hàng hóa, doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối của feeder nữa mới có thể nhận hàng. Lệnh nối này chỉ cần bản photocopy mà không cần bản gốc và thường doanh nghiệp phải yêu cầu forwarder cung cấp cho mình.
- Nều FWD dưới pháp nhân là đại lý của hãng tàu ký trên trên D/O thì lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng được phát hành bởi hãng tàu có thể dùng để lấy hàng.
Phí Phát Hành D/O Là bao Nhiêu
D/O là chứng từ phát hành tại đầu nhập khẩu, tức là người nhập khẩu sẽ nhận được chứng từ này từ hãng tàu để mang hàng về kho. Phí thu D/O dao động từ 30$ – 35$ đến 40$ tuy theo từng hãng tàu khác nhau.
Phí D/O được báo giá cùng với các loại phí LCC khác tại cảng nhập, chủ hàng phải thanh toán mới nhận được hàng.
Kết luận:
- Lệnh giao hàng thể hiện người có quyền sở hữu hàng hóa. Muốn lấy hàng chủ hàng phải xuất trình lệnh giao hàng.
- Lệnh giao hàng có 2 loại: loại do forwarder phát hành không có giá trị sở hữu hàng hóa trừ trường hợp đặc biệt FWD ký tên có vai trò là đại lý hãng tàu.
- D/O do hãng tàu phát hành có giá trị sở hữu hàng hóa.
- Muốn lấy lệnh giao hàng D/0 phải xuất trình chứng từ gồm:
- Giấy giới thiệu, bill gốc, chứng từ tùy thân của người đi lấy lệnh, trường hợp khác cần chứng từ kèm theo…
- Với hàng nguyên cont trên lệnh sẽ đóng dấu “hàng đi thẳng”
- Hàng lẻ cần cắt chì tại cảng sẽ đóng dấu “hàng rút ruột” trên lệnh giao hàng.
Như vậy, trên đây là những thông tin về D/O và Delivery Order Fee. Tuy nhiên, mình cũng không thể tổng hợp hết tất cả. Nếu có thông tin bổ sung, mình rất vui khi được nhận góp ý và chia sẻ ở phần comment.
Cảm ơn các bạn rất nhiều!
Nguồn: Ngọc Mai – Tổng hợp và Biên tập
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp