Cleansing foam là gì? Hướng dẫn làm sạch da với cleansing foam
Trong quy trình chăm sóc da, bước rửa mặt rất quan trọng giúp làm sạch da và tăng cường hiệu quả các bước dưỡng da còn lại. Một trong những sản phẩm làm sạch mặt ở bước này chính là cleansing foam. Hãy cùng tìm hiểu cleansing foam là gì và các bước sử dụng cleansing foam để có một làn da sạch khuẩn qua bài viết sau đây của Da khỏe da đẹp nhé.
- Tivi Oled là gì? Đặc điểm nổi bật của tivi OLED
- Tiến trình rundll32.exe là gì? Có nên tắt tiến trình rundll32.exe trên máy tính?
- Bad Boy là gì? Sự khác biệt của Bad boy chính thống và tà đạo
- BJ là gì? Tuyệt chiêu cho chàng lên đỉnh nhanh nhất
- Switch Off là gì và cấu trúc cụm từ Switch Off trong câu Tiếng Anh
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm sữa rửa mặt trên thị trường với đầy đủ các thương hiệu, thành phần, dạng chất… Trong đó, cleansing foam là loại sản phẩm đang được nhiều người tin dùng bởi mang lại nhiều lợi ích cho da.
Bạn đang xem: Cleansing foam là gì? Hướng dẫn làm sạch da với cleansing foam
Nội Dung
Cleansing foam là gì?
Cleansing foam là loại sữa rửa mặt tạo bọt với cơ chế hình thành một lớp sủi bọt trên da, giúp làm sạch sâu. Mặc dù bọt rửa mặt không phải là sản phẩm ưu việt đối với một số loại da, nhưng đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn có làn da dầu và dễ bị mụn. Rửa mặt bằng cleansing foam giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên da mặt và giữ cho làn da tươi mát và sạch sẽ.
Da dầu, da hỗn hợp và da thường nên sử dụng loại sữa rửa mặt này. Da khô và nhạy cảm tương đối mỏng manh, đôi khi sữa rửa mặt tạo bọt quá mạnh dễ khiến da bị kích ứng. Da khô dùng cleansing foam có thể làm mất đi độ ẩm vốn có.
Các loại sản phẩm làm sạch da
Ngoài cleansing foam, còn có những loại sữa rửa mặt khác giúp giải quyết một số vấn đề nhất định trên da mặt, phù hợp với tình trạng da hiện tại. Dưới đây là 4 loại sản phẩm làm sạch da phổ biến nhất hiện nay:
Dạng bọt
Sản phẩm rửa mặt dạng bọt (cleansing foam) có kết cấu mỏng nhẹ, khi cho lên mặt tạo thành các bọt li ti, thấm sâu vào lỗ chân lông. Do đó, cleansing foam giúp loại bỏ bụi bẩn và chất nhờn trên da. Tuy nhiên, một nhược điểm của loại sữa rửa mặt này chính là tính kiềm. Sau khi sử dụng, da thường căng và hơi khô nên bạn cần thoa toner ngay để cân bằng pH trên da.
Cleansing foam được ưa chuộng tại Việt Nam do tính chất khí hậu nắng nóng thường xuyên. Bạn có thể tìm thấy cleansing foam ở các dạng: Sữa, tạo bọt sẵn, thể rắn như cục xà bông… Cleansing foam cũng giúp kháng khuẩn, phù hợp với nhiều loại da.
Dạng dầu
Sản phẩm rửa mặt dạng dầu (cleansing oil) có kết cấu dạng dầu nhiều hơn là nước, đặc biệt không tạo bọt. Dạng này tác động nhẹ nhàng trên da nhằm giúp giữ được độ ẩm tự nhiên của da. Điểm mạnh của cleansing oil là có khả năng tẩy rửa lớp trang điểm cứng đầu, cleansing oil cũng chủ yếu được sử dụng như một loại dầu tẩy trang.
Sau khi dùng cleansing oil, bạn vẫn cần rửa lại mặt với cleansing foam để có thể loại bỏ toàn bộ các bụi bẩn, dầu nhờn còn sót lại trên da. Lưu ý rằng, nếu bạn chỉ dừng ở bước cleansing oil, da có khả năng tồn đọng chất nhờn gây mụn, tắc nghẽn lỗ chân lông…
Dạng kem
Sản phẩm rửa mặt dạng kem (cleansing cream) là sự kết hợp giữa dầu và nước, giúp bạn vừa tẩy trang lớp trang điểm, vừa làm sạch bụi bẩn trên da mặt. Bạn có thể tìm thấy cleansing cream ở các loại sản phẩm làm sạch 2 trong 1, giúp bạn tiết kiệm một bước chăm sóc da.
Xem thêm : Điện Áp Pha Là Gì ? U Dây Và U Pha, Cách Đấu Mạch Điện 3 Pha 4 Dây
Cleansing cream phù hợp với những người có làn da khô nhờ tác dụng làm sạch da nhẹ nhàng, không gây khô căng da sau khi sử dụng. Tuy nhiên, cleansing cream có khả năng giữ lại trên da một lớp nhờn nhất định, một số người vẫn cần rửa lại với dạng bọt.
Dạng sữa
Sản phẩm rửa mặt dạng sữa (cleansing milk) là dạng thông dụng và có tỷ lệ nước – dầu cân bằng nhất. Cleansing milk có thể tạo bọt trên mặt hoặc không, có tác dụng tẩy rửa nhẹ nhàng nhờ kết cấu mỏng mịn. Cleansing milk phù hợp với tất cả các loại da như da dầu, da khô, da hỗn hợp…
Điểm yếu của cleansing milk là chúng không thể tẩy đi các lớp bụi bẩn khó tính hoặc lớp trang điểm. Do đó, những người sử dụng cleansing milk đều phải thực hiện tẩy trang bằng một loại chuyên dụng trước khi tới bước sữa rửa mặt. Người có làn da khô là đối tượng lý tưởng nhất để sử dụng loại sản phẩm này.
Cách làm sạch da bằng cleansing foam
Để cleansing foam phát huy đúng tác dụng làm sạch da, bạn nên áp dụng các bước rửa mặt sau:
Bước 1: Rửa mặt bằng nước ấm để lỗ chân lông giãn nở vừa phải.
Bước 2: Cho cleansing foam ra tay, lấy một lượng vừa phải, tạo bọt với nước ngay trên tay, sau đó thoa đều khắp mặt và cổ.
Bước 3: Massage từng vùng da theo vòng tròn, tránh phần mắt, massage để các tinh chất thấm sâu giúp làm sạch da.
Bước 4: Sau 30 giây – 1 phút rửa mặt cùng cleansing foam, bạn rửa lại với nước ấm, tiếp đó là một lớp nước mát để đóng lỗ chân lông.
Bước 5: Dùng một chiếc khăn sạch để thấm nước trên mặt, tránh chà xát khăn lên mặt vì da lúc này đang nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Sau đó, bạn tiếp tục sử dụng các sản phẩm dưỡng da khác: Toner – Kem dưỡng ẩm…
Một số lưu ý khi sử dụng cleansing foam:
- Tạo bọt trên tay thay vì trực tiếp thoa lên mặt để hạn chế các kích ứng có thể xảy ra trong trường hợp da không phù hợp.
- Không dùng khăn để rửa mặt để tránh da bị cọ xát quá mức gây đau.
- Không rửa mặt quá 1 phút để tránh da bị khô.
- Luôn sử dụng toner và dưỡng ẩm sau khi rửa mặt để khóa ẩm tức thì.
- Chọn loại cleansing foam đúng với loại da.
Lưu ý khi chọn loại cleansing foam
Hạn chế loại có hạt massage
Một số loại sản phẩm rửa mặt được sản xuất ở dạng có hạt với mục đích massage da khi rửa. Nhiều người thích rửa loại này vì khi hạt cọ xát vào da giúp thỏa mãn cảm giác ngứa vùng mụn, tạo sự dễ chịu. Một số người khác chọn cleansing foam dạng này vì cho rằng đây là cách đẩy nhân mụn tự nhiên.
Xem thêm : CIB là gì? Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn với CIB qua Timviec365.vn
Tuy nhiên trên thực tế, việc da mặt bị chà xát hằng ngày với các hạt này rất dễ gây kích ứng. Da bong tróc, rạn nứt, rát da, chảy máu trên da… là các hiện tượng rất dễ xảy ra. Bên cạnh đó, massage da kiểu này sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động, là điều kiện hình thành mụn với tình trạng nặng nề hơn.
Kiểm tra độ pH
Cleansing foam có độ pH quá cao có khả năng làm bong tróc lớp sừng bảo vệ da, khiến da bị khô, dễ kích ứng. Các sản phẩm rửa mặt có độ pH 5 – 6 là loại được khuyên dùng để đảm bảo giữ được độ ẩm tự nhiên trên da. Bạn có thể kiểm tra pH trên bảng thành phần hoặc dùng giấy quỳ.
Thành phần ít xà phòng
Các chuyên gia da liễu luôn khuyên bạn chọn loại sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ, đặc biệt đối với các bạn có làn da nhạy cảm, da mụn. Khi mua cleansing foam, bạn lưu ý kiểm tra thành phần, ưu tiên chọn loại có ít chất xà phòng để hạn chế nguy cơ bào mòn da. Thành phần xà phòng cũng khiến da dễ mụn hơn bởi chúng đóng vai trò tương tự chất tẩy, cần tránh xa.
Hạn chế loại có hóa chất và hương liệu
Da mặt là bộ phận nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các loại phẩm màu, hóa chất. Ngoài ra, các chất này cũng có khả năng ảnh hưởng xấu đến khứu giác và vị giác vì tiếp xúc với vùng mắt và miệng khi rửa. Đặc biệt, với những bạn có làn da mụn, loại sữa rửa mặt này sẽ làm cho tình trạng trở nên nặng nề hơn.
Thành phần tự nhiên luôn được ưu tiên bởi trong thiên nhiên có rất nhiều dưỡng chất quan trọng hỗ trợ làm đẹp da. Nha đam, oliu, trà xanh, hoa hồng, hoa anh đào, nghệ, cúc, dưa leo… là những thành phần có nguồn gốc thiên nhiên được sử dụng trong nhiều loại cleansing foam, bạn có thể tìm mua.
Nguồn gốc rõ ràng
Sự xuất hiện của nhiều loại sữa rửa mặt cho thấy thị trường sản phẩm chăm sóc da khá đa dạng, đòi hỏi bạn phải tỉnh táo khi chọn lựa và sử dụng. Bạn chỉ nên mua cleansing foam có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch thành phần, nơi sản xuất và phân phối… Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm review từ người dùng để có minh chứng cụ thể.
Câu hỏi thường gặp
Các thắc mắc về quá trình chăm sóc da mặt là điều mà mọi người luôn quan tâm. Dưới đây là các câu hỏi thường được đặt ra về việc chọn cleansing foam để rửa mặt.
Tại sao mọi người tránh sữa rửa mặt tạo bọt?
Mặc dù sữa rửa mặt tạo bọt mang lại nhiều tác dụng làm sạch sâu, tuy nhiên không phải loại được khuyên dùng nhiều bởi:
- Hầu hết các sữa rửa mặt tạo bọt có độ pH cao, da bạn dễ bị khô sau khi dùng, độ ẩm tự nhiên của da cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
- Bọt càng nhiều càng dễ loại bỏ lớp màng bảo vệ tự nhiên của da, sử dụng nhiều qua thời gian da bị mỏng đi, dễ lên mụn.
Sữa rửa mặt tạo bọt có gây kích ứng da?
Monoethanolamine, triethanolamine, diethanolamine là các thành phần thường thấy ở sữa rửa mặt tạo bọt. Các chất này không tốt cho mắt và da bởi khả năng gây kích ứng, đòi hỏi bạn phải rửa đúng cách và kết hợp các sản phẩm dưỡng da liên quan nếu muốn bảo vệ da khỏe đẹp.
Nên dùng sữa rửa mặt tạo bọt khi nào?
Sữa rửa mặt được sử dụng vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối sau khi trở về nhà hoặc trước khi ngủ. Bạn có thể rửa mặt tạo bọt ở hai thời điểm này. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da quá nhạy cảm, chỉ nên dùng 1 lần/ngày để da không bị kích ứng nhé.
Rửa mặt là bước làm sạch da cần thiết mỗi ngày, cần có sự đầu tư phương pháp và sản phẩm phù hợp để bảo vệ làn da. Hy vọng với những thông tin hữu ích vừa rồi, bạn đã hiểu hơn về cleansing foam là gì cũng như các lưu ý khi sử dụng. Đừng quên chọn đúng loại sản phẩm rửa mặt đúng với tình trạng da để nâng cao hiệu quả chăm sóc da.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp