Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã là gì? Cách chọn bạn mà chơi
Ngưu tầm ngưu Mã tầm mã là gì? Nghĩa của từ Ngưu tầm ngưu Mã tầm mã. Bài viết đưa ra quan điểm, khái niệm và giải thích ý nghĩa câu thành ngữ rất đỗi quen thuộc này.
- Kỹ sư là gì? Giới thiệu những ngành kỹ sư được quan tâm nhất hiện nay
- KALI CLORAT LÀ GÌ?TÍNH CHẤT LÝ HÓA, CÁC PHƯƠNG TRÌNH NHIỆT PHẢN ỨNG CỦA KCLO3, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA KALI CLORAT
- SMT là gì? Ưu điểm dây chuyển sản xuất SMT
- Giờ hành chính là gì? 5 ích lợi có được khi làm việc giờ hành chính
- CBM là gì? Tính CBM như nào là chuẩn xác nhất?
Một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao đã đi sâu vào lời ăn tiếng nói hằng ngày trong đời sống con người. Nó đã khắc họa lên những triết lý, đạo lý sống. Có mối tương quan với dáng dấp của những loài vật thân thương. Tôi tin chắc rằng, bạn đã từng nghe tới câu thành ngữ “Ngưu tầm ngưu Mã tầm mã”?
Bạn đang xem: Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã là gì? Cách chọn bạn mà chơi
Nhưng có thể, bạn sẽ không thể biết câu nói này mang ý nghĩa là gì, đang nói về điều gì. Tích cực hay tiêu cực, khen hay chê? Một số quan hệ ngữ nghĩa Ngưu/Mã/Ngọ/Sửu, Tầm là đi theo thay tìm kiếm? cũng khiến mọi người lấn cấn một số vốn từ nhất định. Khó xác định được ý nghĩa chính xác nhất.
Nội Dung
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã là gì?
►Khái niệm: Ngưu tầm ngưu Mã tầm mã là câu thành ngữ với hàm nghĩa “Vật dĩ quần phân”, tức là Trâu tìm đến với Trâu, Ngựa tìm đến với Ngựa. Loại nào thì tìm đến loại đó, cái gì nó cũng phải có tầm tương xứng.
– Giải nghĩa lối chiết tự: Ngưu = trâu, Tầm = tìm, Mã = ngựa.
– Nghĩa bóng: Những người có cùng sở thích, tính cách, chí hướng thường hay kết bạn và tìm đến với nhau.
– Lưu ý: Câu thành ngữ này mang ý nghĩa “lưỡng phân” (nửa tích cực, nửa tiêu cực). Nhưng tại Việt Nam, “số đông” mọi người lại hiểu ý nghĩa của câu thành ngữ này theo hướng tiêu cực. Tức là, những kẻ xấu tìm kẻ xấu khác để cùng giao du. Cho nên cần phải thận trọng khi sử dụng.
– Thuật ngữ liên quan:
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Gần nồi thì đen, gần đèn thì rạng. Gần lửa rát mặt, gần sông sạch mình.
Phân tích Ngưu tầm ngưu Mã tầm mã
Cố nhân xưa đã để lại cho chúng ta câu thành ngữ rất hay: “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” (bầy đàn có lông giống nhau). Trâu bò thì phải chung sống với trâu bò, dê ngựa chung sống với dê ngựa. Chuyện của Ngựa mà đi nói cho Trâu nghe, thì làm sao mà nó hiểu được.
Cho nên, cần phải có sự phân loại riêng biệt, để dễ chăn nuôi, để dễ cai trị. Cái gì nó cũng phải đúng bộ, đúng cặp của nó cả.
● Xem thêm: Giao trứng cho ác là gì? Nghĩa của từ Giao trứng cho ác.
Trên núi cao, cây cối cùng nhau phát triển. Dưới thảo nguyên, Trâu Ngựa đang gặm cỏ xanh non. Sự tụ họp này kết thành một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ & có phần logic, mà thượng đế đã tạo dựng nên. Đó chính là nghĩa đen, là cái gì nó cũng có sự phân loại rõ ràng.
Còn nghĩa trắng thì sao?
Thực tế thì câu thành ngữ “Ngưu tầm ngưu Mã tầm mã” là một câu nói xuất xứ Trung Hoa. Còn tại Việt Nam, câu nói có nét tương đồng, đó chính là câu “Nồi nào úp vung nấy”.
“Nồi tròn thì úp vung tròn Nồi tròn vung méo úp sao cho vừa. Nồi tròn phải úp vung tròn Nồi vênh đừng sợ, vẫn còn vung vênh.”
Con người trong xã hội hiện nay, đều có xu hướng tìm đến những đối tượng có cùng quan điểm sống với mình, vì đó là sự cân bằng của cuộc sống. Cuộc sống này luôn ở mức cân bằng cho phép, bởi lẽ: Rồng bay với rồng, phượng múa theo phượng, chuột cùng bạn biết đào ngạch.
“Rồng vàng tắm nước ao tù Người khôn ở với người ngu bực mình. Người xinh lại lấy người xinh Bao nhiêu kẻ xấu rập rình với nhau.”
Ở cái xã hội này, đều có sự phân biệt đẳng cấp giàu nghèo, tri thức, thiện ác. Kẻ giàu đẳng cấp chơi với kẻ giàu có, chứ kẻ giàu có mấy khi chơi với kẻ nghèo khó bao giờ. Người tích cực xu hướng chơi với người tích cực để tri âm, còn kẻ tiêu cực cũng tìm kẻ tiêu cực để bầu bạn (người tích cực được ví như ánh sáng, kẻ tiêu cực lại như bóng tối. Thiện ác phân minh, ánh sáng và bóng tối không thể cùng nhau tồn tại).
Người thích bóng đá kết thân với người đá bóng. Kẻ cờ bạc rượu chè hợp với người cờ bac rượu chè, hạng cùng đinh chơi với hạng cùng đinh mà thôi. Người thích chứng khoán hợp với kẻ đầu tư, người lý thuyết suông lại rất hợp với kẻ ít thực hành, người thành công lại muốn kết thân với những người thành công hoặc thành công hơn mình…
Xem thêm : Nhạc Lossless là gì? Nghe có khác gì nhạc mp3 bình thường không?
Nói tóm lại là nhiều lắm ở trong cái xã hội hiện nay. Thiên nga có đi với Gà bao giờ, mà Chí Phèo thì ắt có Thị Nở. Bởi thế mới có câu: “Tâm bình thế giới bình” cũng chính vì lẽ đó.
Trong thành ngữ Hán Việt, cũng có một câu nói: “Nhân dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân” (物以类聚,人以群分). Mọi vật được tập hợp lại lại với nhau, mọi người được chia thành các nhóm. Bởi vậy mà rất hợp quần mà, vì “đa số” là như vậy, kể cả trong cuộc sống của chúng ta.
Nhưng mà hợp thế nào cho “Gần đèn thì sáng”, chứ đừng để “Gần mực thì lại đen thui cả cuộc đời (quả báo nhãn tiền)”, “Cận mặc giả hắc cận đăng tắc minh” (近墨者黑近燈則明). Sống làm sao bước ra ánh sáng, chứ sống “cận mực”, thì cuộc đời thường rất éo le lắm.
Bàn về con Trâu và con Ngựa
Thành ngữ Ngưu tầm ngưu Mã tầm mã là câu thành ngữ có 2 mặt của nó (có thể là tốt hoặc xấu). Nhưng chẳng biết tự bao giờ, ở Việt Nam người ta lại gán cho câu thành ngữ này với ý nghĩa cực kỳ tiêu cực (negative connotation).
Đó là hàm nghĩa mỉa mai, để chỉ những kẻ có tâm địa xấu xa thường bao hầu, co cụm lại với nhau để cùng thực hiện những mưu đồ xấu xa (cùng một giuộc với nhau).
Nhưng trên thực tế thì nguồn gốc của câu thành ngữ này lại còn mang một ý nghĩa tích cực nữa của nó. Bởi ai cũng biết, hình ảnh con Trâu và con Ngựa đều rất đẹp trong văn hóa Việt Nam. Chúng ta thường dành một thứ tình cảm đặc biệt cho 2 loài vật này.
Đối với con Trâu, nó gắn liền với hình ảnh thân thuộc trong đời sống nông nghiệp của những người dân nghèo khổ. Thời kỳ máy móc chưa phát triển, kỹ thuật canh nông còn lạc hậu, chính “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, là người bạn lớn nhất của nhà nông.
Con Trâu cũng thể hiện sự hiện lành, người ta bảo gì nó cũng làm theo nấy. Bởi vì “Trâu ơi ta bảo Trâu này, Trâu ra ngoài ruộng Trâu cày với ta”. Con Trâu cũng là hiện thân tuổi thơ của biết bao thế hệ trẻ em nông thôn tại Việt Nam, và chúng ta không thể dễ dàng để phủ nhận điều đó.
● Xem thêm: Hữu xạ tự nhiên hương là gì? Nghĩa của từ Hữu xạ tự nhiên hương.
Bàn về hình ảnh con Ngựa, chúng ta lại nghĩ. Ngựa là loài vật thông minh không ngoan, đáng được yêu quý. Ngựa có hình dáng đẹp và mạnh mẽ, sự kiêu hãnh và tự do, sự trung thành và mang những cá tính riêng, đôi khi là bất phục. Ngựa là con vật giúp ích cho con người trong việc chuyên chở hàng hóa.
Từ xa xưa, chính con Ngựa là phương tiện hỗ trợ con người đi lại thuận tiện nhất. Không chỉ ở Trung Hoa, mà ở Việt Nam chúng ta đếm không xuể các câu thành ngữ tục ngữ ca dao tích cực về loài vật này.
- Mã đáo thành công: Cờ phất hiệu chiến thắng, Ngựa quay về báo tin thành công. Ngày nay, câu “Mã đáo thành công” còn là một trong những câu chúc ngày lễ Tết hay nhất. Chúc mọi người làm việc sớm thành công, thuận lợi trong kinh doanh buôn bán và kể cả trong việc học hành thi cử. Tức là cần phải nhanh nhẹn, tốc độ như những chú chiến mã đang “phi nước đại” kia.
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ: Câu nói thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc gặp hoạn nạn khó khăn. Cần phải biết yêu thương gắn bó lẫn nhau về tình nghĩa như anh em trong một gia đình, hay cả một tập thể.
- Thẳng như ruột Ngựa: Nói về những người có tính tình thẳng thắn, có tính chất mộc mạc, nghĩ sao nói vậy, không lắt léo, không giấu giếm giữ kín tâm tư riêng bất cứ điều gì.
Đó chính là những khía cạnh tích cực, là những hình ảnh tốt đẹp mà chúng ta cần phải nhắc khéo về con Trâu, con Ngựa.
Ở khía cạnh tiêu cực, đúng là hình ảnh Trâu/Ngựa vẫn gắn liền với một số điều không mấy tốt đẹp. Trong chúng ta, chắc hẳn ai ai cũng đã từng nghe câu “Ngưu đầu mã diện”, hay còn gọi là “Đầu Trâu mặt Ngựa” (bọn đầu Trâu mặt Ngựa).
Câu nói này muốn nói bóng nói gió về những kẻ xấu xa trong xã hội, hành xử theo kiểu côn đồ, a dua, kiểu súc vật. Đối với một bộ phận không nhỏ, người ta quan điểm rằng Trâu/Ngựa chỉ là những loài động vật thân phận thấp hèn. Bởi vậy, thành ngữ “Ngưu tầm ngưu Mã tầm mã” mang ý nghĩa tiêu cực, xuất phát từ chính quan điểm này.
Có câu nói: “Trâu buộc ghét trâu ăn” là ý muốn nói về thói xấu, kẻ này ganh ghét đố kỵ kẻ khác về sự thành công của họ.
Ngựa quen đường cũ: Tức là Ngựa bất kham, với hàm nghĩa xấu. Ở đây nói về sự trở lại của một thói quen xấu của một người, mà họ không sẵn sàng từ bỏ nó. Thành ngữ “Ngựa quen đường cũ”, chúng ta có thể liên hệ tới những cô gái mại dâm, đã bỏ nghề một thời gian. Nhưng rồi sau đó vẫn cố quay trở lại công việc đó của mình.
Trước vành móng Ngựa: Biểu tượng của tòa án, biểu tượng khi đối diện với pháp luật, với tội lỗi do mình gây ra. Trong phiên tòa, người phạm tội (còn gọi là Bị cáo) phải đứng thẳng vào vành móng ngựa. Để nghe đối chất, nghe xét xử và chủ tọa phiên tòa đưa ra bản án phạm tội mà họ đã gây ra.
Nói tóm lại, câu thành ngữ “Ngưu tầm ngưu Mã tầm mã” đều thể hiện 2 mặt tốt và xấu, tích cực và tiêu cực. Trong khi đại đa số người dân Việt Nam lại chỉ hiểu về mặt tiêu cực của nó, điều này cực kỳ sai lầm.
Xem thêm : Chứng nhận xuất xưởng là gì? Tại sao cần giấy chứng nhận xuất xưởng?
Nhắc đến chuyện này, tôi lại liên tưởng tới câu chuyện của MC Lại Văn Sâm (chương trình Ai là triệu phú được phát sóng trên kênh truyền hình VTV3 năm 2012). Trong chương trình đó, MC Lại Văn Sâm có hỏi về một cặp chơi (một nam, một nữ) về sở thích, cá tính của cả 2 người.
Sau khi nghe phần phát biểu về sự “ăn ý” của họ. MC Lại Văn Sâm liền trả lời rằng: “Các bạn quả là Ngưu tầm Ngưu Mã tầm mã”. Nếu nằm trong hoàn cảnh đó, vị MC này có thể trả lời như vậy cũng không sao. Vì ai cũng biết rằng, MC Lại Văn Sâm đang nói về những điều tích cực của 2 người chơi.
Ấy vậy mà mấy ngày sau, hàng loạt trang báo tại Việt Nam đều cho rằng MC Lại Văn Sâm phát ngôn thiếu suy nghĩ, đang nói xấu về 2 người chơi.
Với một người làm báo, MC gạo cội như Lại Văn Sâm, người ta cũng đã có một vốn kiến thức cuộc sống uyên thâm cả rồi, đừng có mà “múa rìu qua mắt thợ”. Phải chăng, ở Việt Nam mỗi người lại có những quan điểm khác nhau về câu thành ngữ này. Nhưng điều cốt lõi là họ chỉ đi theo hướng tiêu cực mà thôi.
Có phải lúc nào Ngưu tầm ngưu, Mã cũng tầm mã?
Không! chắc chắn là không rồi. Câu nói này chỉ nêu lên quan điểm cho tính chất “đa số” trong xã hội hiện nay, nó chỉ mượn lời hiển ý mà thôi. Nhìn chung thường là như vậy, nhưng không phải tất cả đều đúng.
Bởi lẽ, “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sống trong nơi nhơ bẩn, nhưng sen trong đầm bùn vẫn mọc tốt sống tốt. Ấy vậy mà hoa sen thường rất đẹp và lại còn tỏa ngát hương thơm nữa chứ.
Trong Kim Dung truyện, trích tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ (笑傲江湖). Kim Dung đã khắc họa lên nhân vật anh hùng Lệnh Hồ Xung đầy dũng khí, đầy mưu trí. Có tấm lòng lương thiện, nhưng lại rất thích kết giao với bọn tà môn ngoại đạo. Những kẻ hèn kém hoặc một số kẻ bất lương nhất trong giang hồ.
● Xem thêm: Hữu dũng vô mưu là gì? Nghĩa của từ Hữu dũng vô mưu.
Phim điện ảnh Tiếu Ngạo Giang Hồ 2001, do Lý Á Bằng thể hiện, khắc họa lên Lệnh Hồ Xung rõ nhất điều này.
Lệnh Hồ Xung là một kẻ thích uống rượu, thích đánh bạc, cuộc sống rất phóng khoáng, không theo bất kỳ một quy tắc kỹ luật nào. Lệnh Hồ Xung kết giao được rất nhiều bằng hữu trên giang hồ. Đó là Khúc Dương, Hướng Vấn Thiên, Nhậm Ngã Hành… đều là người của Ma giáo.
Rồi đến Điền Bá Quang, kẻ hái hoa dâm tặc, chuyên giết người cướp của, không có việc gì mà hắn không dám làm. Nhưng cuối cùng Lệnh Hồ Xung và gã Điền Bá Quang này cũng đã kết giao huynh đệ. Hễ cứ gặp nhau là bàn luận kiếm võ, uống rượu ngày đêm.
Nhân vật cuối cùng phải kể đến là Nhậm Doanh Doanh, Thánh Cô của Nhật Nguyệt thần giáo. Ma đầu giết người không ghê tay. Ấy vậy mà từ khi gặp Lệnh Hồ Xung, nàng đã dành cho hắn một tình cảm đặc biệt. Chính Lệnh Hồ Xung đã cảm hóa Nhậm Doanh Doanh.
Để cho nàng biết rằng, trong cuộc sống này không chỉ có đao kiếm và chém giết. Mà còn đó là những thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Dần dần, Nhậm Doanh Doanh cũng đã bớt đi sự tàn bạo, gác đao kiếm, quy ấn giang hồ. Để rồi 2 người ngày ngày tấu khúc “Tiêu Cầm Khúc Tiếu Ngạo”. Trở thành biểu tượng tình yêu đẹp nhất trong phim võ hiệp/kiếm hiệp Kim Dung.
Bởi thế, người mang đi ánh sáng có thể chiếu rọi khắp nơi trong bóng tối. Trong cuộc sống, để đánh giá một người cần phải xem xét mọi thứ, chứ không thể nhìn vào vẻ bề ngoài được. Trên tảng băng nhỏ đang nổi là cả một khối băng chìm khổng lồ, mà không một ai có thể biết trước.
Bàn tay năm ngón, có ngón dài ngón ngắn. Nhưng khi ta nắm bàn tay lại, thì các ngón tay đó đều bằng nhau. Ở đây chính là sự kết nối, chan hòa tình yêu thương, mà không còn vướng bận tới những điều cỏn con khác, thì cuộc đời này thật đẹp biết bao.
Lời kết
Câu tục ngữ này đúc kết được kinh nghiệm trong cuộc sống, nhằm dạy dỗ chúng ta cách ăn ở lành tránh dữ, tránh xa môi trường độc hại & tiêu cực. Biết chọn bạn mà chơi, cần phải thận trọng trước khi kết bạn. Cần phải biết cách để tìm được người bạn tốt nhất trong đời, bởi vì “Chơi với chó, chó sẽ liếm mặt”.
Nhìn chung, bạn cần phải gần gũi những bạn bè tích cực. Tránh xa đi những bạn bè tiêu cực, đừng coi thường Peer pressure, bởi vì dễ “rước họa vào thân”. Nếu bạn là một ánh sáng thánh thiện, hãy luôn lan tỏa và cho những người xung quanh bạn được thừa hưởng ân huệ đó, từ chính ánh sáng tích cực của chính mình.
Hy vọng rằng, trong cuộc sống mỗi người chúng ta sẽ luôn tìm kiếm được những mối quan hệ cùng tần số, tìm kiếm được những đôi đũa có sự cân đối để cùng cân xứng hơn trên mâm cỗ cuộc đời.
Ngưu tầm ngưu Mã tầm mã là gì? Nghĩa của từ Ngưu tầm ngưu Mã tầm mã. Chúc cho chúng ta sẽ luôn tìm kiếm được những người bạn tuyệt vời nhất, phù hợp nhất với tính cách của mình. Chúc bạn thành công!
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp