Phí AMS là gì ? Container xuất khẩu đi đâu thì có AMS ?

0

13 May Phí AMS là gì ? Container xuất khẩu đi đâu thì có AMS ?

Phí AMS là gì ? Mức thu bao nhiêu ?

Bài viết liên quan: Túi khí chèn hàng container

Mức thu của phí AMS là từ 25-35 USD/BL, tùy hãng tàu và không bội nhân theo số container.

AMS được viết tắt từ Automated Manifest System. Phí này được áp dụng cho tất cả hàng hóa nhập khẩu và chuyển tải tại Mỹ. Chính xác thì AMS là tên loại thủ tục mà hải quan Mỹ yêu cầu được khai báo. Còn phí AMS là do hãng tàu đặt ra và thu booking party – forwarder hoặc shipper (do hãng tàu là bên thực hiện thủ tục khai báo cho lô hàng).

Có trường hợp hàng đi Trung Quốc – Nhật Bản vẫn bị đề thu AMS trong hóa đơn. Vì sao ?

Lý do: tên gọi đúng đối với hàng Trung Quốc là AFS, đối với Nhật Bản là AFR nhưng do bản chất AFS-AFR và AMS giống nhau nên thường được gọi chung là AMS cho dễ nhớ.

Ai là người khai AMS cho container

Hãng tàu sẽ khai báo AMS cho Master Bill

Các fowarder/booking agent sẽ khai báo AMS cho House Bill

Bản chất và quy tắc của phí AMS

AMS được đề ra năm 2003, sau sự kiện khủng bố 11 tháng 9 tại Mỹ. Tất cả container, hàng hóa vào Mỹ sẽ được báo trước và nhận biết sơ lược trước khi cập cảng nhằm đảm bảo an ninh.

Thủ tục AMS tuân theo quy tắc “24 tiếng”, giống như thủ tục ENS của hàng đi Châu Âu.

Tức là: Bạn đóng phí AMS cho hãng tàu/agent, hãng tàu/agent có trách nhiệm khai báo AMS cho lô hàng của bạn trên hệ thống thông tin của hải quan Mỹ với thời hạn là: Không được trễ hơn “24 tiếng trước giờ tàu mẹ khởi hành”

Tất cả hàng hóa bị nghi ngờ liên quan đến khủng bố, người gửi và người nhận thuộc danh sách đen sẽ bị yêu cầu “Không được load” trong vòng 24 giờ kể từ sau khi thủ tục AMS được khai báo qua hệ thống hải quan. Tỉ lệ nhận phản hồi “Không được load” thực tế dưới 1%.

Đồng thời, nếu AMS bị khai báo trễ hoặc quên khai báo (lỗi hãng tàu hoặc booking agent), hải quan Mỹ sẽ tiến hành phạt tiền trên mỗi lô hàng. Số tiền phạt mà hải quan Mỹ yêu cầu bên sai phạm phải trả là 5000 USD/lô hàng.

Việc phạt này có thể được hải quan Mỹ thông báo sau vài tháng hoặc cả 1 năm từ ngày hàng onboard. Mức tiền phạt sẽ cộng dồn tất cả lô hàng đã khai trễ trong thời gian đó.

Tức là bạn có thể không nhận ra bạn đã mắc lỗi AMS dù hàng đã giao xong xuôi, đến khi hải quan Mỹ gửi thông báo phạt thì mới vỡ lỡ ra. Không đóng đủ tiền phạt, bạn không thể xuất khẩu các lô hàng sau vào Mỹ.

tui khi chen hang container ENS la gi

Đối với hàng hóa đi Mỹ, quãng đường vận chuyển rất dài, 20-45 ngày tùy cảng đến, chính vì vậy, việc đảm bảo cho hàng hóa được an toàn, tránh đổ vỡ (do sóng biền, do bốc dỡ hàng, do dằn xóc giao door cho người mua – đặc biệt là khi lãnh thổ Mỹ cực kỳ rộng lớn, khoảng cách từ cảng và vào nội địa khá xa) là cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy, việc sử dụng túi khí chèn hàng để cố định thùng carton, pallet trong container là 100% cần thiết.

Giá thành của túi khí chèn hàng container chỉ khoảng vài trăm nghìn để chèn an toàn một container hàng 40 feet. Đối với Mỹ, họ ưa chuộng sử dụng cả loại túi khí chèn hàng có lớp ngoài bằng giấy kraft và polywoven.

Chúng tôi cung cấp cả 2 loại túi này với giá sỉ lẻ và dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm:

Bạn có thể tham khảo và liên hệ ngay: 25giay.vn/tui-khi-chen-hang/

Cám ơn bạn đã đọc bài viết: Phí AMS là gì ?

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.