QA Manager là gì? Công việc vị trí QA Manager là gì?
Nếu bạn yêu thích việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và kỳ vọng của khách hàng, đồng thời quan tâm đến việc cải thiện chất lượng sản phẩm để nâng cao hiệu suất kinh doanh, thì công việc QA Manager là dành cho bạn.
Nội Dung
QA Manager là gì?
QA Manager là người chịu trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời duy trì các tiêu chuẩn chất lượng. Những người này thường được biết đến là các chuyên gia quản lý chất lượng.
Bạn đang xem: QA Manager là gì? Công việc vị trí QA Manager là gì?
Các QA Manager luôn phấn đấu không ngừng để đem đến những kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Tất cả những việc họ làm đều nhằm đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ và quy trình quản lý chất lượng của công ty đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.
QA Manager thường có khả năng phân tích tốt và có nhiều ý tưởng sáng tạo. Họ luôn tìm ra các cách thức mới để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cũng như thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn nữa. Đồng thời, họ thiết lập nên các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn của công ty được tuân thủ. Họ cũng truyền tải các mục tiêu nhằm định hướng công việc cho đội ngũ nhân viên, tổ chức các buổi đào tạo, hướng dẫn công việc và hỗ trợ nhân viên khắc phục sự cố. Các QA Manager thường là những người giao tiếp xuất sắc, năng động và nhiệt tình trong công việc.
Công việc của QA Manager gồm những gì?
Công việc của một QA Manager là thiết lập các quy định về chất lượng, cải tiến quy trình quản lý chất lượng sản phẩm và điều hành hoạt động của bộ phận quản lý chất lượng, cụ thể như sau :
1. Xây dựng chiến lược và tài liệu về tiêu chuẩn chất lượng
QA Manager sẽ cùng Ban giám đốc công ty xác định mục tiêu chất lượng hàng năm, từ đó tiến hành xây dựng chiến lược quản lý chất lượng phù hợp với mục tiêu chiến lược chung của doanh nghiệp.
Để việc quản lý chất lượng diễn ra thuận lợi và đồng bộ, QA Manager cần xây dựng bộ tài liệu về tiêu chuẩn chất lượng, với các yêu cầu cụ thể về thông số kỹ thuật, công năng của sản phẩm và chuẩn hóa các quy trình làm việc giữa các phòng ban và các đối tác. >>> Xem thêm: Những kỹ năng cần có của một Operation Manager
2. Quản lý quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm
Thực hiện các biện pháp phù hợp để quản lý quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo các sản phẩm đáp ứng các thông số kỹ thuật về chất lượng và công năng.
Trực tiếp chỉ đạo, điều phối các quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, tham gia thử nghiệm sản phẩm và giám sát nghiêm ngặt các quy trình, thủ tục quản lý chất lượng, nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả quy trình sản xuất.
Xem thêm : GitLab là gì? Cách cài đặt GitLab trên Window và Linux
Vận dụng các biện pháp thích hợp để quản lý chất lượng và đảm bảo rằng các nhà quản lý và các nhân viên khác hiểu rõ mục tiêu kinh doanh của công ty, đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả nhất để có thể theo kịp các đối thủ cạnh tranh.
Kịp thời phát hiện các lỗi và các vấn đề khác; tiến hành phân tích, xác định nguyên nhân bị lỗi, nhất là những lỗi lặp lại nhiều lần; nhanh chóng tìm ra giải pháp xử lý lỗi hiệu quả.
3. Truyền đạt, hướng dẫn các tiêu chuẩn và quy trình chất lượng cho các cá nhân, bộ phận có liên quan
Truyền đạt các tiêu chuẩn, thông số chất lượng và hướng dẫn quy trình quản lý chất lượng cho các nhân viên QA, nhóm phát triển sản phẩm và các cá nhân, bộ phận khác. Làm việc với nhân viên mua hàng để thiết lập các yêu cầu chất lượng đối với các nhà cung cấp bên ngoài. Đồng thời xác định các thủ tục liên quan đến quy trình chất lượng với nhân viên sản xuất.
4. Theo dõi phản hồi của khách hàng để kịp thời đáp ứng các yêu cầu của họ
Mục tiêu sau cùng của việc quản lý chất lượng sản phẩm chính là khiến khách hàng hài lòng. Để làm được như vậy QA Manager cần thường xuyên theo dõi phản hồi của khách hàng, khảo sát nhu cầu, mong muốn của họ. Từ đó phân tích, đánh giá và phát triển chiến lược phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của họ.
5. Cải thiện quá trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp
Thường xuyên phân tích các dữ liệu về chất lượng và đề xuất biện pháp phù hợp dựa trên dữ liệu thu thập được. Từ đó tìm ra các lĩnh vực tăng trưởng và hình thành các chiến lược để tăng năng suất.
Thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng, cũng như sức khỏe và an toàn, xem xét các cách để giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất. Xây dựng, thực hiện và cải tiến các tiêu chuẩn chất lượng của công ty, đảm bảo rằng quá trình sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia. Đồng thời còn phải xem xét các quy trình xem có phù hợp với xu hướng hiện tại hay không.
Thu thập các dữ liệu, tạo báo cáo và quản lý các tài liệu chất lượng khác nhằm theo dõi tiến độ và giám sát hiệu suất quản lý chất lượng. Đo lường hiệu suất sẽ giúp xác định các điểm còn yếu, từ đó tiến hành cải thiện.
Tiến hành đánh giá các chính sách hiện tại, đưa ra kiến nghị thay đổi, cải tiến phù hợp và đánh giá hiệu quả sau khi thay đổi. >>>> Có thể bạn quan tâm: Thông tin tuyển dụng vị trí QA Manager
6. Điều hành và quản lý hoạt động của bộ phận QA
Đặt ra mục tiêu cụ thể, theo dõi, đánh giá năng lực của các nhân viên trong bộ phận theo từng giai đoạn để có kế hoạch phát triển phù hợp cho từng nhân viên.
Xây dựng các nguyên tắc, quy trình làm việc để làm rõ trách nhiệm của mỗi nhân viên, hạn chế các xung đột và tranh cãi xảy ra trong quá trình làm việc.
Xem thêm : CAD LÀ GÌ?
Giám sát quá trình làm việc hàng ngày và lịch trình hoạt động của bộ phận. Tiến hành đánh giá hiệu suất công việc chính xác và mang tính xây dựng. Có biện pháp xử lý kỷ luật và cho thôi việc đối với nhân viên phù hợp với chính sách của công ty.
Tham gia vào quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Hướng dẫn nhân viên các chính sách, quy định chung của công ty và huấn luyện họ các kiến thức, thủ tục liên quan đến quy trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm dẫn dắt họ phát triển các tiêu chuẩn chất lượng của công ty và giúp họ hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ công việc của mình.
Ngoài ra, QA Manager còn có trách nhiệm xây dựng và quản lý ngân sách vận hành của bộ phận QA.
HRchannels – Great Solution. Great People!
HRchannels – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: [email protected] / [email protected]
Website: 25giay.vn
Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân – Cầu Giấy – Hà Nội
Nguồn ảnh: internet
- QA Manager
- công việc của QA Manager
- cong viec cua QA Manager
- công việc vị trí QA Manager
- cong viec vi tri QA Manager
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp