Tích hợp hệ thống là gì?
Trong thế giới kết nối đa chiều, công nghệ đang dẫn đầu cho mọi nền tảng phát triển khác. “Tích hợp hệ thống” đã trở nên khá quen thuộc trong mọi tổ chức, không phân biệt quy mô. Vậy tích hợp hệ thống là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
- Trải nghiệm người dùng (User Experience): Nó là gì và tại sao tôi nên quan tâm đến nó?
- Vật Liệu Carbide Là Gì, Ta Có Nên Tái Chế Carbide Không ?
- Từ Vựng Tiếp Thị Sữa Là Gì ? Giải Nghĩa Cụm Từ Bộ Công An Cần Vào Cuộc Vụ 'Tiếp Thị Sữa'
- Franchise Là Gì – Phân Loại 4 Hình Thức Kinh Doanh Nhượng Quyền Nhà Hàng Khách Sạn
- What the hell là gì? What the hell thường sử dụng trong trường hợp nào
Nội Dung
Tích hợp hệ thống là gì?
Tích hợp hệ thống tiếng Anh là System Integration – SI. Trong kỹ thuật, nó được hiểu đơn giản là kết nối một chuỗi các hệ thống con với những tính năng khác nhau vào một hệ thống lớn. Những kết nối này đảm bảo các hệ thống con được gắn kết chặt chẽ với nhau như một thể thống nhất. Mỗi hệ thống được vận hành theo mục đích riêng của từng doanh nghiệp. Tích hợp hệ thống là giải pháp đáp ứng mọi yêu cầu phức tạp nhất của doanh nghiệp. Đặc trong trong các vấn đề về công nghệ với yêu cầu tùy biến cao.
Bạn đang xem: Tích hợp hệ thống là gì?
Trong công nghệ thông tin, SI giúp tích hợp các hệ thống con rời rạc, các phần mềm ứng dụng lại với nhau. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật kết nối. Ví dụ như mạng máy tính, tích hợp ứng dụng, quản lý quy trình, lập trình… Tích hợp hệ thống là quy trình giúp gia tăng giá trị và năng lực của hệ thống mẹ nhờ hợp lực tương tác giữa các hệ thống con.
Những lợi ích của việc tích hợp hệ thống
Tích hợp hệ thống giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí. Sở dĩ như vậy là nhờ khả năng tích hợp linh hoạt khi được lựa chọn công nghệ, thiết bị, dịch vụ phù hợp. Hơn nữa, tích hợp hệ thống còn giúp tối ưu hóa nhu cầu sử dụng. Nó giúp doanh nghiệp hoạch định và đầu tư theo từng giai đoạn cụ thể. Tất nhiên điều này còn tùy vào khả năng và mức nhu cầu của họ trong giai đoạn đó. Đồng thời nó ngăn chặn các rủi ro từ những môi trường kinh doanh độc hại. Tích hợp hệ thống còn góp phần làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Xem thêm : Cấu trúc PREFER không còn khó nữa!
Cốt lõi để tích hợp hệ thống thành công nằm ở năng lực của nhà tích hợp hệ thống. Năng lực triển khai của kỹ sư tích hợp là nghệ thuật kết nối hệ thống rời rạc này thành khối sức mạnh hợp nhất. Điều này càng đúng khi các yếu tố phần mềm, phần cứng là như nhau.
Giải pháp kết nối tích hợp hệ thống
Giải pháp xây dựng hạ tầng truyền dẫn IT
Các giải pháp xây dựng hạ tầng IT bao gồm:
- Mạng LAN/WAN cho các doanh nghiệp.
- Giải pháp kết nối cho Trung tâm dữ liệu (Data Center)
Giải pháp cho các doanh nghiệp
Là gói giải pháp cung cấp khả năng kết nối cho các doanh nghiệp từ SME đến lớn. Các giải pháp loại này bao gồm cả phần hệ thống mạng (LAN/WAN), hệ thống tính toán, lưu trữ. Đồng thời chúng còn là các phần mềm hệ thống, các phương án bảo mật theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Giải pháp lưu trữ máy chủ
Thế kỷ XXI được coi là thế kỷ bùng nổ thông tin. Cùng với đó là sự phát triển khái niệm “cloud computing” (điện toán đám mây). Giải pháp này mang lại cho con người nhiều tiện ích hơn nữa. Những lợi ích này thuộc về hệ thống mạng, hệ thống máy chủ và lưu trữ. Khi đó không cần phải phải đầu tư một máy tính đủ mạnh, có dung lượng lưu trữ lớn. Với chiếc máy tính hiện có, chúng ta có thể sử dụng những phần mềm mới nhất, chứa được nhiều dữ liệu hơn. Điện toán đám mây mang lại những tiện ích tuyệt vời. Chúng đến từ những hệ thống máy chủ của nhà cung cấp. Dữ liệu sẽ được chứa tại nhà cung cấp thay vì trên chiếc máy tính của mình. Khi đó, chỉ cần một máy tính có kết nối Internet, bạn hoàn toàn có thể truy xuất dữ liệu của mình mọi lúc mọi nơi.
Xem thêm : Tungsten là gì?
Điện toán đám mây
Giải pháp kết nối cho Data Center (trung tâm dữ liệu)
Ngày nay nhu cầu tập hợp dữ liệu ngày càng cao. Giải pháp này giúp các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trung tâm dữ liệu an toàn. Chúng dễ dàng triển khai, mở rộng, quản lý cũng như tiêu hao năng lượng tối thiểu. Các trung tâm dự liệu theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo an toàn và tối ưu hóa năng lượng và chi phí. Không những vậy, chúng còn giúp khách hàng tập trung hóa cơ sở dữ liệu, quản lý từ xa dễ dàng. Hơn nữa đó còn làm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trung tâm dữ liệu
Theo 25giay.vn
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp