TUYỂN DỤNG IT YÊU CẦU CÓ BẰNG CCNA – VẬY CCNA LÀ GÌ VÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC ĐƯỢC CCNA? –
Hiện nay chứng chỉ CCNA đã trở thành một phần không thể thiếu đối với những ai đam mê và theo đuổi quản trị mạng. Nhưng phần lớn các bạn sinh viên sắp và đã ra trường đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp vẫn còn thắc mắc rằng nhà tuyển dụng IT yêu cầu có bằng CCNA – vậy CCNA là gì và làm thế nào để học được CCNA? Và bài viết này sẽ giúp các bạn có một cái nhìn khách quan nhất về chứng chỉ CCNA để từ đó hoạch định mục tiêu phát triển sự nghiệp cho bản thân.
- [Học CSS] CSS Framework là gì và cách sử dụng
- Tìm hiểu EOS là gì? Thông tin về dự án EOS với kỷ lục gọi vốn ICO 4 tỷ đô
- iPhone CPO là gì? Cách nhận biết? Nên mua iPhone CPO hay iPhone tân trang (refurbished)?
- Chickpeas Là Gì? Những Lợi Ích Của Chickpeas Đối Với Sức Khỏe
- Ethanol là gì? Ứng dụng và tác hại của Ethanol
Chúng ta bắt đầu định nghĩa cơ bản nhất – CCNA là gì?
CCNA là chữ viết tắt của Cisco Certified Network Associate, là chứng chỉ quốc tế do hãng sản xuất thiết bị mạng hàng đầu thế giới Cisco Systems cấp. Theo một nghiên cứu của tạp chí Certification Magazine thì CCNA được coi là chứng chỉ tốt nhất trong danh sách 10 chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới. Người có chứng chỉ này được hiểu là đã có kiến thức cơ bản và toàn diện về các công nghệ mạng cũng như kỹ năng thực hành. Theo thống kê trong 2018, hiện Cisco chiếm 60% – 70% thị trường thiết bị mạng trên toàn thế giới, các thiết bị và giải pháp của hãng đáp ứng nhu cầu của mọi loại hình doanh nghiệp; điều đó cho thấy không ai hiểu mạng như Cisco.
Xem thêm : Đa tình là gì? Dấu hiệu nhận biết những người đa tình?
Hơn nữa việc nghiên cứu và học công nghệ mạng của Cisco có nghĩa bạn đã nắm được công nghệ mạng tiên tiến nhất hiện nay. Những kỹ sư, chuyên viên mạng được nhận chứng chỉ CCNA được công nhận trên toàn thế giới, họ có một nền tảng kiến thức về mạng (networking) bao gồm mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và Internet.
Vậy học CCNA sẽ cung cấp cho ta những kiến thức gì?
Khi tham gia học CCNA học viên sẽ được bổ sung các kiến thức về Network fundamental (network basics,OSI ,TCP/IP, IP, subnet, cabling …), SWITCHING (Ethernet LAN, Switch, VLAN, Trunking, STP, Etherchannel, HA layer 2…), ROUTING (Router, Static Routing, Rip, OSPF, EIGRP, HA layer 3…), IP SERVICES (ACL, ARP, DHCP, TELNET, SSH, ICMP, TRACEROUTE, CDP,…), WAN (Leased line (HDLC, PPP), PPPoE, Frame – relay, VPN,…), IPV6 và nhiều kiến thức khác
Sau khi hoàn thành xong chứng chỉ CCNA, chúng ta sẽ làm được gì? Làm việc ở đâu sẽ phù hợp khi trang bị kiến thức CCNA?
Hãy cứ yên tâm vì khi đó chúng ta đã có đủ khả năng thiết kế, thi công những hệ thống mạng bao gồm từ thi công các hệ thống vật lý, cáp mạng, đến cấu hình các thiết bị, thiết lập kết nối cho layer 2, định tuyến layer 3, thực thi các chính sách hạn chế truy cập tài nguyên mạng, thiết lập Internet và triển khai một số dịch vụ cơ bản trên hạ tầng mạng…Tóm lại là một giải pháp kết nối toàn diện. Song song bên cạnh đó, chúng ta còn thiết lập, cấu hình, quản trị, giám sát các hệ thống mạng có các thiết bị định tuyến (router) và chuyển mạch (switch) cho mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN). Khả năng quản trị và giải quyết các sự cố mạng thường gặp, nâng cao hiệu quả và bảo mật cho các hệ thống mạng máy tính từ đó cũng được hình thành. Tiếp tục nắm vững cơ sở và nền tảng lý thuyết của hệ thống mạng sẽ giúp bạn tiếp tục theo học các khóa học cao hơn, chuyên nghiệp hơn như CCNP và đỉnh cao như CCIE.
Xem thêm : Perspective là gì? Làm gì khi bạn và sếp bất đồng quan điểm?
Ngoài ra, lý thuyết và các công nghệ mạng diện rộng tiên tiến hiện tại như dịch vụ chuyển tiếp khung (Frame-relay), ISDN, ADSL cũng như các khái niệm định tuyến, giao thức định tuyến như RIP, EIGRP, OSPF sẽ giúp bạn có thể làm việc trong những hệ thống mạng WAN.
Đến đây các bạn đã có thể hiểu được CCNA sẽ mang đến những kiến thức gì và bạn sẽ bắt đầu nghĩ đến nơi nào sử dụng những người có chứng chỉ CCNA?
Tại Việt Nam thường thì các nhân viên thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng sử dụng sản phẩm của Cisco hoặc cả không phải của Cisco đều yêu cầu phải có tối thiểu CCNA. Đối với những dự án lớn có thể phải yêu cầu CCNP (cấp cao hơn CCNA) hoặc thậm chí đến CCIE (là cấp cao nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP): VNPT, FPT, Viettel,.., các ngân hàng, trường Đại học – Cao đẳng, các bộ, tổng cục, công ty liên doanh,… đa số đều sử dụng các thiết bị của Cisco.
Có khá nhiều ý kiến cho rằng kinh nghiệm mới là yếu tố cốt lõi. Nhưng với nghành quản trị mạng thì điều đó có đúng? Bằng cấp CCNA có thực sự quan trọng với các nhà tuyển dụng không?
Đối với ứng viên khi đi ứng tuyển, có chứng chỉ quốc tế sẽ là 1 lợi thế và mặc nhiên họ sẽ cảm thấy tự tin hơn và ăn đứt các đối thủ 3 phần, nhưng cũng đừng vì đó mà sinh ra tính ỷ lại, một Giảng Viên của VnPro – người gạo cội của ngành Network từng chia sẽ: “Nếu tôi là người tuyển dụng, giữa 2 ứng viên, 1 người có chứng chỉ quốc tế, 1 người có chứng nhận của VnPro thì tôi sẽ nhìn người có chứng nhận ở VnPro trước. Không phải do tôi thiên vị khi làm việc tại VnPro, mà là khi ở đó, tôi dạy và nhìn các học viên cặm cụi làm các bài thực hành, tự thân chỉnh sửa, khắc phục sự cố của bài thực hành mình đang làm, từ đó họ sẽ nhìn ra điểm sai, điểm cần lưu ý và tự nhiên họ sẽ có được kinh nghiệm và vốn kiến thức của riêng bản thân mình. Còn đối với người có chứng chỉ quốc tế, họ có thể tìm bộ đề từ 1 nguồn trôi nổi ở internet, học thuộc và thi đậu, còn kinh nghiệm làm việc của họ tôi vẫn chưa biết được.” cho nên, ở VnPro không những học viên được học kiến thức tổng quan mà còn có thể có được kinh nghiệm khắc phục sự cố cho riêng bản thân mình từ đó vận dụng vào trong công việc của họ.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp