Snare Drum là gì? Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng trống Snare để đạt âm thanh tốt nhất
Khi được hỏi đâu là bộ phận quan trọng nhất của một bộ trống Jazz (trống Acoustic) thì hầu hết các tay trống hiện nay sẽ trả lời là trống Snare (Snare Drums). Bởi vì bộ phận này rất linh hoạt, từ nốt trầm, nốt trung bình đến nốt cao, trống Snare đều có thể thực hiện được tất cả. Cũng bởi vậy, sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu bạn nhìn thấy những tay trống chỉ mang theo trống Snare khi lưu diễn. Họ có thể dễ dàng kết hợp trống Snare với bất cứ bộ trống nào có sẵn ở địa điểm lưu diễn để tạo ra một bản hòa âm hoàn hảo.
Một tay trống chuyên nghiệp thường sở hữu nhiều loại trống Snare, thậm chí sử dụng chúng cùng một lúc để tạo ra các âm thanh trầm bổng khác nhau. Vì vậy, ngay cả khi ngân sách eo hẹp, các tay trống bắt buộc phải có một chiếc trống Snare trong bộ trống của mình, dù cho đó có là mẫu rẻ tiền đi chăng nữa.
Vậy, làm thế nào để chọn được một chiếc trống Snare phù hợp? Khi có trống rồi, sử dụng nó thế nào để tạo ra hiệu ứng âm thanh hoàn hảo nhất? Câu trả lời bạn sẽ tìm thấy trong bài viết này.
Trống Snare là gì
Trống Snare là loại trống được thiết kế khá đặc biệt, mặt dưới của nó có một dải dây kim loại, ép sát và nằm giữa mặt trống, được gọi là các snare. Khi chơi trống, dải dây này sẽ tạo ra âm cao hay trầm tùy thuộc vào độ căng của dây.
Ban đầu, các mặt trống được làm từ da bê và dây làm từ catgut (một loại dây được điều chế từ chất xơ tự nhiên có trong thành ruột của động vật) nhưng hiện tại, chúng đã được thay thế bằng nhựa và kim loại.
Để tìm hiểu thêm về các loại thân trống, giá đỡ cũng như thiết kế trống khác nhau, các bạn có thể tham khảo bài viết này:
- Hướng dẫn cách chọn một bộ trống tốt
Kích cỡ
Có vô vàn lựa chọn trống Snare với độ nông sâu và đường kính khác nhau nhưng một số mẫu và kích thước phổ biến thì thường xuyên được sử dụng hơn. Tên các loại trống Snare thường được đặt theo công thức: tên công ty sản xuất + kích thước hoặc chiều sâu của chúng.
Phụ thuộc vào độ nông sâu, trống lẫy được chia thành:
- Piccolo (Nông): phạm vi độ sâu từ 3 đến 4,5 feet
- Standard (Tiêu chuẩn): phạm vi độ sâu từ 4 đến 6,5 feet
- Deep (Sâu): phạm vi độ sâu từ 7 đến 10 feet
Xem thêm : WTF là gì? What the fact nghĩa là gì trên Facebook?
Và phân chia theo đường kính, chúng ta có
- Popcorn: đường kính 10 feet
- Soprano: đường kính từ 12 đến 13 feet
- Standard: đường kính 14 feet.
Xét về mặt âm thanh, có lẽ bạn sẽ nghĩ một chiếc trống lẫy sâu sẽ tạo ra âm thanh trầm và một chiếc trống nông sẽ tạo ra âm thanh cao? Điều này không hẳn chính xác. Thực tế, chiều sâu của trống sẽ ảnh hưởng đến độ sắc nét của âm thanh trong khi đường kính thì quyết định cao độ. Và như vậy, trống snare sâu sẽ cho âm thanh “tròn đầy” hơn đặc biệt với các nốt trầm. Chúng thường được sử dụng cho nhạc pop, rock, và các thể loại tương tự. Ngược lại, trống snare nông tạo hiệu ứng âm thanh đanh, sắc hơn, phổ biến trong nhạc jazz, funk. Trống nông cũng phản ứng nhanh hơn do khoảng cách ngắn giữa mặt trống và dây Snare.
Vật liệu làm vỏ trống
Giống như các loại trống khác, trống Snare cũng được tạo ra từ rất nhiều các chất liệu khác nhau, tất cả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến âm thanh được tạo ra. Các vật liệu phổ biến nhất được dùng để làm trống Snare bao gồm:
- Gỗ: chất liệu lý tưởng để tạo ra âm trầm và âm trung. Có rất nhiều loại gỗ có thể được sử dụng nên nó được xem là một trong những vật liệu linh hoạt nhất.
- Kim loại: tạo ra tông sáng nhất trong tất cả các loại vật liệu. Khi đánh dùi trống vào viền sắt, nó tạo âm rất vang và sắc.
- Acrylic: tạo ra âm to và tròn đầy.
Mặc dù hầu hết các tay trống đều sử dụng trống Snare từ gỗ, nhưng trống kim loại cũng khá phổ biến và thường được các nhóm nhạc rock và metal lựa chọn.
So với hai loại trên thì acrylic ít phổ biến hơn rất nhiều, chủ yếu là do nó khá khó sử dụng và ít được sản xuất. Trống acrylic thường được dùng trong nhạc rock và funk.
Dây Snare
Do một vài lý do, dây snare có lẽ phần ít được chú ý nhất của trống lẫy hay thậm chí là của toàn bộ dàn trống. Hầu hết các tay trống đều không quan tâm cũng như không biết nhiều về chúng cho đến khi có sự cố xảy ra, khiến chiếc trống tạo ra các tiếng kêu chói tai thay vì các thanh âm ngọt quen thuộc. Vì vậy, để ngăn chặn những điều không mong muốn có thể xảy ra, bạn cần nắm vững một số điều cơ bản về dây Snare
Đầu tiên, hai yếu tố tiên quyết quyết định chất lượng của âm thanh được tạo ra là số lượng dây và độ dày dây. Số lượng dây có thể là 16, 20, 24 và thậm chí 30. Độ dày dây càng mỏng càng tốt.
Một trong những nhà sản xuất trống lẫy nổi tiếng nhất trên thế giới – Puresound Percussion đã thực hiện một số nghiên cứu về dây lẫy và họ nhận thấy rằng: 16 dây sẽ cho bạn âm thanh một nửa dây, một nửa vỏ trống; 20 dây cho âm thanh của dây nhiều hơn âm thanh của trống; và với 24 dây, âm thanh của dây sẽ tăng thêm nhiều hơn;…
Xem thêm : IFTTT là gì? Hướng dẫn cách sử dụng IFTTT cho người mới bắt đầu
Tóm lại, càng nhiều dây Snare và dây Snare càng mỏng, chúng sẽ càng nhạy. Nếu bạn chơi nhạc jazz và cần một trống Snare đủ nhạy để có thể phản ứng kịp thời với những chuyển động dù là nhỏ nhất, hãy chọn trống Snare với những sợi dây mảnh.
Cách điều chỉnh trống Snare
Một khi bạn đã quyết định được vật liệu, đường kính và độ sâu mong muốn, bước cuối cùng là tìm hiểu cách điều chỉnh trống Snare của bạn.
Thực tế, dù cho bạn có sở hữu chiếc trống tốt, đắt tiền đến thế nào, nếu bạn không biết điều chỉnh nó đúng cách thì nó cũng chả khác gì một sản phẩm rẻ tiền. Đây là một số điều bạn cần biết khi điều chỉnh trống Snare:
Có 3 cấp độ điều chỉnh độ căng: chặt, lỏng và trung bình cũng như có 3 cách điều chỉnh giữa mặt đập và mặt cộng hưởng: mặt trên chặt – mặt dưới lỏng, mặt trên lỏng – mặt dưới chặt và hai đầu với sức căng bằng nhau.
Để tìm hiểu cách bạn điều chỉnh trống sẽ ảnh hưởng như thế nào đến âm thanh, hãy xem điều gì sẽ xảy ra khi bạn đánh vào mặt trống:
Đầu tiên, mặt cộng hưởng được đẩy xuống bởi không khí sẽ lần lượt tác động lên các dây Snare. Nó sau đó quay trở lại vị trí ban đầu, theo sau là các dây cái mà sẽ tạo ra các hiệu ứng âm thanh khi chúng va vào đầu cộng hưởng. Điều này dẫn đến mặt cộng hưởng càng lỏng lẻo, sức cản của không khí càng kém. Điều này làm cho thời gian quay trở về vị trí bạn đầu của nó và dây Snare dài hơn đồng thời làm cho các dây Snare phản ứng chậm hơn và yếu hơn.
Đầu cộng hưởng càng chặt, thời gian để nó quay trở về vị trí ban đầu càng ngắn do sức ép không khí. Dây Snare, cũng tương tự như vậy.
Mặc dù vậy, hãy cẩn thận với việc căng quá mức, bạn có thể phải nhận những âm thanh chẳng dễ chịu chút nào.
Cách chọn mặt trống
Một yếu tố quan trọng khác để tạo ra những hiệu ứng âm thanh bạn muốn là lựa chọn mặt trống phù hợp. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về mặt trống, hãy tham khảo bài viết này:
- Hướng dẫn cơ bản về cách lựa chọn mặt trống
Đây là toàn bộ hướng dẫn cơ bản về trống Snare. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã biết loại trống Snare nào bạn cần và làm thế nào thể tao ra hiệu ứng âm thanh tốt nhất từ nó.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp