Sư tử Hà Đông là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của Sư tử Hà Đông
Sư tử Hà Đông là gì? Nguồn gốc ý nghĩa của câu khẩu ngữ “Sư tử Hà Đông”. Bài viết đưa ra khái niệm, giải thích chi tiết cho bạn đọc hiểu rõ về câu nói quen thuộc, trong đời sống của chúng ta.
Chắc hẳn ở đâu đó, các bạn đã nghe tới câu nói Sư tử Hà Đông là gì rồi đúng không? Nếu không ở trên thế giới mạng Internet, thì cũng sẽ xuất hiện nhiều ở ngoài đời. Và bạn nhận thấy rằng, câu nói này luôn liên quan tới đàn bà phụ nữ, các bà vợ. 4 từ ngữ này thực sự đã được các ông chồng sử dụng để nói về người vợ của mình.
Bạn đang xem: Sư tử Hà Đông là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của Sư tử Hà Đông
Vậy tại sao các đấng phu quân lại gọi vợ mình là Sư tử Hà Đông, từ “Sư tử Hà Đông” xuất phát từ điển tích nào vậy? Nguồn gốc ý nghĩa ra làm sao, sẽ được chúng tôi cập nhập ngay tại đây!
Nội Dung
Sư tử Hà Đông là gì?
►Khái niệm: Sư tử Hà Đông là câu “khẩu ngữ” nhằm ám chỉ về những người đàn bà có tính ghen tuông dữ dội, đanh đá và không hề chịu nhường nhịn ai. Khi nổi “máu tam bành”, họ có thể làm cho các ông chồng kinh hồn bạt vía. Bao khí phách của đấng mày râu cũng tiêu tan thành mây khói, khi gặp phải những bà vợ như thế này.
– Sư tử: Thú dữ lớn, có lông màu vàng hung.
– Hà Đông: Một địa danh thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc (không phải Hà Đông của Việt Nam).
Nguồn gốc của Sư tử Hà Đông
Thoạt nghe về “Sử tử Hà Đông”, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới mảnh đất Hà Đông xưa của Việt Nam. Nhưng đâu có phải vậy, câu nói này chẳng liên quan gì tới tỉnh thành, địa danh ABCXYZ nào của Việt Nam cả.
Hỏi từ các cụ ông cụ bà sống cả cuộc đời trên mảnh đất Hà Đông xưa (Việt Nam). Để ta thấy rằng, mảnh đất Hà Đông đó không có mối liên hệ gì tới cái gọi là “máu tam bành”, của những người đàn bà hay giận hay ghen kia.
● Xem thêm: Thảo mai là gì? Thảo mai gồm những thành phần nào?
Vậy nguồn gốc thực sự của câu nói này là gì, là như thế nào?
Vâng! Đây là cả một giai thoại từ xa xưa, có nguồn gốc rõ ràng về “Sư tử Hà Đông”.
Điển tích xưa kể lại rằng, thời Bắc Tống (北宋) vào năm 960-1127. Tại mảnh đất Vĩnh Gia, Trung Quốc: Có một anh chàng họ Trần tên Tháo, tự là Lý Thường. Tháo rất thích đấu kiếm, một lối đánh thực tại như các anh hùng trên giang hồ.
Xem thêm : "Deputy Head of Department" nghĩa là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ
Bởi vậy mà Tháo đã đi khắp nơi để tìm gặp cho bằng được các chí sĩ giang hồ, những người luyện võ nghệ. Để y có thể học hỏi các chiêu thức võ học của những con người này.
Khi tìm gặp được các chí sĩ giang hồ đó, Tháo đã cùng họ cùng nhau đi ngao du khắp thiên hạ. Tới nơi nào, họ sẵn lòng ra tay làm việc hiệp nghĩa, giúp đỡ những người bị ức hiếp. Và Tháo cũng tự nhận mình là một chí sĩ nghĩa hiệp như những vị chí sĩ hiệp nghĩa kia.
Nhưng lạ thay, khi tuổi càng lớn, tính nết của Tháo càng ngày càng có vẻ thay đổi nhiều hơn. Ông không còn mặn mà với cuộc sống giang hồ như trước kia nữa. Mà thay vào đó, ông lui về sống một cuộc sống ẩn giật, thích văn chương, thích đạo Phật, thích đàm đạo với bạn bè xung quanh. Và rồi, ông cũng đã chính thức lấy vợ (vợ Tháo tên là Liễu Thị).
Mặc dù đã lấy vợ, nhưng thi thoảng Tháo vẫn thường hay liên lạc, để tìm gặp cùng trò chuyện với các bằng hữu chí sĩ cũ. Địa điểm họ lui tới chính là các ca kỹ, vũ nữ, các cô ca nương hát hay mua đẹp. Và đồng thời ôn luận lại võ học, uống rượu và tiệc tùng ngày đêm.
Ngày ngày qua ngày, thấy Tháo thường đi ra ngoài, lui tới những cô ca nương xinh đẹp kia. Vợ Tháo sinh nghi. Bà vốn là người có tính hay ghen tuông, hay nóng giận, rất hung hãn. Việc Tháo qua lại với bạn bè chiến hữu, cùng những người đàn bà đó, khiến Liễu Thị rất ấm ức, tức tưởi.
Bà nghĩ thầm: “Biết đâu, trong những cô vũ nữ cầm ca xinh đẹp kia, sẽ có kẻ có dã tâm muốn chiếm đoạt chồng mình”.
Và nhiều đêm bà mất ăn mất ngủ vì chuyện này, đồng thời cái máu ghen tuông ngày càng nặng, đã lên tới đỉnh điểm. Bởi vậy, trong một lần Tháo và các bạn bè chiến hữu đang uống rượu. Liễu Thị đi tới, bà dùng gậy vụt mạnh vào tường, vào bàn, rồi vào phản. Vào bất cứ nơi đâu khiến bà có thể hả được cơn giận giữ của mình.
Bà tháo quát ầm ĩ, la lối om sòm, bà chửi hết ông nọ bà kia… Khiến những người xung quanh cũng khó mà ngăn cản được. Các chiến hữu giang hồ cũng là những kẻ mạnh mẽ, nhưng cũng cảm thấy ngao ngán với bà. Các cô ca nương thì sợ khiếp vía và người người bỏ chạy tháo mạng.
● Xem thêm:
- Con gái rượu là gì? Tại sao lại gọi là con gái rượu?
- Bình hoa di động là gì? Nghĩa của từ Bình hoa di động.
Trần Tháo biết sự tình như vậy nhưng không dám làm gì. Mà ngược lại, ông bản tính vốn đã là người rất sợ vợ. Bởi vậy, trong tình cảnh này ông chỉ biết đứng im một chỗ. Khuôn mặt ông đỏ bừng, chân tay ông run rẩy, miệng lắp bắp và mồ hôi thì rơi nhễ nhại.
Khi Liễu Thị dùng gậy định đánh vào thân ông, ông chỉ biết phản xạ để chạy ra khỏi người vợ cuồng ghen, đang lên cơn thịnh nộ mà thôi.
Vào một thời gian sau, nghe được tin này, có một vị danh sỹ tên là Tô Đông Pha. Danh sĩ Tô Đông Pha cũng chính là một người bạn xã giao lâu năm với Trần Tháo. Ông đã sáng tác một vài câu thơ, để dành tặng cho Trần Tháo, với nội dung như sau:
Xem thêm : Băng Keo Tiếng Anh Là Gì?
“Hốt văn Hà Đông sư tử hống Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên.”
Ý nghĩa là:
“Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống Gậy tuột khỏi tay tim bàng hoàng.”
Trong thơ của Đỗ Phủ (nhà thơ nổi tiếng thời Đường ở Trung Quốc), cũng có câu nói về người đàn bà Liễu Thị: “Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu”. Cho nên, nguồn gốc xuất xứ của câu nói “Sư tử Hà Đông” chính là đang nói về cái tính đanh đá, ghen tuông của người đàn bà họ Liễu kia.
Còn “sư tử hống” lại chính là cách chơi chữ mạch lạc, biểu thị cho sự uy nghiêm (lời của nhà Phật). Điều mà hằng ngày Trần Tháo vẫn tụng kinh niệm để mong muốn sẽ đạt tới.
Phim Sư tử Hà Đông là gì?
Phim Sư tử Hà Đông (The Lion Roars) là một bộ phim hài của đạo diễn Joe Ma, được sản xuất vào năm 2002 tại Hồng Kông.
Với sự tham gia diễn xuất của một số diễn viên nổi tiếng như: Cổ Thiên Lạc, Trương Bá Chi, Phạm Băng Băng… bộ phim đã thu về hơn 11,9 triệu HKD tại các phòng vé. Phim có độ dài 98 phút, đây là bộ phim cổ trang tâm lý, mang âm hưởng khá hài hước, mà các bạn không nên bỏ qua.
Lời kết
Quả thật là:
“Một khi gặp trận tam bành Anh hùng chiến hữu cũng thành người rơm”.
Rất khó để ngăn cản một người phụ nữ có máu ghen tuông tột độ. Ngăn được hôm nay, chưa chắc ngăn được ngày mai, bởi bản tính của những người đàn bà này là như vậy. Thật sự rất kinh hoàng phải không?
Qua bài viết này, 25giay.vn đã giải thích cho bạn dễ hiểu về ý nghĩa của từ Sư tử Hà Đông là gì? Nguồn gốc xuất xứ của câu nói có vẻ rất đáng sợ “Sư tử Hà Đông”.
Chúc cho các ông bố, ông chồng sẽ may mắn không có nuôi Hà Đông sử tử ở trong nhà. Nếu mà lỡ có nuôi, thì hãy tìm cách đừng để Sử tử Hà Đông gầm thét thêm một lần nào nữa. Vì quá đỗi là mệt mỏi!
Sư tử Hà Đông nghĩa là gì? Tại sao lại gọi là Sư tử Hà Đông. Một lần nữa, xin kính chúc cho mái ấm gia đình bạn luôn được gìn giữ sự hạnh phúc!
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp