Up ROM là gì? Có nên up ROM cho smartphone Android?

0

Dạo một vòng qua các diễn đàn công nghệ dành cho người dùng Android, bạn sẽ thấy thuật ngữ up ROM được nhắc tới khá nhiều mỗi khi ai đó gặp các vấn đề về phần mềm hoặc muốn tìm kiếm trải nghiệm mới. Vậy thực sự ROM và up ROM là gì?

Up ROM là gì? Có nên up ROM cho smartphone Android? 1

Đôi nét về ROM của smartphone

Trên điện thoại thông minh, ROM là không gian được xây dựng để chứa đựng hệ điều hành cho thiết bị. Đây là phần không cho phép người dùng ghi đè lên trong bất cứ trường hợp nào, nhưng lại được lập trình để có thể cập nhật qua hệ thống khi chúng ta nâng cấp phần mềm. Theo một cách hiểu khác, ROM được xem là phiên bản hệ điều hành hiện diện trên chính thiết bị Android đó.

ROM phân làm hai loại gồm ROM gốc (ROM stock) và ROM tùy biến (ROM Cook). ROM stock được đánh giá cao về độ ổn định vì đây chính là hệ điều hành được nhà sản xuất cài đặt sẵn trên máy khi ra khỏi hộp, nhưng lại có điều hạn chế là cài đặt sẵn nhiều ứng dụng mặc định không cần thiết cho trải nghiệm.

Trong khi đó, các bản ROM cook được những nhà phát triển bên thứ ba tùy biến lại từ bản gốc do Google cung cấp nên linh hoạt và dễ tối ưu hơn, cho phép người dùng thực hiện nhiều chức năng khác biệt nhưng lại khá bất ổn.

Up ROM là gì? Có nên up ROM cho smartphone Android? 2

Vậy up ROM là gì?

Về cơ bản, up ROM là hành động thay đổi một hệ điều hành bên trong smartphone/tablet Android của bạn sang một bản Android khác. Bạn có thể liên tưởng dễ hiểu như việc cài một bản Windows khác cholaptop của bạn vậy. Thao tác up ROM thường được thực hiện qua những phần mềm chuyên dụng trên máy tính.

Những lợi ích của việc up ROM cho smartphone Android

Sở dĩ việc up ROM được nhiều người biết đến là bởi nó mang lại một số lợi ích như sau:

  • Có thể trải nghiệm một bản ROM mượt mà và ổn định hơn so với bản ROM mặc định. Cho phép người dùng can thiệp vào hệ thống để xóa đi những ứng dụng do nhà sản xuất cài đặt sẵn, từ đó giải phóng không gian bộ nhớ trong cho các ứng dụng cần thiết hơn.
  • Giúp người dùng sử dụng được những tính năng mới, giúp chiếc smartphone hoạt động mượt mà hơn và kéo dài thời lượng sử dụng pin trong một số trường hợp

Up ROM là gì? Có nên up ROM cho smartphone Android? 3

Một số nguy cơ tiềm ẩn khi up ROM

Tất nhiên việc up ROM có mặt lợi nhưng cũng tồn tại lắm điểm hạn chế. Bạn cần cân nhắc kỹ trước khi up ROM bởi điều này có thể dẫn tới những lỗi phần mềm nghiêm trọng, khiến smartphone dễ bị treo nếu lựa chọn nhầm bản ROM chưa hoàn chỉnh.

Ngoài ra, trong trường hợp tiến trình up ROM gặp vấn đề, chiếc điện thoại trong tay bạn hoàn toàn có thể biến thành thiết bị vô dụng bởi không có một hệ điều hành nào được cài trong đó cả. Nhiều người đã chịu cảnh smartphone hóa thành “cục gạch” vì up ROM.

Up ROM là gì? Có nên up ROM cho smartphone Android? 4

Vậy có nên up ROM cho smartphone Android?

Thực tế, việc up ROM chỉ thực sự phổ biến vào vài năm trước đây, khi dòng smartphoneAndroid xách tay vẫn còn được ưa chuộng và người dùng cần phải up ROM để có thể xóa những ứng dụng mặc định chỉ dành cho thị trường ban đầu của chiếc điện thoại.

Tuy nhiên, khi mà smartphone chính hãng ngày càng có giá thành hợp lý hơn, đa dạng hơn và cho thấy sự ổn định vượt trội về phần mềm thì số lượng số lượng người up ROM cũng giảm đáng kể. Phần mềm là một yếu tố quan trọng trong smartphone, do đó bạn không nên can thiệp nếu bản ROM bạn đang dùng vẫn cho thấy sự ổn định và khả năng hoạt động mượt mà.

Câu hỏi thường gặp

❓ ROM điện thoại là gì?

ROM điện thoại là không gian được xây dựng để chứa đựng hệ điều hành cho thiết bị. Theo một cách hiểu khác, ROM – Bộ nhớ chỉ đọc (Read-only memory) được xem là phiên bản hệ điều hành hiện diện trên chính thiết bị Android đó.

❓ Có bao nhiêu loại ROM điện thoại?

ROM phân làm hai loại gồm ROM gốc (ROM stock) và ROM tùy biến (ROM Cook).

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.