Xuất nhập khẩu tại chỗ và những vấn đề liên quan (Phần I)
1. Định nghĩa xuất nhập khẩu tại chỗ
Bạn đang xem: Xuất nhập khẩu tại chỗ và những vấn đề liên quan (Phần I)
Xuất nhập khẩu tại chỗ là một trong các hình thức của nghiệp vụ xuất nhập khẩu, trong đó hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sản xuất rồi bán cho thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán, được thương nhân nước ngoài thanh toán nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hàng hoá đó được giao tại việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác.
Ví dụ: Thương nhân nước ngoài (công ty A tại Singapore) mua hàng hóa (nguyên vật liệu, sản phẩm gia công…) từ một thương nhân tại Việt Nam (công ty B tại Việt Nam) và đem bán hàng hóa này cho một thương nhân Việt Nam khác (công ty C tại Việt Nam). Như vậy, ta thấy, hợp đồng ký kết giữa các công ty (A ký với B; A ký với C) là các hợp đồng ngoại thương, hàng hóa đã được xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hàng hóa không được vận chuyển ra khỏi biên giới quốc gia mà được vận chuyển, giao hàng ngay tại lãnh thổ Việt Nam.
2. Các bên trong quan hệ xuất nhập khẩu tại chỗ
– Người xuất khẩu tại chỗ (doanh nghiệp xuất khẩu): Là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.
Xem thêm : Security là gì?
– Người nhập khẩu tại chỗ (doanh nghiệp nhập khẩu): là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.
3. Hàng hóa thuộc đối tượng xuất nhập khẩu tại chỗ
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm những đối tượng sau:
– Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công, đáp ứng được 02 điều kiện sau:
+ Thứ nhất, phải tuân thủ quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
+ Thứ hai, phải có hợp đồng mua bán ký giữa thương nhân nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài với thương nhân nhập khẩu.
– Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
Xem thêm : Ý nghĩa EMC, EMS, EMI là gì? Hiểu đúng về từng tiêu chuẩn
– Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu tại chỗ được xem như hàng hóa xuất khẩu là tờ khai hải quan xuất khẩu và tờ khai hải quan nhập khẩu đã được xác nhận thông quan.
Hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ giúp doanh nghiệp thực hiện việc mua bán hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa. Doanh nghiệp lưu ý về những hồ sơ thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 38/2015/TT-BTC.
– Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Tường Vân
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp