8 lưu ý khi điều chỉnh thông số chụp ảnh chân dung

0

Trong nhiếp ảnh, thông số chụp ảnh chân dung là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là đối với những người mới chụp ảnh thì vô cùng hoang mang với các thông số, khẩu độ, iso và vấn đề lấy nét.

thông số chụp ảnh chân dung
thông số chụp ảnh chân dung

Thật không dễ để có thể áp dụng tất cả những điều này trong chụp ảnh chân dung. Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách cài đặt thông số khi chụp ảnh chân dung để giúp bạn tạo nên một bức ảnh ấn tượng. 

Chế độ chụp ảnh chân dung

Thông thường, để chụp ảnh chân dung mọi người thường lựa chọn chế độ chụp ưu tiên tiên khẩu độ (A), chế độ thủ công (M). Ở chế độ A, bạn có thể kiểm soát được khẩu độ và iso. 

Máy ảnh sẽ tính tốc độ phù hợp đảm bảo cho bức ảnh đủ sáng. Chế độ A được xem là phù hợp với bối cảnh chụp nhiều biến động, khi mà bạn không có đủ thời gian để chỉnh cả 3 thông số: iso, khẩu độ, tốc độ. 

chuyển chế độ chụp ảnh chân dung trên máy ảnh
chuyển chế độ chụp ảnh chân dung trên máy ảnh

Nếu như môi trường ánh sáng ổn định, bạn nên lựa chọn sử dụng chế độ M để có thể kiểm soát được cả 3 thông số cùng lúc. Bởi vì chúng giúp ảnh có độ sáng ổn định và đúng với ý đồ của bạn. Nhưng bạn cần chú ý cài đặt thật cẩn thận. Bởi vì chỉ cần một chút thay đổi phơi sáng cũng sẽ làm hỏng bức ảnh của bạn.

Bạn nên chú ý dùng chế độ M trong môi trường ổn định như: phim trường, Studio hoặc chụp ảnh trong những ngày thời tiết tốt. Nếu như môi trường thay đổi quá nhanh thì việc dùng M là không hợp lý, bởi vì khả năng ảnh bị cháy hay ảnh bị tối đen là vô cùng cao.

Khi đã chuyển qua M rồi, bạn cần thực hiện cài đặt ISO, khẩu độ, tốc độ, đặc biệt là lựa chọn chế độ đo sáng phù hợp để thuận lợi cho việc chụp ảnh chân dung.

Chế độ đo sáng khi chụp ảnh chân dung

Đối với ảnh chân dung, chủ thể thường nằm ở vị trí trung tâm khung cảnh. Cho nên, bạn cần phải quan tâm độ sáng của chủ thể, những phần khác có thể thiếu sáng, dư sáng một chút cũng không ảnh hưởng gì tới bức ảnh. Máy ảnh Nikon có 3 chế độ đo sáng, bao gồm: điểm, trung tâm và toàn khung.

chế độ đo sáng khi chụp ảnh chân dung
chế độ đo sáng khi chụp ảnh chân dung

Bạn nên lựa chọn chế độ đo sáng trung tâm để ảnh đảm bảo được đúng sáng nhất. Máy ảnh sẽ ưu tiên đo sáng trung tâm của khung hình. Đối với máy ảnh Nikon, bạn cần giữ phím đo sáng và xoay con lăn phía sau. Khi nào xuất hiện biểu tượng đo sáng trung tâm, bạn có thể buông tay ra. 

Cài đặt thông số khẩu độ, tốc độ, iso để chụp chân dung

Để có được một bức ảnh đủ sáng, yêu cầu người chụp cần phải cài đặt tốc độ, khẩu độ và iso sao cho phù hợp. Vậy trường hợp này thông số nào cần được ưu tiên? 

Với ví dụ là một bức ảnh chân dung bán thân, trước tiên bạn cần xác định khẩu độ muốn sử dụng. Bởi vì khẩu độ ảnh hưởng đến độ nét và khoảng nét (DOF). Nếu như bạn muốn nét mỏng xoá phông mạnh, thì lựa chọn khẩu độ lớn nhất của ống kính mà mình đang sử dụng. 

cài đặt thông số khi chụp ảnh chân dung
cài đặt thông số khi chụp ảnh chân dung

Việc dùng khẩu độ lớn xóa phông mạnh sẽ giúp làm nổi bật chủ thể, đây là điều mà hầu hết mọi người đều quan tâm khi mua những ống kính có khẩu độ lớn. Với ống kính tiêu cự cố định khẩu độ lớn, bạn cần dùng khẩu lớn nhất để chụp chân dung. Ví dụ như ống kính Nikon 50mm f1/8G ở ví dụ này, chúng ta xoay con lăn phía trước thân máy và chọn khẩu độ f/1.8. 

Khẩu độ lớn giúp tạo ra những hiệu ứng bokeh đẹp mắt trên Background. Nếu bạn không quan tâm đến việc xóa phông mà lại muốn ảnh nét hơn, thì hãy khép khẩu lại như f/2.8. Thường thì ống kính chân dung giá rẻ sẽ cho độ nét tối đa, khi khép 1 khẩu trở lên. 

Trường hợp bạn muốn chụp trong phòng và lấy trường ảnh dày hơn, hãy khép tới khẩu f/8 và f/11. Việc chụp ảnh chân dung không chỉ có xoá phông, khi bạn hiểu được mình muốn gì sẽ có khẩu độ hợp lý để đáp ứng nhu cầu.

Như vậy, chúng ta đã thực hiện cài đặt xong phần khẩu độ chụp chân dung. Tiếp đến là vấn đề tốc độ chụp.

Cài đặt tốc độ chụp ảnh chân dung

cài đặt tốc độ chụp ảnh chân dung
cài đặt tốc độ chụp ảnh chân dung

Tốc độ chụp ảnh sẽ phụ thuộc vào tiêu cự, chủ thể và môi trường chụp. Thường thì việc chụp ảnh chân dung trong môi trường ánh sáng tốt và có thể kiểm soát được chủ thể. Bởi vì chúng gần như không có sự di chuyển qua lại như chụp ảnh thể thao. 

Để chụp, bạn cần đặt tốc độ chụp bằng 1/tiêu cự ống kính, có thể đặt cao hơn để nhằm tránh xảy ra tình trạng bị rung làm ảnh mờ nhoè. Nếu như dùng ống kính có chống rung, bạn nên chú ý không nên dùng tốc độ thấp hơn 1/tiêu cự. 

Với trường hợp chủ thể chuyển động nhanh, bạn cần phải tăng tốc độ chụp nhằm bắt kịp chuyển động của chủ thể bằng việc xoay con lăn phía sau. 

Nếu như gắn máy trên Tripod, bạn cần phải tắt chống rung, duy trì tốc độ chụp tối thiểu. Điều này giúp bạn có ảnh đẹp khi chụp chân dung. 

Cài đặt ISO để chụp ảnh chân dung

Máy ảnh đang ở trong chế độ chụp M (Manual) với sự hỗ trợ của máy đo sáng. Cùng với đó là sử dụng đo sáng trung tâm. Hãy dựa vào thước đo sáng, sau đó tăng iso cho tới khi thước đo sáng trở về vạch số 0. Điều này giúp tạo nên một bức ảnh đủ sáng với mức ISO tối ưu nhất. 

cài đặt iso chụp ảnh chân dung
cài đặt iso chụp ảnh chân dung

Khi thực hiện chụp ảnh chân dung với bối cảnh có thể kiểm soát, cùng môi trường chụp ổn định. Bạn cần chú ý không sử dụng chế độ Auto ISO. Bởi vì điều này sẽ làm ảnh sáng tối thất thường. 

Rất khó để có ảnh cùng độ sáng khi sử dụng Auto ISO. Với phương pháp trên bạn còn có thể chọn ra mức ISO thấp nhất phù hợp với tốc độ, khẩu độ đang sử dụng. Đồng thời, hạn chế nhiễu (noise) không cần thiết khi sử dụng ISO quá cao. 

Chế độ lấy nét khi chụp ảnh chân dung

Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát chủ thể trong quá trình chụp chân dung. Bạn hãy chọn chế độ lấy nét tĩnh AF-S, sau đó sử dụng một điểm lấy nét. Nhờ đó mà bạn sẽ có thể dễ dàng lấy nét đúng ở vị trí mình muốn, đặc biệt là ơ đôi mắt của chủ thể. 

độ nét chụp ảnh chân dung
độ nét chụp ảnh chân dung

Khi bạn sử dụng cách lấy nét rồi bố cục lại, nên dùng điểm lấy nét trung tâm để có độ nhạy cao nhất. Chúng tôi khuyên bạn nên ưu tiên cách di chuyển điểm lấy nét đến vị trí cần thiết, bộ cục lấy nét và chụp. 

Điều này giúp có ít thay đổi về khoảng cách trước và sau khi lấy nét, đảm bảo khả năng đạt được ảnh nét tốt cao hơn so với cách trên. Bởi đa số mọi người thường dùng khẩu độ rất lớn. Việc thay đổi chỉ cần một cm trước và sau khi lấy nét sẽ có tác động rất lớn đến kết quả cuối cùng. 

Chọn Picture Style cho ảnh chân dung

Thông thường chế độ Portrait thường được nhiều người chọn khi chụp ảnh chân dung. Bởi vì Portrait ảnh tương phản thấp, giúp nước da mịn màng hơn.

Bạn hoàn toàn có thể thực hiện cài Picture Style khác có tương phản và màu sắc tốt hơn. Điều này sẽ tùy thuộc vào sở thích của mỗi cá nhân.

Bạn cần biết rằng Picture Style chỉ ảnh hưởng đến ảnh JPG, cho nên, bạn có thể thay đổi Picture Style khi chỉnh sửa ảnh Raw. 

Picture Style cho ảnh chân dung
Picture Style cho ảnh chân dung

Thông số cân bằng trắng (White Balance) để chụp ảnh chân dung

WB kết hợp với Picture Style sẽ gây ra tác động vô cùng lớn đến màu sắc của ảnh. Bạn có thể sử dụng WB theo nhiệt độ màu cố định, kết hợp với màn hình Live View để xem trước kết quả. Khi có WB giúp cho ra màu sắc trung thực với hoàn cảnh chụp. 

Bạn có thể cài đặt WB Shift sang A1M1 hay ở những vị trí xa hơn. Hãy quan sát sự thay đổi màu sắc trên màn hình LiveView. Điều này đảm bảo cho bạn có thể có được màu sắc phù hợp với phong cách của riêng mình.

Như vậy, pus.edu.vn vừa chia sẻ cách cài đặt thông số chụp ảnh chân dung. Hy vọng qua đây bạn sẽ có thể xác định được điều mà mình muốn làm khi đặt trong hoàn cảnh cụ thể.

Xem thêm Cách chụp ảnh sáng đẹp – rõ nét với đèn Flash

5/5 - (10 votes)

Leave A Reply

Your email address will not be published.