Chụp ảnh dưới nước không khó như tưởng tượng
Việc chụp ảnh dưới nước khá thú vị, là một trong những cách giúp bạn thỏa mãn đồng thời niềm đam mê lặn và đam mê nhiếp ảnh. Cũng giống như chụp ảnh trên cạn, khi chụp ảnh dưới nước bạn cần trau dồi và học hỏi kiến thức. Tuy nhiên, việc chụp ảnh dưới nước có phần khó khăn hơn. Trong bài viết này, Sadesign sẽ giới thiệu cho bạn những mẹo chuẩn bị để có thể chụp được những bức ảnh ưng ý.
Nội Dung
Những dụng cụ cần chuẩn bị
Chụp ảnh dưới nước là kiểu chụp ảnh độc đáo và phổ biến trong những năm gần đây. Để có những bức ảnh đẹp của phía dưới đại dương cần đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình thám hiểm.
Bạn đang xem: Chụp ảnh dưới nước không khó như tưởng tượng
Máy ảnh
Máy ảnh là điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị cho một cuộc thám hiểm chụp ảnh dưới nước. Hãy chắc chắn rằng bạn mang theo một chiếc máy ảnh tốt để có thể ghi lại được những bức ảnh đẹp. Nên lựa chọn những chiếc máy ảnh nhỏ gọn và có các tính năng xử lý hình ảnh mạnh mẽ đặc biệt là trong môi trường thiếu ánh sáng. Có thể tự động lấy nét các chủ thể của hình ảnh dễ dàng và hiệu quả hơn.
Vỏ chống nước cho máy ảnh
Vỏ chống nước chính là đồ bảo hộ tốt nhất cho máy ảnh của bạn. Có thể ngăn cản sự rò rỉ vô tình có thể làm hỏng chiếc máy ảnh, đặc biệt là khi xuống càng sâu đáy biển thì áp lực càng tăng. Cần lựa chọn loại vỏ phù hợp với máy ảnh, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được chiếc máy ảnh trong quá trình lặn cũng như bảo vệ an toàn cho chiếc máy khỏi nước.
Bộ phận tản ánh sánh
Khi chụp ảnh dưới nước, bạn nên sử dụng miếng tản sáng để làm dịu ánh sáng phát ra từ chiếc đèn flash của máy ảnh. Miếng tản sẽ giúp khuếch tán ánh sáng hiệu quả. Giảm độ tương phản và việc bóng đổ. Đồng thời làm giảm backscatter (nơi ánh sáng được phản chiếu từ đèn flash ngược trở lại ống kính, gây ra hiện tượng đốm nhiễu), giúp bức ảnh của bạn rõ nét và không bị nhiễu.
Dây Bungee (dây co dãn)
Xem thêm : Đánh giá Nikon AF-S 35mm f/1.8 G – Rẻ mà ngon
Sử dụng dây Bungee buộc vỏ chống nước vào tay hoặc áo phao. Khi lặn sâu xuống đáy bạn không cần quá lo lắng chiếc máy ảnh sẽ trôi mất. Đây là cách bảo vệ máy ảnh hiệu quả khỏi dòng xoáy của nước.
Những lưu ý khi chụp ảnh dưới nước
Để có những bức ảnh dưới nước đẹp, bạn cần chú ý đến cài đặt chế độ của máy ảnh. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý những kỹ năng và thao tác linh hoạt khi chụp ảnh dưới nước.
Chế độ máy ảnh
Bạn cần biết chính xác chế độ cài đặt hiện tại của chiếc máy ảnh mà mình đang sở hữu. Sau đó điều chỉnh máy ảnh về chế độ chụp ảnh thủ công, điều chỉnh lại chế độ cân bằng trắng, IOS, khẩu độ và tốc độ màn trập phù hợp với việc chụp ảnh dưới nước. Nếu bạn chưa quen với việc chụp ảnh dưới nước, hãy bắt đầu học từ điều cơ bản nhất. Nếu bạn có ý định chụp chuyển động nhanh của các sinh vật biển, thì hãy sử dụng tốc độ màn trập nhanh và IOS cao. Điều này sẽ giúp đóng băng các chuyển động của vật thể. Nếu bạn có ý định chụp các chủ thể lớn và có chuyển động chậm thì hãy điều chỉnh tốc độ màn trập chậm lại và có IOS thấp hơn.
Điều chỉnh quá trình lặn và nổi
Khi lặn, cơ thể bạn sẽ nặng hơn đặc biệt là khi mang theo những đồ vật như máy ảnh và các phụ kiện đi kèm. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn có thể kiểm soát được quá trình lặn và nổi của mình. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc nổi của bạn trong nước bao gồm: phao nổi, trang phục, đồ lặn, độ sâu và việc bạn kiểm soát hơi thở.
Các phong cách chụp ảnh dưới nước
Thông thường, ở dưới nước có 2 kiểu chụp đó là: chụp cận cảnh và chụp với góc rộng. Dựa vào chủ đích trong việc lựa chọn chủ thể mà có thể điều chỉnh các chế độ của máy ảnh cho phù hợp. Bên cạnh đó cũng nên lựa chọn ống kính phù hợp với góc rộng và góc hẹp mà bạn muốn chụp.
Bố cục và nền
Cần xem xét bố cục và nền phù hợp khi chụp ảnh dưới nước. Hãy bắt đầu với các bức ảnh đơn giản vừa với khung hình, đảm bảo chủ thể ở trong góc chụp của bạn. Chọn nền chụp ảnh kỹ càng, bạn có thể lựa chọn nền là một đàn cá, một thợ lặn hoặc một rạn san hô đa màu sắc.
Xem thêm : Cách sử dụng layer trong Photoshop
Bạn cũng có thể áp dụng quy tắc 1/3 vào việc phân bổ bố cục chụp ảnh dưới nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử những bố cục khác. Những đường chéo cũng sẽ tạo nên nét tương mới cho bức ảnh. Ví dụ khi chụp thủy sinh, đặt tầm mắt ngang với chủ thể có thể chụp được những bức hình đẹp và thu hút.
Màu sắc
Yếu điểm lớn nhất khi chụp ảnh dưới nước đó là việc khó khăn trong quá trình xử lý màu sắc. Nếu bạn chụp dạng JPEG, hãy thiết lập độ cân bằng trắng chính xác trên máy. Nếu bạn chụp ảnh dạng file Raw, sẽ tiện lợi hơn bởi khâu xử lý hậu kỳ sẽ do bạn tự chỉnh sửa ảnh. Ở dưới nước, khoảng cách sẽ làm sai lệch nhiều về màu. Do đó, hãy tiến sát tới chủ thể kết hợp cùng nguồn ánh sáng mang theo tạo nên nét sống động đặc trưng cho bức ảnh.
Khi dưới nước, bạn nên hạn chế sử dụng đèn flash, bởi đèn nháy của máy ảnh không có đủ độ sáng khi chụp ảnh. Với đèn chiếu sáng trực diện không phải là một lựa chọn tốt, vì nó có thể gây ra tán xạ ngược và làm nhiễu hình ảnh. Bạn có thể đầu tư một chiếc đèn Strobe để tạo ra một nguồn sáng phục vụ quá trình chụp ảnh. Nếu bạn chưa có điều kiện mua loại đèn này thì bạn có thể sử dụng đèn pin cầm tay thay thế.
Khoảng cách
Để chụp được những bức ảnh đẹp, thì cần nhớ giữ khoảng cách vừa đủ giữa bạn và chủ thể. Không nên chạm và tác động mạnh đến các sinh vật biển. Bởi điều này có thể làm mất cân bằng hệ sinh thái dưới nước.
Trên đây Sadesign đã chia sẻ những mẹo chuẩn bị trước khi chụp ảnh dưới nước. Hy vọng, với những kiến thức này bạn sẽ chụp được những đẹp dưới nước mà không ảnh hưởng đến cuộc sống của các sinh vật biển. Chúc bạn thành công!
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hướng Dẫn