Chụp các sản phẩm phản chiếu trên nền trắng từ cơ bản (2)
- Chụp ngay bộ ảnh dưới mua vô cùng lạ và độc với các bí quyết chụp ảnh này
- Cách chụp ảnh tập thể đông người nét đều, thông số chụp ảnh tập thể
- Ngọc Tuyền – Mẫu chụp ảnh cô dâu cưới, mẫu ảnh theo concept
- 5 tuyệt chiêu chụp ảnh với smartphone giúp ảnh long lanh như bức tranh
- Có ngay những bức ảnh đẹp trên Smart Phone chỉ với những cách này
#huongdanchupanh, #thu5hangtuan
Nội Dung
Chụp sản phẩm chất liệu mờ và ít phản chiếu.
Hé lu các bưởi, hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu thực hành chụp sản phẩm với chất liệu mờ và ít phản chiếu trên nền trắng. Đây là một trong những bước đầu tiên để các bưởi điểu khiển và hiểu thêm về góc phản chiếu, ánh sáng và chất liệu.
Bạn đang xem: Chụp các sản phẩm phản chiếu trên nền trắng từ cơ bản (2)
Một số lưu ý
– Mặc dù sản phẩm có chất liệu mờ nhưng vẫn có thể in dấu vân tay, vì thế khăn lau và găng là cần thiết.
– Chụp sản phẩm mờ thì phần ánh sáng khá dễ để điều khiển, rất ít khi bị spotlight, nhưng các bưởi phải chú ý không bị cháy sáng phần trung tâm của điểm sáng.
– Với sản phẩm dạng này, việc quan trọng nhất là thể hiện được bề mặt chất liệu. Ví dụ chảo nhôm có chất liệu khác chảo đá.
– Đã chụp trên nền trắng thì nền phải trắng, không ám màu, không biến thành màu xám. Tuy nhiên thường thì tui sẽ cắt sản phẩm ra khỏi nền và làm lại bóng đổ để tiện sử dụng nhiều mục đích.
Góc chụp
Thông thường một guide-line sản phẩm sử dụng trên website thương mại hay catalogue sẽ có 3-5 góc chụp. 2-4 góc chụp ở phần tổng quát và 1 góc chụp cận cảnh các chi tiết cần chú ý hoặc chất liệu sản phẩm.
Ở đây tui sẽ sử dụng 2 góc chụp, một góc 45 độ tiêu chuẩn, 1 góc 30 độ vì sp này khá là đơn giản.
Ánh sáng
Sơ đồ ánh sáng với sản phẩm phản chiếu mờ khá đơn giản, chỉ cần sử dụng 2 solfbox. Có nhiều cách bố trí để tạo thành bóng đổ khác nhau, tùy vào ý thích của các bưởi.
Tui hay dùng sơ đồ này, đèn trái đánh chéo 45 độ (line 1) đèn bên phải đánh lẹm vào nền trắng đằng sau (line 2) để tạo ra một nguồn sáng phản chiếu nữa. Hai đèn đều được đặt cao hơn sản phẩm để bóng đổ không quá dài.
Nếu muốn bóng đổ nhạt hơn, chúng ta có thể kết hợp với một tấm hắt sáng phía trước. Tận dụng bóng đổ để làm ảnh có vẻ 3D hơn cũng là một kỹ thuật quan trọng trong chụp sản phẩm.
Tuy nhiên như các bưởi thấy ở phần đánh dấu, bóng phản chiếu lên phần kim loại nhìn thấy ghê.
Để giải quyết vấn đề này tui dùng 1 tấm chắn sáng lớn.
Vấn đề đã được giải quyết, trông sáng bóng đẹp đẽ hơn nhiều.
Xem thêm : Hướng dẫn lắp ống kính trên Canon 70D
Thêm 1 góc 45 độ nữa cho ảnh có vẻ vuông hơn, thích hợp cho ảnh dùng trên web thương mại.
Các bưởi có thể tham khảo thêm 1 số ảnh tui dùng diagram này.
Hậu kỳ
Phần chuẩn bị chụp các bưởi cố gắng chụp thật chuẩn để hậu kỳ chỉ phải xóa vết bẩn đơn giản. Nói chung là cố gắng chụp xong ăn liền được luôn không cần phải bùa photoshop quá nhiều.
Quan trọng nhất là kiểm soát histogram của ảnh để đám bảo phần chất liệu bề mặt không bị cháy sáng. Như các bưởi thấy phần viền inox và phần càn kim loại vẫn thấy rõ, dù lý thuyết thì nó bắt sáng mạnh hơn nền trắng.
Các bưởi có thể tham khảo phần xóa vết bẩn bằng healing brush ở đây để hậu kỳ ảnh.
Ở bài viết tuần sau tui sẽ hướng dẫn các bưởi chụp thủy tinh và đồ trong suốt nhe.
Chụt chụt.
#wpdevar_comment_3 span,#wpdevar_comment_3 iframe{width:100% !important}
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh