5 tip chụp ảnh thức ăn mang màu sắc “tối tăm”
#phototalk #thu3hangtuan
Bài dịch từ: https://digital-photography-school.com/five-essentials-dark-food-photography/
Bạn đang xem: 5 tip chụp ảnh thức ăn mang màu sắc “tối tăm”
Trong vài năm qua, một số xu hướng khác nhau đã phát triển trong thế giới ảnh thức ăn. Chủ yếu chúng được phân loại theo cách sử dụng ánh sáng của photographer và cách xắp xếp của food stylist. Một trong những xu hướng đó là bao những hình ảnh có phần tối tăm, mang lại cảm giác hơi mộc mạc và buồn buồn. Những bức ảnh sử dụng phong cách này gợi nhớ đến sự tương tác giữa ánh sáng và bóng tối trong tranh vẽ của các họa sĩ cổ điển như Vermeer và Rembrandt.
Phong cách này được gọi là “chiaroscuro”, một thuật ngữ mượn từ nghệ thuật hội họa.
Nó có nghĩa là “ánh sáng tối” và tập trung vào sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng trong một hình ảnh. Kỹ thuật này hướng ánh mắt người xem đến một khu vực cụ thể trong khung hình và tạo ra một tâm trạng kịch tính hơn bình thường. (Ở VN, các bưởi có thể sẽ quen thuộc hơn với thuật ngữ low-key – ND)
Tuy nhiên, phong cách này không phải phù hợp với mọi hình ảnh. Cách sử dụng quá nhiều bóng tối và tương phản có thể không phù hợp với chủ đề của bạn, chẳng hạn như một món ăn hướng đến đối tượng trẻ. Nhiếp ảnh thực phẩm không chỉ đơn thuần là chụp ảnh mà còn phải chú ý đến mục đích mà hình ảnh đó hướng đến. Ánh sáng, đạo cụ, thông số cài đặt máy ảnh của bạn đều hoạt động cùng nhau để phục vụ cho câu chuyện bạn đang cố gắng truyền tải.
Ví dụ, trong hình ảnh trên, tôi tưởng tượng có ai đó ngồi trong một ngôi nhà ở nông thôn để ăn một món cay nồng vào một ngày mùa đông. Tôi hình dung trong đầu mình rằng ánh sáng đã tràn ra từ một cửa sổ vào khung cảnh trên bàn ăn. Đây là một cách “kể chuyện” bằng hình ảnh mà tôi thường sử dụng trong công việc của tôi, và chiaroscuro là một phong cách hoàn hảo để thể hiện nó cho người xem.
Nội Dung
Đạo cụ trang trí và nền
Ý tưởng chủ đạo của phong cách này là giữ cho nền trong bóng tối và thu hút sự chú ý của người xem vào chủ đề chính. Vì vậy, lựa chọn các đạo cụ trang trí (prop), bề mặt và màu sắc nền là rất quan trọng. Dĩa trắng, đạo cụ sáng màu hay những vật quá chói sẽ phân tán sự chú ý của người xem và không thể mang lại cảm giác trầm buồn cho bức ảnh.
Khi tìm đạo cụ, hãy cố gắng tìm đồ dùng cũ hoặc có chút rỉ sét, những món này sẽ không phản xạ ánh sáng nhiều như những cái mới. Các loại chén dĩa phủ men mờ hoặc nhám cũng sẽ ít phản chiếu hơn, và tốt nhất là mua cái có tông màu đậm hơn, trung tính hơn. Phản xạ có thể rất khó quản lý và gây ra nhiều vấn đề khi bạn chụp thức ăn.
Một số nơi tốt để tìm kiếm các mặt hàng này là flea market hoặc những cửa hàng chuyên bán đồ trang trí cho quán cafe. Nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng mấy tờ báo cũ khi chụp, tạo ra một bề mặt hoặc phông nền tuyệt đẹp, phản chiếu ánh sáng một cách nhẹ nhàng mà không chói lóa.
Gỗ cũng là một vật liệu tuyệt vời được ưa chuộng, cả trong nền và như đạo cụ. Dễ dàng làm việc và mang lại cảm giác cũ kỹ hàng tỷ năm. Các thể loại cửa tủ, cửa sổ, mặt bàn cổ luôn là những nhà vô địch. Tất nhiên không nên dùng gỗ có tông màu quá nóng như đỏ hay cam hay xanh lá mạ, trừ khi đó là mục đích của bưởi. Màu nâu đậm sâu luôn luôn là lựa chọn tuyệt vời.
Styling
Phong cách này thưởng được sử dụng ở ảnh editorial hơn là ảnh advertising. Nhiếp ảnh quảng cáo có nghĩa là phần nhìn hoàn hảo, với tính cách điệu hư cấu cao. Bất cứ ai đã từng nhìn thấy một hình quảng cáo hamburger và so sánh nó với một chiếc hamburger thực sự sẽ hiểu điều này.
Tuy nhiên, ảnh editorial, hay được thấy trong sách nấu ăn và tạp chí ẩm thực, có phong cách thô mộc và gần gũi hơn. Thức ăn thường không quá mức hoàn hảo, với những mảnh vụn rải rác hoặc những vết bẩn và vết rạn nứt, như thể nó đã được chuẩn bị để ăn thực sự với rất nhiều chăm chút hơn.
Tất nhiên tôi không có ý bảo các bạn chẳng chuẩn bị gì và ném một đống thức ăn ra bàn rồi chụp. Giữ một ranh giới trong việc chăm chút mà vẫn tự nhiên là một việc thực sự khó, cần rất nhiều thời gian và kỹ năng của food stylist.
Trong hình súp canh cà rốt ở trên, tôi xoắn một đường kem lên bề mặt và đưa phần gỏi ra khỏi trung tâm để tạo điểm nhấn. Tôi thêm vào khung hình một tị tì ti tiêu và lá thyme, đồng thời rắc một ít trên bề mặt súp cho sự tương phản về màu sắc và gây chú ý hơn.
Thực tế, một món ăn để ăn sẽ không bao giờ giống như thế này, cũng như một cái bàn ăn cũng sẽ không có tiêu rải rác trên đó. Nhưng với mục đích nhiếp ảnh thực phẩm, những thành phần bổ sung đó mang lại cảm giác “thật”, kể câu chuyện của chính nó và nâng cao chủ đề chính, trong trường hợp này là món súp.
Hãy suy nghĩ về các thành phần được sử dụng trong công thức món ăn bạn đang chụp. Hãy tự hỏi mình làm thế nào bạn có thể kết hợp một vài thứ vào hình ảnh của bạn theo cách có ý nghĩa và bổ sung cho món ăn anh hùng của bạn.
Chăm chút về ánh sáng
Khi chụp với phong cách này, điều bắt buộc là phải sử dụng được ánh sáng để mang lại sự chú ý đến chủ đề chính. Bạn sẽ phải xác định nơi nào cần lộ ra ánh sáng và nơi nào cần chìm trong bóng tối. Thông thường tôi thường dùng ánh sáng side và back khi chụp.
Và tốt nhất là nên sử dụng ánh sáng phản xạ thay vì đánh sáng trực tiếp vào món ăn. Trong trường hợp dung ánh sáng tự nhiên, nên đặt góc chụp hơi lùi xa khỏi cửa sổ.
Xem thêm : Hướng dẫn xuất Preset trong Adobe Lightroom
Sử dụng các tấm chắn màu đen để tăng thêm bóng tối. Chẳn hạn như trong những hình ảnh ở trên, tôi muốn món nấm bắt một ít ánh sáng nhưng tôi muốn cái đĩa của mình chìm trong bóng tối. Tôi đã sử dụng ánh sáng bên cạnh và một tấm chắn màu đen ở phía trước, nó giúp tôi tạo sự tương phản và hút đi phần ánh sáng thừa trên đĩa. Những tấm chắn đen có kích cỡ khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau, và dĩ nhiên bạn cần thực hành để nắm được công dụng của nó.
Độ chênh sáng
Thông thường, với phong cách “chiaroscuro”, ảnh sẽ hơi tối hơn thực tế một chút. Bạn có thể lựa chọn ánh sáng tương phản mạnh hoặc yếu. Nhưng cho dù bạn chọn cách nào, các chủ đề chính sẽ phải nằm trong phần sáng nhất của khung hình, vì điều này thu hút mắt người xem. Đồng thời bạn phải đảm bảo rằng các highlight không bị cháy sáng và phần bóng tối không trở thành một cục đen thùi lùi.
Cách tốt nhất là nên chụp với chân máy. Việc chụp với tốc độ chậm luôn luôn mang lại kết quả tốt hơn tăng iso. Với một cái chân máy, kết hợp với remote hoặc chế độ hẹn giờ chụp, bản có thể chụp bất kỳ thứ gì ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu xìu.
Hậu kỳ
Bất kỳ một hình ảnh chuyên nghiệp nào cũng cần được chụp ở RAW và sử dụng hậu kỳ sau đó.
Sử dụng thanh trượt độ sáng (level – ND) trong Lightroom hoặc Camera RAW để tăng giảm từng phần sáng tối. Chỉnh lại phần highlight nếu nó quá sáng hoặc giảm shadow nếu nó quá tối. Trong ảnh thức ăn, màu ấm (vàng, nâu, đỏ) sẽ làm cho hình ảnh trở nên gần gũi và ấm áp hơn còn màu lạnh (xanh, trắng, xám) sẽ làm nó có vẻ xa cách và ảm đạm hơn. Cân bằng giữa 2 tông ấm và lạnh là việc các bạn cần chú ý khi hậu kỳ.
Và theo kinh nghiệm cá nhân tôi, thêm vào một chút vignette (làm tối 4 góc hình – ND) luôn mang lại hiệu quả cho ảnh phong cách chiaroscuro.
Các bưởi có thể tham khảo về sơ đồ ánh sáng của food ở category này trên banhmiphoto.
Chụt chụt
#wpdevar_comment_1 span,#wpdevar_comment_1 iframe{width:100% !important}
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh