Đèn flash cóc Nikon D610 – Sử dụng sao cho hiệu quả
- Những công việc kiếm tiền làm thêm cho sinh viên từ nhiếp ảnh, vui mà lại có tiền
- 35 cách tạo dáng chụp ảnh gia đình 4 người đẹp nhất
- Anh Nguyễn “Trọc” | Người khơi dậy dựng ý tưởng chụp ảnh đẹp độc lạ cho giới trẻ
- Bật mí mẹo chụp ảnh chân dung đẹp dành cho người mới chơi máy ảnh
- 12 mẹo chụp hình bằng smartphone giúp bạn chụp ảnh siêu đẹp
Đèn flash cóc Nikon D610 ngoài bù sáng, còn hoạt động như một trigger. Bạn có thể điều khiển các đèn SB-600 tới SB-910 hay Godox TT685. Và tận hưởng cách tính năng không dây cao cấp như TTL, HSS hay bù trừ EV từ xa. Tương đương với những bộ trigger mắc tiền đang bán trên thị trường. Chúng ta cùng tìm hiểu cách kết nối flash cóc của D610 với chiếc Nikon SB-600 qua bài viết.
Cài đặt đèn flash cóc trên Nikon D610
Để bắt đầu bạn hãy nhấn phím Menu. Sau đó đi tới Custom Setting Menu/Bracketing-Flash/OK. Tất cả những cài đặt về đèn flash rời và flash cóc sẽ nằm trong đây.
Bạn đang xem: Đèn flash cóc Nikon D610 – Sử dụng sao cho hiệu quả
Chọn tới mục “e3 Flash control for built-in flash” dành riêng cho đèn flash cóc. Tại đây nhấn phím Ok hoặc qua phải để tiếp tục cài đặt.
Mặc định flash cóc luôn ở trạng thái TTL, nếu gắn flash rời thì đèn cóc tự tắt. Chúng ta chọn dòng “Commander mode” và nhấn OK. Lựa chọn này giúp flash cóc trên D610 có tính năng tương tự Nikon SU-800.
Xem thêm : Chụp ảnh gia đình ở đâu đẹp Hải Phòng
Trong cài đặt tiếp theo có 4 thông số các bạn cần để ý. Thông số nhóm (group), mỗi đèn flash cóc điều khiển được hai nhóm A/B. Mình làm mẫu nên chọn group A nhé. Tiếp theo nhấn phím qua bên phải để chọn chế độ cho đèn flash rời.
Sử dụng phím lên xuống, chọn TTL/M/AA. Đèn cóc của D610 và SB-600 có thể TTL không dây rất tốt và mình sẽ chọn TTL. Như vậy chúng ta chọn được hai thông số group A và TTL.
Tiếp tục nhấn qua bên phải, bạn có thể bù trừ sáng cho flash rời. Mục “Comp” giúp bạn bù trừ trong khoảng -+3 EV, mà không cần tiếp xúc với đèn.
Cuối cùng chọn 1 trong 4 kênh (channel) mà đèn flash cóc hỗ trợ. Mình làm ví dụ nên chọn luôn kênh 1 cho nhanh. Để kết nối flash rời và flash cóc chúng ta cần hai thông số kênh và group giống nhau. Mình sẽ tiếp tục trên Nikon SB-600.
Cài đặt không dây flash Nikon SB-600
Trên Nikon SB-600 giữ phím (Mode+On) trong 3 giây. Mục địch để reset Nikon SB-600 về mặc định. Đây là bước dự phòng cho một số bạn chưa hiểu rõ về Nikon SB-600.
Xem thêm : Biến máy ảnh Canon thành Webcam bằng EOS Webcam Utility
Sau khi reset SB-600. Bạn hãy giữ phím Zoom và – trong 3 giây. Đèn flash sẽ chuyển qua chế độ không dây. Trên màn hình xuất hiện biểu tượng tia sét và đang ở trạng thái OFF.
Tiếp tục nhấn phím Mode, biểu tượng tia sét chuyển sang On.
Tiếp theo nhấn phím ON/OFF là xong. Một vài thông số quen thuộc hiện lên màn hình. Chúng ta chỉnh lại mục kênh (channel) và nhóm (group) cho giống với Nikon D610.
Chỉnh lại kênh bằng cách nhấn vào phím Mode. Biểu tượng channel sẽ nhấp nháy, sau đó dùng phím +- để thay đổi kênh. Mình chọn kênh số 1 cho giống với thân máy D610.
Nhấn Mode thêm lần nữa, biểu tượng nhóm (group) sẽ nhấp nháy. Mình chọn nhóm A giống với thân máy. Như vậy chúng ta cài đặt được hai thông số kênh và nhóm. Bây giờ đèn flash cóc và SB-600 có thể kết nối không dây. Nikon SB-600 sẽ chịu mọi lệnh điều khiển từ thân máy. Trong khi chụp không dây, bạn có thể bù trừ sáng ngay trên đèn hoặc trong thân máy đều được. Chế độ Auto Zoom không hoạt động khi chụp không dây, chịu khó zoom tay nhé. Với một chiếc flash cóc bạn sẽ điều khiển nhiều flash rời, theo hai nhóm A và B. Tính ổn định và tương thích tốt hơn hẳn các loại trigger hàng for. Hy vọng bài viết hữu ích và giúp bạn tiết kiệm tiền mua trigger. Cảm ơn.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh