Tam giác ánh sáng trong nhiếp ảnh kỹ thuật số
Photography Basic
Tam giác ánh sáng.
Bạn đang xem: Tam giác ánh sáng trong nhiếp ảnh kỹ thuật số
Một trong những kiến thức cơ bản nhất và quan trọng nhất của nhiếp ảnh. Các bưởi băn khoăn vì sao ảnh của mình cứ hơi nhòe dù đã dùng máy ảnh rất xịn, hậu cảnh sao không có vẻ mờ mờ ảo ảo như người ta chụp, tự nhiên trong ảnh có mấy cái hột gì to như hột é vậy, vân vân và mây mây… Hiểu được ba góc của tam giác ánh sáng, các bưởi có thể giải thích được tất cả.
Không được thì… thôi.
Tui đùa tý, nói chung đã chơi ảnh thì cố gắng nắm vững ba yếu tố về ánh sáng này: Iso, Khẩu độ, Tốc độ.
1. Iso
Iso là thông số thể hiện khả năng nhận ánh sáng của sensor máy ảnh. Iso càng cao thì lượng ánh sáng được hấp thụ càng nhiều. Từ thông tục gọi là độ nhạy sáng. Theo quy chuẩn quốc tế một nấc Iso, hay còn gọi là 1 stop, biểu thị lượng ánh sáng vào sensor gấp đôi. Ví dụ 100>200>400>…>25600>… Tuy nhiên cái gì cũng có điểm yếu, Iso càng cao thì ảnh càng kém chất lượng, càng nhiễu hạt, tức là mấy cái hạt bụi to to xuất hiện trong ảnh (Noise). Tên bọn Tây ngố nó gọi thế đừng dịch ra tiếng Việt là ảnh bị ồn nghe nó bồn chồn lắm nha.
Mức Iso cao nhất không có điểm dừng, máy càng hiện đại thì khả năng nâng Iso lên càng cao và khả năng xử lý noise của Iso cao càng tốt. Sensor càng bự thì khả năng xử lý Iso tốt hơn sensor nhỏ. Đó là lý do vì sao máy ảnh có sensor càng lớn thì càng mắc: Medium Format > Fullframe > Cropframe.
Hiện nay 1 số máy ảnh đời mới có khả năng nâng mức ISO lên đến cả triệu hoặc hơn, tuy nhiên chất lượng ảnh chỉ tốt nhất ở mức ISO xác định nào đó, gọi là ISO hiệu dụng. Chẳng hạn như bưởi đọc ở đâu đó cái máy nào đó quảng cáo có khả năng chụp ở ISO 1 triệu, tuy nhiên sau khi sử dụng thì các bưởi phát hiện ảnh thật ra chỉ còn tốt khi chụp dưới ISO 500 ngàn.
Xem thêm : 10 cách selfie đẹp thần thánh bằng Smart phone
Các bưởi sẽ thắc mắc cần nhận ánh sáng nhiều vào sensor làm gì, okê câu trả lời nằm ở yếu tố thứ 2, tốc độ.
2. Tốc độ
Ánh sáng mà sensor thu được càng nhiều thì tốc độ màn trập càng nhanh. Tốc độ càng nhanh thì càng dễ bắt dính chuyển động hơn. Chẳng hạn như khi chụp ở tốc độ 1/25 và 1/200 thì nó sẽ khác nhau thế này. Như bạn thấy ở tốc độ 1/200 chuyển động dễ dàng bị bắt nét hơn nhiều còn ở tốc độ chậm hơn thì ảnh sẽ bị nhòe.
Đây là lý do những người chụp ảnh thể thao đỉnh cao luôn sử dụng những máy ảnh có khả năng nâng ISO hiệu dụng lên cao nhất, để có thể chụp ở tốc độ cao nhất.
Để hiểu hơn về mối tương quan của tốc độ và Iso thì các bưởi xem ví dụ này. Mỗi một ống kính có mức tốc độ an toàn tùy thuộc vào tiêu cự. Vd: ống 50 thì tốc độ an toàn là 1/50s, nếu ống 100 thì tốc độ an toàn là 1/100s.
Ví dụ tui chụp bức ảnh bên dưới với ống 100 macro và Iso là 100 trên máy fullframe, lúc đó máy ảnh sẽ phải tự động giảm tốc độ xuống để thu nhận đủ ánh sáng (1/6s – khả năng rung tay rất cao). Nếu bưởi vẫn muốn chụp với tốc độ này, bưởi sẽ cần 1 chân máy xịn cực kỳ.
Chúng ta tăng Iso lên 1600, thì lúc đó tốc độ sẽ tăng lên tới 1/100 – tốc độ an toàn. Kinh nghiệm cho thấy tốc độ an toàn được hiểu nôm na là gần bằng với tiêu cự ống kính quy đổi hệ 35mm. Tức là nếu các bưởi chụp trên máy crop thì tốc độ an toàn giờ đây phải là ~1/150, 1/160
Tất nhiên có 1 số thể loại nhiếp ảnh cần tốc độ cực chậm, chẳng hạn phơi sáng, tuy nhiên nó không thuộc vào phạm vi của bài này.
Xem thêm : Những lỗi cơ bản bạn thường mắc phải khi chụp ảnh phong cảnh
3. Khẩu độ
Khẩu độ là độ mở của ống kính. Các bưởi có thể tham khảo bài viết cơ bản nhiếp ảnh để biết nó là gì.
Nói một cách nôm na là khẩu độ mở càng lớn thì ánh sáng thu vào càng nhiều. Ánh sáng vào càng nhiều thì các bưởi càng dễ chụp với Iso thấp và tốc độ cao, và dễ đạt chất lượng ảnh tốt hơn khi phải chụp Iso thấp và tốc độ chậm.
Ngoài ra khẩu độ còn liên quan trực tiếp đến độ mờ của background khi chụp ảnh. Tức là khẩu độ càng lớn thì xóa phông càng tốt. Các bưởi hãy tham khảo sự khác nhau về background ở 2 khẩu độ 5.6 và 1.8.
Ngoài ra khi chụp ở khẩu độ lớn, chẳng hạn 1.4 hoặc 1.8, sự mượt mà trong chuyển màu và tương phản ảnh sẽ nhẹ nhàng hơn khẩu độ nhỏ.
Ống kính có khả năng mở khẩu độ càng lớn thì càng đắt tiền. Vd ống kính 50mm mở khẩu 1.2 đắt gấp 4 lần ống kính 50mm/1.4.
4. Tóm tắt
3 yếu tố Iso / Tốc độ / Khẩu độ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ảnh, độ nét ảnh và khả năng xóa phông khi chụp. Kiến thức về 3 yếu tố này là kiến thức cơ bản mà bất cứ ai có hứng thú với nhiếp ảnh đều phải nằm lòng. Và nếu khống chế được ba yếu tố này thành thạo, coi như bạn đã thực hiện được 70% một bức ảnh tốt rồi.
#wpdevar_comment_1 span,#wpdevar_comment_1 iframe{width:100% !important}
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh