Chủ nghĩa Phơrớt: nguồn gốc và luận điểm cơ bản

0

Trình bày nguồn gốc và những luận điểm cơ bản của chủ nghĩ Phơrớt?

Chủ nghĩa Phơrớt cũng là một trường phái của trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý do nhà bệnh học tinh thần, nhà tâm lý học người Áo, Phơrớt sáng lập. Học thuyết và phương pháp của ông có ý nghĩa thế giới quan và nhân sinh quan triết học, ảnh hưởng lớn với các trường phái của chủ nghĩa nhân bản triết học phương Tây hiện đại.

Chủ nghĩa Phơrớt xuất hiện vào đầu thế kỷ XX là học thuyết phân tích tâm lý, đặc biệt chú trọng giải thích đời sống nội tâm của con người, giải thích các bệnh tinh thần của con người. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Phơrớt là lý luận về cái vô thức, lý luận về nhân cách, thuyết tính dục, v.v… có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống phân tích tâm lý và bệnh tinh thần của con người.

Lý luận về cái vô thức, một bộ phận quan trọng trong hệ thống phân tích tâm lý đầu tiên của Phơrớt. Oâng chia quá trình tâm lý người gồm ba bậc: ý thức, tiền thức, vô thức. Trong đó, ý thức là tâm lý nhận biết, còn vô thức là hiện tượng tâm lý nằm ngoài phạm vi của lý trí, do bản năng, thói quen và dục vọng của con người gây ra. Hoạt động tâm lý này tiến hành theo nguyên tắc khóai cảm, tức là tình cảm dục vọng chi phối, không bị hạn chế về thời gian và quy tắc lôgíc của lý trí. Tiền thức là yếu tố trung gian, ở giữa ý thức và vô thức, hoạt động theo nguyên tắc tính hiện thực. Bởi vì trong vô thức ẩn dấu những xung đột bản năng, phải thông qua sự lựa chọn của tiền thức mới trở thành ý thức. Theo ông, ý thức không phải là thực chất của hoạt động tâm lý mà chỉ là thuộc tính không ổn định của hoạt động tâm lý, mà vô thức mới là căn cứ của hành vi con người. Oâng cho rằng những hành vi vô thức thường ngày đều có nguyên nhân của những ước vọng bị dồn nén.

Lý luận về nhân cách, Phơrớt đưa ra ba khái niệm “cái ấy”, “cái tôi” “cái siêu tôi”. Theo ông, “cái ấy” chính là sự thể hiện của libido (tính dục), bản năng đầu tiên có từ lúc con người sinh ra, nó là nguồn năng lượng tâm lý đòi hỏi bộc lộ ra và đòi hỏi được thoả mãn một cách mãnh liệt, nó là kết cấu phi lý tính, chỉ tuân theo nguyên tắc khóai cảm. “Cái tôi” là hệ thống ý thức, là cái đứng giữa “cái ấy” và thế giới bên ngoài, hoạt động theo nhu cầu thế giới bên ngoài, điều tiết sự xung đột giữa “cái ấy” và thế giới bên ngoài. “Cái siêu tôi” là đại diện của xã hội, của lý tưởng và của uy thế bên ngoài của tâm lý con người. Nó được tạo thành bởi những chuẩn mực xã hội, những quy tắc luân lý và những giới luật tôn giáo. Phơrớt cho rằng, trạng thái tâm lý bình thường của con người là sự cân bằng ba yếu tố đó, v.v…

Thuyết tính dục, Theo Phơrớt mọi xung đột bản năng của “cái ấy” thì bản năng tính dục là hạt nhân, là cơ sở của hành vi người. Tính dục có nghĩa rộng là mọi khóai cảm, mà tính dục là xung đội mang tính tuyệt đối, ngay cả khi ý thức, tiền thức áp chế nó vẫn tìm cách bộ lộ ra. Oâng giải thích “khái vọng vô thức lợi dụng sự nới lỏng của ý thức vào ban đêm để ùa vào trong ý thức bằng giấc mơ. Sự đề kháng tình trạng dồn nén của cái tôi cũng không phải là đã bị thủ tiêu trong giấc ngủ”. Do đó, giấc mơ là “một sự thỏa hiệp hình thành giữa yêu cầu của một bản năng bị dồn nén với sự kháng cự lại của một sức mạnh kiểm duyệt trong cái tôi”.

Chủ nghĩa Phơrớt đến nay vẫn là một trào lưu triết học có ảnh hưởng rộng lớn trên thế giới, không những trở thành một trường phái của tâm lý học hiện đại – trường phái tâm lý học nhân bản, mà còn là nguồn gốc nảy sinh nhiều trào lưu triết học phương Tây hiện đại. Phân tâm học của Phơrớt lấy lý luận vô thức và lý luận tính dục làm hạt nhân đã vượt qua phạm vi nghiên cứu tâm lý học truyền thống, bổ sung những kiến thức quan trọng vào những chỗ trống trong tâm lý học, nên nó ảnh hưởng lớn đến tâm lý học, tâm thần học, xã hội học, dân tộc học, nghệ thuật học nửa đầu thế kỷ thứ XX. Là nhà khoa học ông đã tiếp thu truyền thống duy vật của khoa học tự nhiên cổ điển về thuyết tiến hóa, nhưng trong thế giới quan triết học của mình ông đã đem sinh vật hóa những cái thuộc về tâm lý con người, đem tự nhiên hóa những cái thuộc về loài người, đem tâm lý hóa những cái thuộc về xã hội và tuyệt đối hóa cái tâm lý trong đời sống con người.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.